Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam (Trang 74 - 77)

Kết quả hồi quy của hai mô hình bằng phương pháp tác động ngẫu nhiên cho thấy mô hình 1 có 5 yếu tố mang ý nghĩa thống kê ở mức 5%; trong mô hình 2 chỉ có 4 yếu tố mang ý nghĩa thống kê. Vì vậy mô hình nghiên cứu cuối cùng được lựa chọn là mô hình 1 có dạng như sau:

roeit = -0.157nplit + 0.004sizeit +0.107loan_grit – 0.034deposit_grit +0.276gdpit + µ Với mô hình tác động ngẫu nhiên, tác giả tiến hành kiểm định về việc liệu mô hình còn tồn tại phương sai thay đổi hay không? Kết quả được trình bày ở Bảng 4.14.

Bảng 4-14: Kiểm định phƣơng sai thay đổi cho mô hình REM

Nguồn: Kết quả từ Stata

Kết quả kiểm định cho thấy giá trị p-values lớn hơn 5% nên mô hình không tồn tại phương sai thay đổi đối với phương pháp ước lượng ngẫu nhiên. Như vậy mô hình ước lượng sau cùng không tồn tại các khuyết tật và ước lượng đáng tin cậy.

Prob > chibar2 = 1.0000 chibar2(01) = 0.00 Test: Var(u) = 0 u 0 0 e .0068043 .0824881 roe .0270606 .1645009 Var sd = sqrt(Var) Estimated results:

Bảng 4-15: Kết quả nghiên cứu cuối cùng

STT Nhân tố Giá trị Beta Sig.

1 Chất lượng tài sản -0.157 0.000

2 Quy mô của ngân hàng 0.004 0.000

3 Dư nợ cho vay khách hàng 0.107 0.000

4 Tiền gửi của khách hàng -0.034 0.004

5 Tổng sản phẩm quốc nội 0.276 0.000

Nguồn: Kết quả từ Stata Kết quả nghiên cứu cuối cùng cho thấy năm yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam, trong đó lợi nhuận được đo lường bằng lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, gồm Chất lượng tài sản; Quy mô của ngân hàng; Dư nợ cho vay khách hàng; Tiền gửi của khách hàng; Tổng sản phẩm quốc nội.

Chất lượng tài sản và Tiền gửi của khách hàng là hai yếu tố tác động ngược chiều đến lợi nhuận của các NHTM cổ phần niêm yết tại Việt Nam. Trong khi Quy mô của ngân hàng; Dư nợ cho vay khách hàng; Tổng sản phẩm quốc nội có mối quan hệ cùng chiều đến lợi nhuận của các NHTM cổ phần niêm yết. Đồng thời, các khuyết tật của mô hình đã được kiểm định ở mức ý nghĩa 5%, và các ước lượng đáng tin cậy.

Về đặc tính riêng, mỗi ngân hàng đều có quy mô, tính hiệu quả trong quản lý và kiểm soát hoạt động cho vay của riêng mình nhằm đảm bảo mang lại LN cho ngân hàng cũng như tiết kiệm chi phí và kiểm soát rủi ro. Yếu tố vĩ mô cũng được tìm thấy có sự tác động thông qua tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam.

TÓM TẮT CHƢƠNG 4

Nội dung chương 4 đã trình bày tổng quan hoạt động của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2019. Đồng thời, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả đã xác định được các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam (đo lường bằng chỉ tiêu ROE): Chất lượng tài sản, quy mô ngân hàng, dư nợ cho vay khách hàng, tiền gửi của khách hàng và tổng sản phẩm quốc nội. Đồng thời, mức độ tác động của từng yếu tố đến lợi nhuận của các NHTM cũng được tác giả xác định thông qua hệ số hồi quy beta.

Các kiểm định liên quan đến hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan, hiện tượng phương sai thay đổi đã được tác giả tiến hành nhằm đảm bảo mô hình nghiên cứu sau cùng được ước lượng đáng tin cậy và không bị chệch. Từ kết quả đạt được, một số khuyến nghị sẽ được đề xuất nhằm cải thiện và nâng cao lợi nhuận của các NHTM tại Việt Nam.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Chương 5 trình bày tóm tắt những kết quả đã đạt được từ mô hình nghiên cứu cuối cùng. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ tiến hành đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao lợi nhuận của các NHTM tại Việt Nam. Phần cuối cùng của chương, tác giả nêu lên một số hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam (Trang 74 - 77)