Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam (Trang 46)

Hình 3-1 Quy trình nghiên cứu

Để thực hiện quá trình nghiên cứu, tác giả trình bày các bước để tiến hành nghiên cứu như sau:

- Bước 1: xác định vấn đề nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Bước 2: Trên cơ sở lý thuyết về ngân hàng thương mại, lợi nhuận; kết hợp với các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, tác giả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM tại Việt Nam gồm: tỷ lệ an toàn vốn, chất lượng tài sản, quy mô ngân hàng, dư nợ cho vay khách hàng, tiền gửi của khách hàng, tỷ lệ thanh khoản. Đồng thời, một số yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam gồm tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội

- Bước 3: xác định phương pháp nghiên cứu phù hợp: tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính gộp, tác động ngẫu nhiên và tác động cố định để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam và mức độ tác động của từng nhân tố đế lợi nhuận của các NH. Đồng thời để đảm bảo kết quả hồi quy đáng tin cậy, các kiểm định về hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai thay đổi.

- Bước 4: tác giả tiến hành thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất 1 số kiến nghị nhằm giúp các NHTM Việt Nam cải thiện và nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.

3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 3.2.1 Nghiên cứu định tính 3.2.1 Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được sử dụng trong luận văn này với lý do đây là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm, thực trạng lợi nhuận của các NHTM Việt Nam và các yếu tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng. Nghiên cứu định tính với các kỹ thuật thống kê, mô tả, phân tích và so sánh nhằm cung cấp thông tin toàn diện và mô tả tổng quát hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2009 đến 2019. Trong khi các kết quả của nghiên cứu định lượng có xu hướng cung cấp cho nhà hoạch định chính

sách những thông tin về mức độ tác động của chính sách đối với các nhóm yếu tố (vĩ mô và yếu tố nội tại của NH) có tác động đến lợi nhuận của các NHTM và tại sao lại tác động khác nhau ở các nhóm khác nhau (Trần Hà Kim Thanh, 2011).

Phương pháp nghiên cứu định tính còn bao gồm các kỹ thuật liên quan đến việc phân tích kết hợp với tổng hợp các số liệu thứ cấp, dựa vào thống kê các thông tin và dữ liệu trên các BCTC, BCTN của các NHTM Việt Nam, và các báo cáo có liên quan. Đồng thời, luận văn sử dụng kết hợp với kỹ thuật phân tích, so sánh để đưa ra một số kiến nghị phù hợp góp phần nâng cao LN của các NHTM tại Việt Nam.

i. Phân tích thống kê mô tả: sau khi thực hiện các bước liên quan đến thu thập số liệu, các phần mềm như Stata phiên bản 20… được sử dụng để cho ra kết quả về thống kê mô tả bao gồm các đại lượng thống kê mô tả thường được sử dụng cụ thể trong bảng 3.1:

Bảng 3-1: Các đại lƣợng thống kê mô tả

STT Đại lƣợng Ý nghĩa

1 Trung bình Trung bình cộng các giá trị

2 Độ lệch chuẩn Đo mức độ phân tán xung quanh giá trị trung bình 3 Khoảng biến thiên Khoảng cách giữa giá trị nhỏ nhất và lớn nhất

4 Giá trị lớn nhất Giá trị lớn nhất

5 Giá trị nhỏ nhất Giá trị nhỏ nhất

Nguồn: tác giả tổng hợp

3.2.1.1 Tỷ lệ lạm phát (Inflation rate)

Một nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến KNSL của NH là tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng hàng năm của chỉ số giá. Tác động của lạm phát đến KNSL của NH tùy thuộc vào khả năng dự báo lạm phát. Việc dự báo lạm phát sẽ giúp cho NH đưa ra các chính sách điều chỉnh lãi suất phù hợp để tạo ra mức doanh thu cao hơn hoặc làm giảm chi phí để mục tiêu làm tăng KNSL. Mặt

khác, nếu không có dự báo thì ngân hàng chậm trễ trong việc ban hành chính sách điều chỉnh lãi suất điều này dẫn tới sự gia tăng chi phí nhanh hơn doanh thu dấn đến KNSL của NHTM mang dấu âm (Kosmidou, 2008).

Các nghiên cứu của Guru và cộng sự (2002); Jiang và cộng sự (2003); Yong Tan và Floros (2012) đều cho thấy mối quan hệ tích cực giữa lạm phát và khả năng sinh lợi của NH. Ngược lại với những quan điểm trên theo Perry (1992), Sufian và Chong (2008), Sufian và Habibullah (2009), Davydenko (2010) không phải lúc nào nào các NH cũng có sự điều chỉnh kịp thời đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Khi đó có thể chi phí của các NH lại có sự tăng cao hơn thu nhập. Hơn nữa, theo Hoggarth và cộng sự (1998) cũng kết luận rằng lạm phát cao và bất ngờ có thể gây ra khó khăn trong việc lập kế hoạch và điều chỉnh các khoản cho vay. Như vậy tác động của lạm phát đến KNSL của ngân hàng không rõ ràng. Vì vậy, tác động lạm phát đến KNSL của NH có thể âm hoặc Dương tùy vào tình hình của nền kinh tế, tiềm lực kinh tế cũng như chính sách kinh tế, tiềm lực, chính sách quản lý vĩ mô của từng quốc gia.

3.2.2 Nghiên cứu định lƣợng

Trong đề tài này, phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện để khẳng định và kiểm tra lại các kết quả nghiên cứu của phần nghiên cứu định tính, dựa trên các dữ liệu thứ cấp và các cơ sở lý thuyết đã được tác giả biện luận về ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2019. Các mô hình được dùng bao gồm OLS gộp, FEM và REM.

Mô hình hồi quy đa biến OLS gộp (Pooled OLS) được áp dụng khi các yếu tố không quan sát được trong mô hình không thay đổi giữa các đối tượng và không thay đổi theo thời gian. Mô hình hồi quy đa biến giản đơn được xác định như sau:

Yit = α + β1.Xit1 + β2.Xit2 + … + βn.Xitn + µit

- Mô hình tác động cố định (Fixed effect model – FEM): đây là một dạng mở rộng của mô hình hồi quy cổ điển với dạng hàm số sau đây:

Trong đó, sai số của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển được tách làm hai thành phần: thành phần đại diện cho các yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian (trình độ quản lý); thành phần đại diện cho các yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng và thay đổi theo thời gian (sự tác động của các yếu tố đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam).

- Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effect model – REM): được sử dụng khi các yếu tố không quan sát được thay đổi giữa các đối tượng và thay đổi theo thời gian.

Yit = α + β1.Xit1 + β2.Xit2 + … + βn.Xitn + Vi + ꜫit Các bước lựa chọn mô hình:

(i) Lựa chọn giữa mô hình OLS gộp với mô hình FEM.Vì đây là mô hình dữ liệu bảng nên phương pháp ước lượng hồi quy tuyến tính sẽ bị chệch và không đáng tin cậy, nên tác giả sử dụng mô hình FEM và REM để thực hiện hồi quy.

(ii) Lựa chọn giữa FEM hay REM thông qua kiểm định Hausman. Kiểm định Hausman được thực hiện với giả thuyết:

H0: dùng mô hình REM sẽ thích hợp hơn H1: dùng mô hình FEM sẽ thích hợp hơn

Nếu p – value ≥ 5%: chấp nhận H0 có nghĩa là trong 2 mô hình trên thì nên chọn mô hình REM; Nếu p – value ≤ 5%: bác bỏ H0 nghĩa là trong 2 mô hình trên thì nên chọn FEM.

(iii)Sau khi lựa chọn mô hình ước lượng, các kiểm định về hiện tượng tự tương quan bậc 1, hiện tượng tự tương quan bậc 2, hiện tượng phương sai thay đổi và sai dạng hàm sẽ được tiến hành. Mục đích nhằm xem xét, mô hình hồi quy được ước lượng không chệch và tương thích cũng như không sai dạng hàm.

3.2.3 Các kiểm định trong mô hình nghiên cứu:

- Phân tích đa cộng tuyến: Đa cộng tuyến xuất hiện khi hai hay nhiều biến giải thích tương quan cao và chúng tạo thành các đẳng thức gần như là tuyến tính. Cách phát hiện đa cộng tuyến: dựa vào phân tích tương quan giữa các biến giải thích. Nếu hệ số tương quan trên 0.8 thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Gurajati,2004).

- Phân tích tương quan: phân tích tương quan thể hiện mối quan hệ hay mức độ liên kết giữa các biến trong mô hình. Phân tích tương quan có thể là bước giúp cho việc dự đoán sơ bộ chiều ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.

- Nếu có phương sai thay đổi thì ước lượng không còn hiệu quả và R2 không phản ánh đúng bản chất của nó. Trong bài phân tích, tác giả sẽ dùng Breusch-Pagan với giả thiết H0 là phương sai không đổi để tìm cách khắc phục mô hình thông qua phép hồi quy có tính vững.

3.3 Dữ liệu nghiên cứu 3.3.1 Mẫu nghiên cứu 3.3.1 Mẫu nghiên cứu

Thu thập dữ liệu bảng thông qua mẫu quan sát gồm 31 ngân hàng TMCP của Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2009 – 2019. Số liệu ngân hàng này được thu thập từ báo cáo tài chính. Nghiên cứu thực hiện với 11 năm và tại 31 NHTM CP nên số lượng quan sát là 341. Đồng thời đây là dữ liệu bảng với n là số NHTM CP và t là khoảng thời gian nghiên cứu (11 năm).

Theo nghiên cứu của tác giả Green (1991), công thức xác định cỡ mẫu là n ≥ 50 + 8m.

Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và m là số lượng biến độc lập. Áp dụng công thức của Green (1991) để xác định cỡ mẫu: kích thước mẫu cho nghiên cứu được xác định là n ≥ 114 (do nghiên cứu có 8 biến độc lập).

Từ công thức của Green (1991), kích thước mẫu của luận văn là 341 quan sát lớn hơn 114 quan sát, nên kích thước mẫu đảm bảo đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Tuy nhiên do hạn chế về việc minh bạch và công bố thông tin ở Việt Nam, một

số ngân hàng không trình bày đầy đủ một số chỉ tiêu ở một số giai đoạn, nên số lượng quan sát còn lại 263 quan sát. Cỡ mẫu quan sát còn lại bằng 263 > 114 do đó mẫu nghiên cứu đạt yêu cầu tối thiểu để thực hiện hồi quy.

Bảng 3-2: Danh sách các NHTM CP trong nghiên cứu

TT Tên đầy đủ TT Tên đầy đủ

1 Ngân hàng TMCP Công thương

Việt Nam (VietinBank) 17

Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB)

2 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương

Việt Nam (Vietcombank) 18

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank)

3 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương

(Techcombank) 19

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)

4 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

triển Việt Nam (BIDV) 20

Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank)

5 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh

Vượng (VPBank) 21

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK)

6 Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) 22 Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank)

7 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương

Tín (Sacombank) 23

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank)

8 Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) 24 Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB)

9 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 25 Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank)

10 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu

(Eximbank) 26

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank)

TT Tên đầy đủ TT Tên đầy đủ

Nội (SHB) (Kienlongbank)

12 Ngân hàng TMCP Hàng Hải

(MSB) 28

Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank)

13 Ngân hàng TMCP Phát triển Thành

phố Hồ Chí Minh (HDBank) 29

Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank)

14 Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt

Nam (PVcomBank) 30

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SAIGONBANK)

15 Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên

Việt (LienVietPostBank) 31

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank)

16 Ngân hàng TMCP Tiên Phong

(TPBank) Tổng 31

Nguồn: SBV, 2019

3.3.2 Các iến trong mô hình nghiên cứu

Bảng 3-3: Các iến trong mô hình nghiên cứu

STT Ký hiệu Công thức

Biến phụ thuộc

1 ROE Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu

2 ROA Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản Biến độc lập

1 CAR BCTN NHTM Việt Nam

2 NPLR

STT Ký hiệu Công thức

3 SIZE Ln(tổng tài sản)

4 LOAN-GR Dư nợ cho vay năm t-Dư nợ cho vay năm t-1 Dư nợ cho vay năm t-1

5 DEPOSIT-GR TGKH năm t-TGKH năm t-1

TGKH năm t-1

6 LDR LDR = Dư nợ cho vay KH

Tiền gửi của KH

7 GDP Tỷ lệ tăng trưởng GDP

8 INF Tỷ lệ lạm phát

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Chương 3 của luận văn đề cập phương pháp nghiên cứu bao gồm định tính và định lượng. Trong đó, phương pháp định lượng được thực hiện trên cơ sở mô hình dữ liệu bảng không cân bằng. Mô hình hồi quy tuyến tính OLS, mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) sẽ được dùng để đo lường và ước lượng sự tác động của các biến đến LN của các NHTM Việt Nam. Đồng thời tác giả sẽ tiến hành kiểm định các khuyết tật của mô hình, bao gồm hiện tượng tự tương quan, hiện tượng đa cộng tuyến và hiện tượng phương sai thay đổi. Ngoài ra, các kỹ thuật thống kê mô tả, so sánh, tổng hợp và phân tích cũng được tác giả sử dụng trong luận văn.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 sẽ gồm 2 nội dung chính là khái quát thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2019 và ước lượng, đánh giá mức độ tác động của các yếu đố đến khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam.

4.1 Tổng quan hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam 4.1.1 Tổng quan về các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam 4.1.1 Tổng quan về các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam

Hệ thống NHTM Việt Nam tính đến 30/6/2020 gồm 4 NHTM nhà nước và 28 NHTM cổ phần (Danh sách cụ thể được trình bày ở phụ lục 1). Từ 01/10/2008, NHNN cho phép các TCTD được sử dụng tín phiếu bắt buộc để vay tái cấp vốn hay rút trước hạn. Cùng với việc NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ đến hết năm 2009, Chính phủ đã đưa vào triển khai gói kích cầu để đối phó với tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Chính sách tiền tệ vẫn được nới lỏng trong năm 2010. Theo Báo cáo Thường niên 2010 của NHNN, cung tiền M2 và dư nợ tín dụng cho nền kinh tế tăng lần lượt 33,3% và 31,2% trong năm 2010. Trước thực tế tái diễn bất ổn kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh xã hội. Theo Nghị quyết, NHNN phải “điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán 15-16%” và “giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán”. Các mức lãi suất điều hành được NHNN điều chỉnh tăng (lãi suất tái cấp vốn từ 9% lên 11% vào ngày 17/2/2011 và 12% ngày 1/5/2011; lãi suất tái chiết khấu từ 7% lên 12% vào ngày 3/8/2011 và 14% ngày 1/5/2011). Lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc được giữ nguyên. Cuối năm 2011, trước những khó khăn của nền kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, những yếu kém, rủi ro tích lũy nhiều năm trước của hệ thống ngân hàng đã bộc lộ.

Giá trị tuyệt đối của tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam lại thấp hơn so với Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Hình 4.1 cho thấy tỷ lệ vốn trên tổng tài sản của Việt Nam và một số quốc gia ASEAN. Tỷ lệ này được xem là tấm đệm

giúp các ngân hàng chống đỡ các rủi ro có thể xảy ra. So với Indonesia, Malaysia,

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)