Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng thƣơng

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam (Trang 37 - 41)

2.4.1 Các yếu tố vi mô

2.4.1.1 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)

Tỉ lệ an toàn vốn là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại. Các nền tảng lý thuyết chứng minh rằng vốn tự có càng cao thì sẽ làm giảm rủi ro cho NH vì NH có thể bù đắp các rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó, vốn tự có có nguồn hình thành từ lợi nhuận, lợi nhuận cao cũng có thể làm tăng giá trị vốn điều lệ của ngân hàng, làm tăng tỷ lệ an toàn vốn (Marcus, 1984, tr.2; Keeley, 1990, tr.1). Tuy nhiên, lợi nhuận càng cao cũng có thể ảnh hưởng đến chiến lược hoạch định các nhà quản lý bằng cách giữ lại lợi nhuận để thực hiện các dự án cũng như lợi ích cá nhân riêng (Jensen, 1986). Những yếu tố này dự đoán mối quan hệ nhân quả tích cực với lợi nhuận đến vốn trong dài hạn.

Ngoài ra, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) được quy định bởi ủy ban giám sát Basel trong hoạt động của ngân hàng. Năm 1988, ủy ban này ban hành hệ thống đo lường vốn và rủi ro tín dụng, đặc biệt là yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế pahri nắm giữ mức vốn tối thiểu để có thể xử lý các rủi ro có thể xảy ra. Tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu phải là 8% được đo lường bằng tỷ lệ vốn bắt buộc trên tổng tài sản điều chỉnh theo hệ số rủi ro – CAR. Trong hiệp ước về vốn của Basel (Basel 1) được áp dụng ở các nước thuộc thành viên G10 từ năm 1992, sau đó được nhiều nước tham gia và tuân thủ theo hiệp ước này một cách tự nguyện. Do đó, vốn của các ngân hàng được chia làm 3 loại vốn của chủ sở hữu được gọi là vốn cấp 1, nguồn vốn bổ sung có được độ tin cậy thấp hơn như nguồn vốn từ phát hành trái phiếu chuyển đổi, vốn tăng do đánh giá lại tài sản, các khoản dự phòng tổn thất chung được gọi là vốn cấp 2 và các khoản vay ngắn hạn được gọi là vốn cấp 3. Trong hiệp ước Basel này quy định vốn cấp 1 phải lớn hơn hoặc bằng vốn cấp 2 và vốn cấp 3. Tuy nhiên vốn cấp 3 khoogn được xét khi tính tỷ lệ an toàn vốn.

Năm 2005, Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam đã ban hành Quyết định 457/2005/QÐ-NHNN, áp dụng CAR là 8%, nhưng phương pháp tính toán đã tiếp cận tương đối toàn diện Basel I. Năm 2010, NHNN này ban hành Thông tư số

13/2010/TT-NHNN, thay đổi tỷ lệ CAR bằng cách nâng tỷ lệ CAR đạt tối thiểu lên 9% và phương pháp tính toán đã từng bước tiếp cận Basel II. Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN vào ngày 20/11/2014 (có hiệu lực từ 1/2/2015), đưa ra chuẩn mực mới về quản trị, an toàn hoạt động ngân hàng với các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; giới hạn, hạn chế cấp tín dụng; tỷ lệ khả năng chi trả; tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn; giới hạn góp vốn, mua cổ phần; tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.

2.4.1.2 Chất lượng tài sản

Chất lượng tài sản của NHTM phản ánh tình hình sử dụng danh mục đầu tư, trong đó có hoạt động tín dụng. Vì vậy, chất lượng tài sản của NHTM được đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu... Khi chất lượng tài sản giảm tương ứng với tỷ lệ nợ xấu tăng dẫn đến ngân hàng phải trích lập dự phòng tăng làm tăng chi phí cho ngân hàng và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng. NPLR có mối quan hệ ngược chiều và mang ý nghĩa thống kê với lợi nhuận (KNSL) của ngân hàng (Akter và Roy, 2017, tr.10). Ngoài ra, một số nghiên cứu Cifter (2015) trích trong nghiên cứu của Laryea và cộng sự (2016), Laryea và cộng sự (2016, tr.3) đã chứng minh trong nghiên cứu của họ sự tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ nợ xấu với KNSL của ngân hàng. Một số nghiên cứu cho rằng hệ số dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ là hệ số đại diện cho rủi ro tín. Hệ số này cao thể hiện sự quản lý tín dụng không đầy đủ và chất lượng tín dụng thấp hơn (Halil, 2012). Một sự thay đổi trong rủi ro tín dụng có thể phản ánh sự thay đổi trong của danh mục cho vay, điều này ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng (Sufian, 2009).

Trong đó,

NPLR Nợ ấu

Tổng dƣ nợ cho vay 2 6

2.4.1.3 Quy mô của ngân hàng

Tài sản của NH là đại lượng để đo lường quy mô (SIZE) của ngân hàng. Quy mô tài sản càng lớn thì khả năng NH đạt được KNSL cao hơn do lợi thế về quy mô

(sự đa dạng hơn về số lượng sản phẩm, hình thức cho vay so với NH có quy mô nhỏ, đồng thời còn giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh, và khả năng huy động tiền gửi với chi phí thấp từ khách hàng) quy mô như vậy gọi là quy mô kinh tế. Tuy nhiên khi vượt ra khỏi quy mô kinh tế thì quy mô lúc này sẽ tác động xấu đến KNSL của NH… Ở một góc độ tiếp cận khác tài sản là kết quả của việc sử dụng vốn của NH, là những tài sản được hình thành từ những nguồn vốn của NH trong quá trình hoạt động (Trần Huy Hoàng, 2011). Tóm lại, NH có quy mô tài sản lớn sẽ có cơ hội thuận lợi hơn để gia tăng khả năng sinh lợi từ việc mở rộng kênh phân phối, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng như hiệu quả do đòn bẩy cao hơn từ nguồn vốn tài chính (theo Akhavein, Berger và Humphrey, 1997; Sufian, 2009; Sufian và Kamarudin, 2012). Bên cạnh đó, hoạt động không có hiệu quả trong quản trị nguồn nhân lực sẽ làm cho bộ máy cồng kềnh, quan liêu và phát sinh thêm nhiều chi phí khác liên quan đến quản trị dẫn tới tốn kém nhiều (Andreas, 2011). Tuy nhiên, tác động tích cực của quy mô tài sản chỉ có một giới hạn nhất định.

Trong đó,

SI E Ln Tổng tài sản 2 7

2.4.1.4 Dư nợ cho vay khách hàng

Chỉ tiêu dư nợ cho vay thường được thể hiện qua tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản. Trong đó dư nợ cho vay sẽ được biểu diễn bằng tổng dư nợ cho vay khách hàng và tổng dư nợ cho vay TCTD. Tỷ lệ này xác định dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tài sản NH. Trong một số nghiên cứu thực nghiệm, kết quả theo 2 chiều hướng: gia tăng tỷ lệ này tạo ra rủi ro cho danh mục cho vay dẫn tới giảm KNSL, ngược lại với mức gia tăng hợp lý danh mục cho vay sẽ làm tăng thu lãi làm cho KNSL tăng lên (Angela, 2013). Kết quả của (Sufian, 2009) dư nợ cho vay tác động cùng chiều với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản trung bình (ROAA).

2.4.1.5 Tiền gửi của khách hàng

Tiền gửi của các cá nhân, tổ chức tại NH giúp gia tăng vốn huy động. Vì NH là kênh cung ứng vốn quan trọng hàng đầu của nền kinh tế nên tiền gửi của khách hàng sẽ giúp NH tập trung các khoản tiền nhỏ, nhàn rỗi thành khối lượng lớn sử

dụng đầu tư sinh lời. Các cách đo lường tiền gửi của NHTM như sau: theo nghiên cứu của Aburime (2009) cho rằng NH có hiệu quả hoạt động tốt nhất là NH có thể duy trì một tỷ lệ cao của tài khoản tiền gửi. Một sự gia tăng của tổng tiền gửi trên tổng tài sản mang ý nghĩa gia tăng quỹ sẵn có để sử dụng cho các cách sinh lời khác nhau như đầu tư và hoạt động cho vay. Andreas (2011) đã sử dụng tốc độ tăng trưởng tiền gửi hàng năm để đo lường khả năng phát triển của NH. Một tốc độ gia tăng nhanh hơn trong tiền gửi của khách hàng có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của NH giúp tạo ra lợi nhuận nhiều hơn. Tuy nhiên một sự gia tăng tiền gửi có thể sẽ không làm gia tăng KNSL, vì NH cần phải chuyển đổi các khoản tiền gửi này thành tài sản sinh lời khi đó sẽ làm giảm chất lượng tín dụng nếu NH đẩy vốn đi quá nhanh, đồng thời với tốc độ tiền gửi gia tăng sẽ thu hút thêm nhiều đối thủ cạnh tranh dẫn tới giảm lợi nhuận của các NH đang tham gia vào thị trường.

2.4.1.6 Tỷ lệ thanh khoản

Tỷ lệ thanh khoản được đo lường bằng tỷ lệ cho vay trên vốn huy động (LDR – Loan to deposit ratio). Tỷ lệ LDR càng cao thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng lớn, nhưng đánh đổi lại rủi ro thanh khoản cũng cao hơn. Theo lý thuyết, tỷ lệ LDR dưới 100% cũng có nghĩa là lượng vốn cho vay ra đang thấp hơn lượng vốn huy động vào. Thanh khoản là một chỉ tiêu rất quan trọng trong quá trình đánh giá tính ổn định trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tính thanh khoản của ngân hàng ở mức thấp sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đỗ của chínhngân hàng; tuy nhiên trong trường hợp ngược lại, ngân hàng có tính thanh khoản cao sẽ giúp ngân hàng vượt qua những gánh nặng và tổn thất về mặt tài chính trong hoạt động của NH.

LDR Tổng dƣ nợ cho vay khách hàng

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)