Hệ thống NHTM Việt Nam tính đến 30/6/2020 gồm 4 NHTM nhà nước và 28 NHTM cổ phần (Danh sách cụ thể được trình bày ở phụ lục 1). Từ 01/10/2008, NHNN cho phép các TCTD được sử dụng tín phiếu bắt buộc để vay tái cấp vốn hay rút trước hạn. Cùng với việc NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ đến hết năm 2009, Chính phủ đã đưa vào triển khai gói kích cầu để đối phó với tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Chính sách tiền tệ vẫn được nới lỏng trong năm 2010. Theo Báo cáo Thường niên 2010 của NHNN, cung tiền M2 và dư nợ tín dụng cho nền kinh tế tăng lần lượt 33,3% và 31,2% trong năm 2010. Trước thực tế tái diễn bất ổn kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh xã hội. Theo Nghị quyết, NHNN phải “điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán 15-16%” và “giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán”. Các mức lãi suất điều hành được NHNN điều chỉnh tăng (lãi suất tái cấp vốn từ 9% lên 11% vào ngày 17/2/2011 và 12% ngày 1/5/2011; lãi suất tái chiết khấu từ 7% lên 12% vào ngày 3/8/2011 và 14% ngày 1/5/2011). Lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc được giữ nguyên. Cuối năm 2011, trước những khó khăn của nền kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, những yếu kém, rủi ro tích lũy nhiều năm trước của hệ thống ngân hàng đã bộc lộ.
Giá trị tuyệt đối của tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam lại thấp hơn so với Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Hình 4.1 cho thấy tỷ lệ vốn trên tổng tài sản của Việt Nam và một số quốc gia ASEAN. Tỷ lệ này được xem là tấm đệm
giúp các ngân hàng chống đỡ các rủi ro có thể xảy ra. So với Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan, Việt Nam có tỷ lệ vốn trên tổng tài sản thấp nhất và có xu hướng giảm mạnh, từ 10% năm 2012 xuống còn 8% trong năm 2015. Điều này cho thấy hệ thống ngân hàng Việt Nam rủi ro hơn so với các nước trong khu vực. Từ sau 2015 thì so với Việt Nam, hệ thống ngân hàng của các nước trong khu vực có xu hướng tích lũy vốn trên tải sản để hạn chế rủi ro, trong khi Việt nam thì tỷ lệ vốn trên tài sản lại tiếp tục giảm đến năm 2017 là 7.36%. Và tỷ lệ vốn trên tài sản của hệ thống ngân hàng Việt nam ngày cải thiện và tăng lên đến 7.91 ở năm 2019
Hình 4-1: Tỷ lệ vốn trên tài sản của hệ thống ngân hàng một số nƣớc ASEAN
Nguồn: World Bank (2017)
Giai đoạn từ 2008 đến nay, dưới sức ép cạnh tranh, hội nhập và yêu cầu nâng cao năng lực tài chính từ cơ quan quản lý nhằm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về an toàn hoạt động ngân hàng theo Basel, tất cả NHTM đều tích cực đẩy mạnh lộ trình tăng vốn. Hình 4.2 thống kê tình hình tăng trưởng của tổng tài sản của các NHTM Việt Nam từ 2008 đến 2016. 8,60 8,87 9,30 9,93 9,54 8,77 8,26 7,77 7,36 7,68 7,91 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 % Năm
Tỷ lệ vốn trên tài sản của hệ thống ngân hàng một số nƣớc ASEAN
Trong số 28 ngân hàng được khảo sát, TPBank là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản cao nhất, với 7,42%. Xếp ngay sau là VIB, VPBank, Kienlongbank và Nam A Bank với mức tăng lần lượt là 4,76%, 4,24%, 3,88% và 3,71% so với đầu năm.
Bảng 4-1: Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam năm 2 19 so với năm 2 18
ĐVT: triệu đồng
Nguồn: NHNN, 2020
Nhìn chung Quy mô tổng tài sản của hai khối NHTM CP và NHTM NN đều tăng lên trong giai đoạn 2008 – 2016. Tốc độ tăng trưởng chung có sự biến động và phân chia thành ba giai đoạn rõ rệt. Năm 2009 – 2010, tốc độ tăng trưởng quy mô
tổng tài sản tăng rất mạnh; từ 10, 289% lên đến 35,899%. Sau đó giai đoạn 2010 – 2012, tăng trưởng của mô quy mô tổng tài sản giảm mạnh từ 35,899% năm 2010, xuống 4,76% năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến hoạt động của hệ thống NH các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Từ năm 2012 trở về sau, tình hình đã được cải thiện với tốc độ tăng trưởng của quy mô tổng tài sản từ 4,76% trong năm 2012 lên 17,966% năm 2016. Trong đó quy mô tổng tài sản của khối NHTM NN tăng nhiều hơn.
4.1.2 Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam Bảng 4-2: Một số chỉ tiêu phản ánh quy mô của hệ thống NHTM Việt Nam
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tốc độ tăng trưởng huy động 78,61 9,51 19,46 20,6 17 23,90 21,2 14,6 Dư nợ tín dụng 1.907,61 2.363,64 3.090,90 3.478,07 3.970,57 4.655,89 5.505,6 6.509,9 Tốc độ tăng trưởng tín dụng (%) 5,45 23,90 30,77 12,52 14,16 17,26 18,25 18,24 Cho vay/huy động (%) 82,43 86,13 80,48 95,26 92,94 87,96 85,6 87,8 ĐVT: nghìn tỷ đồng, % Nguồn: NHNN (2019)
Bảng 4.2 thể hiện quy mô chung của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2017. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng năm 2016 tăng khoảng 21,2%. Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, năm 2017, thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tương đối ổn định. Nguồn vốn huy động toàn hệ thống tăng thấp hơn năm 2016, ước tăng 16,9% (năm 2016 tăng 19,3%); tín dụng toàn hệ thống tăng tương đương với năm 2016 (ước tăng 19,3%). Hệ số dư nợ trên vốn huy động (LDR) tăng nhẹ từ 85,6% (cuối năm 2016) lên 87,3% (cuối năm 2017). Nguyên nhân được xác định là do sự ứng biến linh hoạt của lãi suất. Huy động VND kỳ hạn dài tăng nhẹ trong năm 2016. Từ ngày 14/6/2016, tại một số NHTM nhỏ, lãi suất huy động kỳ hạn dài tăng đến 0,7 điểm % so với cuối năm 2015. Nguyên nhân lãi suất huy động tăng chủ yếu do các NHTM đẩy mạnh huy động vốn trung và dài hạn nhằm cân đối nguồn vốn trước các quy định sửa đổi của Thông tư 06/2016/TT-NHNN. Sang đến năm 2017, các ngân
hàng tiếp tục lạc quan về khả năng thu hút nguồn vốn huy động từ nền kinh tế trong năm 2017 trước những dự báo về một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng cao hơn năm trước, đồng tiền ổn định và lạm phát nằm trong ngưỡng an toàn sẽ hỗ trợ thêm tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
Ảnh hưởng từ chính sách thắt chặt chính dụng đã tác động mạnh đến tăng trưởng tín dụng trong năm 2018, đạt mức tăng thấp nhất trong những năm gần đây. Tăng trưởng dư nợ cho vay của nhóm ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán đạt mức 13.4%. Tiền gửi huy động cũng bắt đầu tăng chậm lại theo đà giảm tốc của tăng trưởng tín dụng. Trong năm 2018, tăng trưởng huy động tiền gửi đạt 12.1%. Tỷ lệ nợ xấu đã tăng dần từ đầu năm đến cuối quý 3 nhưng đã giảm trở lại vào quý cuối năm, đạt mức 1.63%. Nhờ lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ, các ngân hàng mạnh dạn hơn trong việc trích lập và xử lý nợ xấu bằng nguồn dự phòng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu nội bảng. Tổng lợi nhuận trước thuế của 17 ngân hàng niêm yết đạt 85.143 tỷ đồng (+31% yoy). Kết quả đạt được ngoài đến từ tăng trưởng tín dụng, còn nhờ vào sự tích cực trong công tác quản lý và gia tăng hiệu quả công việc, giúp giảm chi phí hoạt động từ mức CIR (tỷ lệ chi phí trên doanh thu) 48% năm 2016 còn 44.2% năm 2017 và tiếp tục giảm mạnh về mức 42.5% trong năm 2018.
Hình 4-2: ROA và ROE của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ 2 09 đến 2 19
Nguồn: World Bank và fred.stlouisfed.org (2019)
Hình 4.1 phản ánh khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ 2009 – 2019 qua hai chỉ tiêu ROE và ROA. Qua đồ thị tác giả nhận thấy có sự phân chia rõ rệt ở hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất là từ năm 2010 đến năm 2014 và giai đoạn hai là từ 2015 đến năm 2017. KNSL của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 1 giảm từ 15,5% năm 2010 xuống 7% năm 2014 đối với ROE và 1,2% năm 2010 xuống 0,6% năm 2014 đối với ROA. Như vậy trong giai đoạn này KNSL của hệ thống ngân hàng giảm đáng kể.
Mặc dù năm 2010 chỉ tiêu ROE khá cao, nhưng các năm sau lại giảm mạnh tiêu biểu như 2012 đạt 15% và tiếp tục giảm còn 11% ở năm 2014. Theo Moody’s thì chỉ tiêu ROE từ 12-15% là đạt yêu cầu, với mức chuẩn này thì các ngân hàng đang trong tình trạng sử dụng vốn chủ sở hữu chưa đạt hiệu quả. Như vậy, quy mô vốn chủ sở hữu tăng qua các năm nhưng ROE lại giảm cho thấy áp lực về việc quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu ngày càng khó khăn của ngành ngân hàng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
0,99 1,20 1,09 0,82 0,67 0,60 0,53 0,67 0,97 0,98 0,99 12,43 15,47 13,79 9,89 7,58 7,01 6,75 8,47 14,15 15,36 14,97 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 % Năm ROA ROE
Qua năm 2017, ROE có dấu hiệu hồi phục, đạt khoảng 12%. Nguyên nhân là do sự tăng trưởng lợi nhuận và đặc biệt là lợi nhuận sau thuế của một số ngân hàng tăng cao trong năm 2017. Cụ thể, ACB và OCB là hai ngân hàng có ROE dẫn đầu trong nhóm và đều trên 20%. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2017, lợi nhuận sau thuế của ACB đạt hơn 3.770 tỉ đồng gấp gần 2,5 lần cùng kì năm trước. Trong khi lợi nhuận sau thuế của OCB đạt 1.477 tỉ đồng, gấp 2,3 lần cùng kì năm trước. Những ngân hàng lớn VCB, BIDV và Vietinbank, đều có tăng trưởng về ROE năm 2017 so với cùng kì năm trước , đặc biệt là VCB và BIDV ghi nhận sự tăng trưởng vượt trội với mức tăng lần lượt là 47% và 44% trong khi VietinBank chỉ ở 4,3% so với năm 2016.
Về chỉ tiêu ROA, thì từ năm 2011 đến nay thì tỷ lệ này có sự thay đổi, là giảm mạnh qua các năm. Đến cuối năm 2015, tỷ lệ các NHTM chỉ đạt 0,54%. Điều này cho thấy tỷ lệ nợ xấu tăng và lạm phát tăng cao năm 2011 có thể nguyên nhân dẫn đến chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động của ngân hàng tăng nhanh, dẫn đến thu nhập ròng giảm. Cùng với xu hướng tăng trưởng về Quy mô tài sản qua các năm nhưng hiệu quả kinh doanh lại giảm do bối cảnh hoạt động của các ngân hàng gặp khó khăn, tín dụng tăng trưởng yếu và lãi suất liên tục giảm. Năm 2014, tình hình hoạt động kinh doanh gặp nhiều kho khăn do các nguyên nhân sau:
-Lãi suất duy trì ở mức thấp nhưng tín dụng tăng trưởng khó khăn do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu, tạo áp lực lớn về sử dụng vốn đối với các ngân hàng
-Cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập về xử lý tài sản đảm bảo, các quy định của pháp luật về đất đai, bất động sản, xây dựng…, dẫn đến việc xử lý TSĐB để xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn, vì vậy các NHTM phải tăng trích lập dự phòng RRTD theo đúng quy định và làm ảnh hưởng tới lợi nhuận;
-Các NHTM chịu áp lực theo yêu cầu tái cơ cấu của NHNN vừa phải thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ cho nền kinh tế.
Tương tự khi xét đến tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), ở các ngân hàng khảo sát tỉ số này dao động từ 0,02% đến 2,21%, ROA trung bình là 1,5% năm 2018 và khoảng 1% năm 2017.
Hình 4-3: Lợi nhuận sau thuế của một số ngân hàng
Nguồn: NHNN, 2020 Hình 4.3 phản ánh lợi nhuận sau thuế và mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của Quý 1 năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019 của một số NHTM tại Việt Nam. Có thể thấy lợi nhuận sau thuế Quý 1 năm 2020 ở các ngân hàng có sự tăng trưởng khác nhau, bên cạnh những NHTM có lợi nhuận sau thuế tăng trong Quý 1 năm 2020, một số ngân hàng như VCB, BID, CTG, BAB có sự sụt giảm trong lợi nhuận sau thuế. Trong số các NHTM, VCB có lợi nhuận sau thuế trong Quý 1 năm 2020 cao nhất, tiếp đến là NHTM CP Công thương (CTG) và vị trí thứ ba là NHTM CP Kỹ thương (TCB). Tuy nhiên, đây chỉ là bức tranh thể hiện lợi nhuận sau thuế của một số ngân hàng trong Quý đầu tiên của năm 2020. Đến thời điểm thực hiện nghiên cứu, số liệu trên BCTC hợp nhất và BCTN của các NHTM vẫn chưa được công bố, nên dữ liệu nghiên cứu được cập nhật đến 31/12/2019.
Cùng với con số lợi nhuận đạt được trong năm 2019 của các NHTM, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng được đánh giá ổn định với tỷ lệ nợ xấu của đa số các ngân hàng đã xuống mức dưới 2%, theo yêu cầu của NHNN. Trong số đó, một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu chỉ còn dưới mức 1%, chẳng hạn như Viecombank – tỷ lệ nợ xấu là 0,78%; HDBank – tỷ lệ nợ xấu là 0,98%; và ACB có tỷ lệ nợ xấu là 0,54%.
4.2 Kết quả nghiên cứu của mô hình 4.2.1 Mô hình 1
4.2.1.1 Thống kê mô tả
Bảng 4-3: Thống kê mô tả các yếu tố trong mô hình 1
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max
roe 263 0.096444 0.067287 0.01 0.3153 car 263 0.133665 0.059387 0.029962 0.45 npl 263 0.021536 0.015189 0.00018 0.11402 size 263 29.09932 5.939922 3.22 35 loan_gr 263 0.391711 0.290355 -0.14 1.22 deposit_gr 262 0.435429 0.239042 -0.22 1.48 ldr 263 0.838891 0.691995 0.191043 10.41 gdp 263 0.063308 0.007672 0.05 0.07 inf 263 0.062852 0.044557 0.01 0.19
Nguồn: Kết quả từ Stata
Kết quả thống kê mô tả mô hình 1 ở bảng 4.3 cho thấy giá trị nhỏ của ROE là 0.01 và lớn nhất là 0.3153; tương ứng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn là 0.096 và 0.067. Trong khi đó, giá trị nhỏ nhất đối với dư nợ cho vay khách hàng và tiền gửi khách hàng tương ứng là -0.14 và -0.22 và giá trị lớn nhất của hai yếu tố này lần lượt là 1.22 và 1.48. Để xây dựng mô hình hồi quy, tác giả tiến hành các kiểm định trong mô hình gồm kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan.
4.2.1.2 Các kiểm định trong mô hình
Bảng 4-4: Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến mô hình 1
Variable VIF 1/VIF
loan_gr 1.56 0.640612 size 1.51 0.661152 gdp 1.36 0.735829 inf 1.27 0.78804 npl 1.1 0.911122 deposit_gr 1.08 0.923631 car 1.08 0.929065 ldr 1.02 0.9757 Mean VIF 1.25
Nguồn: Kết quả từ Stata
Bảng 4.4 cho thấy hệ số VIF (Variance Inflation Factor – hệ số phóng đại phương sai) – một tiêu chí dùng để nhận biết hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Hiện tượng đa cộng tuyến cho thấy mô hình tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa một số hoặc tất cả các biến độc lập trong mô hình. Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, hệ số VIF được sử dụng. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), nếu hệ số VIF lớn hơn 10, mô hình có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Ngoài ra, ủng hộ quan điểm này, tác giả Nguyễn Đình Thọ (2011) đã cho rằng nếu hệ số VIF của một biến độc lập nào đó lớn hơn 10 thì mô hình được coi là có đa cộng tuyến cao. Theo kết quả của Bảng 4.4, các hệ số VIF đều nhỏ hơn 10, nên mô hình có khả năng không xảy ra hiện