Phân tích nhân tố EFA: (phụ lục 3)

Một phần của tài liệu tạo động lực cho người lao động ở resort sandy beach (Trang 69 - 75)

2. Phương pháp và thủ tục phân tích

2.3. Phân tích nhân tố EFA: (phụ lục 3)

Theo Hair & ctg (1998,111), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu, Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng, >

0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Cũng theo Hair & ctg (1998,111)(1) nếu chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0.3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0.5. Riêng với đề tài này, cỡ mẫu thực tế là 102 nên tác giả chọn Factor loading > 0.45 và thu được kết quả các biến quan sát đưa vào EFA được rút gọn thành 8 nhân tố.

Ngoài ra, khi phân tích nhân tố, ta còn quan tâm đến các kết quả của KMO và kiểm định Bartlett; phương sai trích (% biến thiên được giải thích bởi các nhân tố).

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,844 Approx. Chi-Square 3755,220

Df 861

Bartlett's Test of Sphericity

Sig. ,000

KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố, 0.5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết Ho: độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (2); phương sai trích (% biến thiên được giải thích bởi các nhân tố) theo Hair & ctg (1998) yêu cầu phương sai trích phải đạt từ 50% trở lên(3).

Căn cứ vào lập luận trên, kết quả KMO = 0.844 và sig. = 0.000 là hoàn toàn phù hợp.

Qua phân tích EFA các nhóm biến độc lập, kết quả rút ra được 8 nhóm nhân tố đạt yêu cầu. Các nhân tố được điều chỉnh và đặt tên lại như sau:

Nhân tố thứ nhất (N1) gồm 9 biến quan sát:

Cấp trên thường khích lệ nhân viên

1

Hair, Anderson, Tatham, Black (1998), Multivariate Data Analysis, Prentical-Hall international, Inc

2

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu SPSS, NXB Thống kê 35

3

Gerbing & Anderson (1998), “An Update Paradigm for Scale development Incorporing Unidimensionality and Its Assessments”, Journal of Marketing Research, Vol.25,186-192 cũng yêu cầu phương sai trích phải lớn hơn hoặc bằng 50%.

Cấp trên thường truyền cảm hứng cho nhân viên Cấp trên đối xử công bằng với nhân viên

Cấp trên thường trao quyền cho nhân viên

Cấp trên thường quan tâm đến đời sống của nhân viên Tôi tin tưởng lãnh đạo của công ty

Cấp trên biết lắng nghe ý kiến của nhân viên

Công việc hiện tại tạo cho tôi nhiều cơ hội thăng tiến sau này Công ty có các tiêu chí cụ thể cho việc thăng tiến của nhân viên

 Lãnh đạo và cơ hội thăng tiến

Nhân tố thứ hai (N2) gồm 7 biến quan sát:

Tôi tự hào về công việc

Công việc hấp dẫn và lôi cuốn tôi Tôi gắn bó với công việc

Tôi yêu thích và đam mê công việc

Công việc không tạo cho tôi nhiều áp lực Tôi có thể phát huy năng lực của mình Khách hàng ít phàn nàn về công ty

 Công việc

Nhân tố thứ ba (N3) gồm 6 biến quan sát:

Mức thưởng của công ty theo tôi là hợp lý Tôi được trả lương tương xứng với năng lực Chính sách lương thưởng của công ty là hợp lý Tôi biết rõ về các tiêu chí đánh giá của công ty Công ty có tiêu chí đánh giá nhân viên rõ ràng

Công ty luôn công bằng trong việc khen thưởng nhân viên

Nhân tố thứ tư (N4) gồm 4 biến quan sát:

Công ty thường tổ chức các chương trình đào tạo cho nhân viên Chương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của tôi Tôi thường được tham gia các khóa đào tạo của công ty Chương trình đào tạo phù hợp với mong muốn của tôi

 Cơ hội đào tạo

Nhân tố thứ năm (N5) gồm 4 biến quan sát:

Công ty có trang bị các thiết bị bảo hộ an toàn lao động Tôi được huấn luyện các giải pháp an toàn lao động Công ty ít xảy ra tai nạn lao động

Nhân viên thường chia sẽ kinh nghiệm và giúp đỡ nhau khi làm việc

 Môi trường làm việc

Nhân tố thứ sáu (N6) gồm 4 biến quan sát:

Tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong công việc Công ty có chế độ đãi ngộ tốt đối với nhân viên Tôi được nhận lương đúng hạn theo định kỳ Công việc phù hợp với chuyên môn của tôi

 Chính sách đãi ngộ và sự quan tâm

Nhân tố thứ bảy (N7) gồm 2 biến quan sát:

Quan hệ giữa các đồng nghiệp tốt Bầu không khí làm việc vui vẻ

Nhân tố thứ tám (N8) gồm 2 biến quan sát:

Tôi được cung cấp đầy đủ thông tin để hoàn thành công việc Tôi được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị phục vụ công việc

Trên cơ sở đó nghiên cứu xây dựng mô hình hiệu chỉnh như sau:

Mô hình lý thuyết được điều chỉnh theo EFA

Từ mô hình lý thuyết trên, ta xây dựng lại các giả thuyết sau:

Giả thuyết:

H1: Lãnh đạo và cơ hội thăng tiến ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của nhân viên tại khu nghỉ mát.

H2: Công việc ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của nhân viên tại khu nghỉ mát.

H3: Lương thưởng ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của nhân viên tại khu nghỉ mát.

H4: Cơ hội đào tạo ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của nhân viên tại khu nghỉ mát.

H5: Môi trường làm việc ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của nhân viên tại khu nghỉ mát.

Lãnh đạo và cơ hội thăng tiến

Công việc

Lương thưởng

Cơ hội đào tạo

Môi trường làm việc

Chính sách đãi ngộ và sự quan tâm Quan hệ đồng nghiệp Thông tin Động lực làm việc của nhân viên đối với công ty + + + + + + + +

H6: Chính sách đãi ngộ và sự quan tâm ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của nhân viên tại khu nghỉ mát.

H7: Quan hệ đồng nghiệp ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của nhân viên tại khu nghỉ mát.

H8: Thông tin ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của nhân viên tại khu nghỉ mát.

Phương trình tổng quát được xây dựng như sau:

8 8 7 7 6 6 5 5 4 4 3 3 2 2 1 1 0 N N N N N N N N DLLV                Trong đó:

Biến phụ thuộc: DLLV- Động lực làm việc của người lao động tại khu nghỉ

mát.

Các biến độc lập: N1-Lãnh đạo và cơ hội thăng tiến; N2- Công việc; N3-

Lương thưởng; N4- Cơ hội đào tạo; N5- Môi trường làm việc; N6- Chính sách

đãi ngộ và sự quan tâm; N7- Quan hệ đồng nghiệp; N8- Thông tin.

Bước nghiên cứu tiếp theo tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa động lực làm việc của nhân viên với các nhân tố và khẳng định tầm quan trọng của từng nhân tố trong việc tạo động lực. Từ đó gợi ý chính sách tác động cụ thể và sắp xếp thứ tự ưu tiên trong việc ra quyết định về chính sách. Việc phân tích này sẽ được thực hiện bằng kỹ thuật phân tích hồi quy đa biến.

Một phần của tài liệu tạo động lực cho người lao động ở resort sandy beach (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)