0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM (Trang 28 -32 )

Tác giả Liu và Pariyaprasert (2014) đã kiểm tra KNSL của các ngân hàng Trung Quốc thông qua tác động của các biến độc lập từ mô hình CAMEL. Các biến độc lập bao gồm: an toàn vốn, chất lượng tài sản, quản lý, thu nhập và thanh khoản. Thời gian nghiên cứu là từ năm 2008 đến 2011. Cỡ mẫu cho nghiên cứu gồm 13 ngân hàng được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến. Trong nghiên cứu, mô hình tác động cố định được sử dụng để đo lường mối quan hệ giữa các yếu tố quyết định nội bộ từ mô hình

CAMEL và KNSL của ngân hàng. Điểm mới của nghiên cứu này cho thấy lợi nhuận trên tài sản (ROA) có thể bị ảnh hưởng bởi các cổ đông Tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu trên tổng tỷ lệ cho vay, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tỷ lệ lãi suất ròng và tỷ lệ cho vay đối với tiền gửi. Trong khi đó, Tác giả Liu và Pariyaprasert nhận định rằng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) có thể bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ chi phí trên thu nhập, chi phí hoạt động trên tỷ lệ tài sản và tỷ lệ cho vay trên tiền gửi.

Nghiên cứu của nhóm tác giả Ali & cộng sự (2014, tr.2) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các NHTM tại Pakistan. Nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của lợi nhuận đối với các NHTM. Trong nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng các chỉ số sau đây để đo lường lợi nhuận của các NHTM: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ lãi cận biên (NIM). Kết quả chỉ ra rằng sức mạnh vốn của một ngân hàng có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, vì một ngân hàng có nguồn vốn tốt được coi là ít rủi ro hơn và lợi thế đó dẫn đến khả năng tạo ra lợi nhuận cao. Chất lượng tài sản, được đo lường bằng các khoản dự phòng rủi ro tín dụng, ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Yếu tố quy mô ngân hàng cũng như yếu tố tiền gửi của khách hàng được chứng minh có mối quan hệ trực tiếp với lợi nhuận của các ngân hàng. Yếu tố vĩ mô như lạm phát có ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận của ngân hàng vì lạm phát gia tăng ảnh hưởng đến chi phí ngân hàng tăng lên và nguồn thu nhập chính của ngân hàng là phí mà ngân hàng tính trên các dịch vụ của mình nhưng các dịch vụ miễn phí không tính phí làm giảm tổng thu nhập dẫn đến giảm lợi nhuận.

Rostami (2015, tr.1) đã tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến KNSL của các ngân hàng dựa trên mô hình CAMELS. Mô hình "CAMELS" là một cách để tính toán và đánh giá hiệu quả kinh doanh hoặc KNSL của các ngân hàng và tổ chức tài chính. Mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, sự quản lý, thu nhập và lợi nhuận, và tính thanh khoản và độ nhạy cảm là những điểm trọng tâm của mô hình này. Trong nghiên cứu này, các tác động của từng loại nhân tố trong mô hình CAMELS đã được. Tỷ lệ Q-Tobin được chọn như là biến đo lường KNSL của ngân hàng. Ngoài ra, dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ các BCTC hàng năm của một ngân hàng Iran và cuối cùng, mô hình được trích xuất từ các phân tích.

Với các nghiên cứu của CAMELS, các ngân hàng có thể tập trung vào rủi ro và một số tỷ lệ quan trọng và cố gắng quản lý và kiểm soát một số khủng hoảng có thể xảy ra. Kết quả cho thấy, tính thanh khoản (liquidity), sự quản lý (management) là những nhân tố có ảnh hưởng đến KNSL của ngân hàng.

Đến năm 2016, nhóm tác giả Kristianti và Yovin đã phân tích và kiểm định các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của 10 ngân hàng tư nhân và ngân hàng quốc doanh tại Indonesia. Nhóm tác giả sử dụng chỉ tiêu ROA để đo lường hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng. Bằng phương pháp hồi quy tuyến tính, kết quả nghiên cứu cho thấy có những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng quốc doanh - đó là hiệu quả hoạt động (tổng chi phí trên tổng thu nhập), NIM và NPL; trong khi đối với các ngân hàng tư nhân - các yếu tố có tác động đến ROA và có ý nghĩa thống kê là CAR và hiệu quả hoạt động. Các kết quả hỗ trợ lý thuyết hiệu quả, lý thuyết tín hiệu và giả thuyết sức mạnh thị trường tương đối. Phát hiện này dự kiến sẽ cải thiện hiệu quả kinh doanh của cả ngân hàng quốc doanh và ngân hàng tư nhân ở Indonesia.

Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Mbella và Magloire (2017, tr.5) đã xem xét mức độ mà các yếu tố ngân hàng cụ thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng Afriland First. Các nhân tố chính bên trong được xác định là: an toàn vốn (CAR), quản lý thanh khoản (liquidity), hiệu quả quản lý (management effciency) và chất lượng tài sản. Ngân hàng Afriland First đã được chọn trong số mười bốn ngân hàng thương mại vì trong thời gian nghiên cứu, đây là ngân hàng địa phương duy nhất trong số các ngân hàng thương mại hàng đầu về thị phần tại Cameroon. Nhóm nghiên cứu đã trích xuất dữ liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng Afriland First từ giai đoạn 2009 đến 2016. Với việc sử dụng phương pháp mô ment tổng quát (GMM), kết quả cho thấy rằng an toàn vốn, quản lý thanh khoản và chất lượng tài sản đã được tìm thấy có tác động tiêu cực đáng kể đến lợi nhuận trên tài sản, trong khi đó, Nỗ lực quản lý đã được tìm thấy có tác động tích cực đến lợi nhuận trên tài sản tại Ngân hàng Afriland First.

Satria và cộng sự (2018, tr.1) về các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lợi nhuận của 10 NHTM hàng đầu ở ASEAN. Nhóm nghiên cứu đã tìm ra các yếu tố

tác động đến lợi nhuận của top 10 các ngân hàng thương mại trong ASEAN trong giai đoạn 2012 đến 2016. Hồi quy dữ liệu bảng được sử dụng để xác định kết quả nghiên cứu. Dữ liệu bao gồm các chỉ số kinh tế vĩ mô và BCTC ngân hàng được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Phân tích dữ liệu được tiến hành thống kê bằng cách sử dụng phần mềm thống kê Eview-9 dựa trên mô hình hồi quy hiệu ứng cố định. Nghiên cứu kết luận rằng lợi nhuận ngân hàng (ROA) bị ảnh hưởng đáng kể và tích cực bởi vốn chủ sở hữu (VCSH) đối với tài sản (ETA), nhưng nó không bị ảnh hưởng đáng kể bởi tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR), đầu tư vào tài sản (ITA) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mặc dù ba biến này có mô hình ảnh hưởng tích cực đến ROA. Khoảng 87,03% lợi nhuận của ngân hàng (ROA) được giải thích bởi tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR), vốn chủ sở hữu đối với tài sản (ETA), đầu tư vào tài sản (ITA) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Nghiên cứu của nhóm tác giả Lee & Iqbal (2018, tr.1) đã nghiên cứu tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và các yếu tố nội tại của ngân hàng đến lợi nhuận của các NHTM niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Dhaka (DSE). Để khám phá mối liên quan, nghiên cứu được tiến hành với dữ liệu bảng thu thập được từ 23 NHTM trong khoảng thời gian 8 năm bắt đầu từ 2009 đến 2016. Kết quả của phương pháp GLS tác động ngẫu nhiên cho thấy tổng khoản vay trên tổng tài sản (TLTA), vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQTA) và tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LTDEP) có tác động tích cực đến cả các chỉ số đo lường lợi nhuận của NHTM gồm ROA và ROE. Trong khi đó, quy mô của NHTM (LNASSET) và tăng trưởng GDP (GDPGR) ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của các ngân hàng.

Tác giả Bogale (2019, tr.1) phân tích và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM tư nhân ở Ethiopia. Thời gian nghiên cứu từ 2008 đến 2017. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng từ 14 NHTM tư nhân của Ethiopia. Thiết kế nghiên cứu dựa trên sự khảo sát để thu thập dữ liệu định lượng được xử lý bởi STATA 13.Trong nghiên cứu này, các biến được sử dụng gồm các yếu tố về ngân hàng (an toàn vốn, quy mô ngân hàng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động) và các yếu tố kinh tế vĩ mô (tốc độ tăng trưởng GDP thực, lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất cho vay). Kết quả hồi quy cho thấy rằng từ

các biến số cụ thể của ngân hàng; an toàn vốn và quy mô ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến khả năng sinh lời. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của NHTM tư nhân có tác động đáng kể đến khả năng sinh lời, nhưng rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng không ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng. Đối với các biến kinh tế vĩ mô; tỷ giá hối đoái và lãi suất cho vay đã được tìm thấy có tác động tiêu cực đáng kể (mặc dù ở mức ý nghĩa 10%) đối với lợi nhuận của các NHTM tư nhân này. Trong khi đó các biến vĩ mô còn lại như tốc độ tăng trưởng GDP thực tế và tỷ lệ lạm lại không có ý nghĩa về mặt thống kê. Do đó, các NHTM tư nhân ở Ethiopia đã được khuyến nghị tăng quy mô tài sản, vốn cổ đông và thực hiện quản lý chi phí hiệu quả để tăng lợi nhuận (Bogale, 2019, tr.4).

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM (Trang 28 -32 )

×