0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM (Trang 42 -43 )

Thông qua lược khảo các nghiên cứu trước, cụ thể: Liu và Pariyaprasert (2014); Rostami (2015); Bogale (2019); Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015); Nguyễn Kim Quốc Trung và Bùi Quang Hưng (2018), tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM như sau:

Hình 2-1: Mô hình nghiên cứu đề uất

Nguồn: tác giả đề xuất

Mô hình được chọn căn cứ vào mô hình CAMELS: Theo Hệ thống Xếp hạng Định chế Tài chính (The Uniform Financial Institution Rating system), thường căn cứ theo mô hình CAMEL, được Hội đồng Kiểm tra Định chế Tài chính Liên bang (Federal Financial Institution Examination Council) thông qua vào ngày 13 tháng 11 năm 1979, và sau đó được Cơ quan Quản lý Tín dụng Quốc gia (National Credit Union Administration) thông qua vào tháng 10 năm 1987. Hệ thống theo chỉ tiêu mô hình CAMEL đã được chứng minh là một công cụ giám sát để đánh giá tính lành mạnh của một công ty tài chính, trên cơ sở xác định những tổ chức cần sự chú ý hoặc quan tâm đặc biệt. (Hoa Kỳ. Hệ thống xếp hạng các định chế tài chính thống

CAR

Tỷ lệ nợ xấu Quy mô ngân hàng Dư nợ cho vay KH Tiền gửi KH Tỷ lệ thanh khoản Tăng trưởng GDP Tỷ lệ lạm phát Lợi nhuận H1 (+) H2 (-) H3 (+) H4 (+) H5 (-) H6 (+) H7 (+) H8 (+/-)

nhất 1997, tr.1). Barr et al. (2002 tr.19) cho rằng “ mô hình CAMEL là công cụ không thể thiếu để giám sát hiệu quả quản lý ”. Mô hình này đảm bảo các điều kiện lành mạnh của ngân hàng bằng cách xem xét các khía cạnh khác nhau của ngân hàng dựa trên nhiều nguồn thông tin khác nhau như báo cáo tài chính, nguồn vốn, dữ liệu kinh tế vĩ mô, ngân sách và dòng tiền. Tuy nhiên, Hirtle và Lopez (1999, trang 4) nhấn mạnh rằng mô hình CAMEL của ngân hàng là thông tin bảo mật và chỉ được cung cấp với ban quản lý cấp cao của ngân hàng nhằm mục đích hoạch định các chiến lược kinh doanh và cho các nhân viên giám sát thích hợp. Bên cạnh đó, căn cứ lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, yếu tố lợi nhuận được phản ánh bởi ROE và ROA, do đo để đo lường các yếu tố ở Hình 2-1 tác động tới lợi nhuận thế nào, nên tác giả đề cập các yếu tố nội tại và vĩ mô ảnh hưởng tới ROE (ở mô hình nghiên cứu thứ 1) và các yếu tố nội tại và vĩ mô ảnh hưởng tới ROA (ở mô hình nghiên cứu thứ 2). Vì vậy, tác giả đưa ra 2 mô hình liên quan như sau:

Mô hình nghiên cứu thứ 1:

Mô hình nghiên cứu thứ 2:

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM (Trang 42 -43 )

×