Tác động của nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NỢ ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG ĐƢỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 25 - 27)

Các nghiên cứu trƣớc đây thƣờng sử dụng chỉ tiêu hệ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản để phân tích ảnh hƣởng của nợ ngắn hạn đến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.

Hệ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản cho biết mức độ sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, tức là nguồn vốn ngắn hạn chiếm bao nhiêu % trong tổng nguồn vốn (hay tài sản) của doanh nghiệp (tài sản bằng nguồn vốn). Theo Trần Ngọc Thơ (2007), hệ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDA) đƣợc tính nhƣ sau:

��� = �ợ ��a� ℎạ� �o�� ài� �ǎ�

Theo nghiên cứu của Abor (2005), Gill (2011), Gleason (2000), Bùi Đan Thanh (2016) nhận thấy rằng tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều đáng kể đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. Ngƣợc lại, các nghiên cứu của Tian và Zeitun (2007), Ahmad (2012), Khan (2012), Nguyễn Thị Diệu Chi (2018) cho rằng tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có tác động tiêu cực đến lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Cấu trúc vốn nợ đứng trên góc độ nguồn vồn huy động là mối tƣơng quan giữa vốn nợ/tổng tài sản gồm các chỉ tiêu nhƣ tổng nợ/tổng tài sản, nợ ngắn hạn/tổng tài sản, nợ dài hạn/tổng tài sản. Bevan và Danbolt (2002) cho rằng mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và tài sản cố định phụ thuộc vào loại nợ. Kết quả này cho thấy, tỷ lệ nợ dài hạn có tƣơng quan dƣơng với tỷ trọng tài sản cố định, trong khi nợ ngắn hạn lại có xu hƣớng ít hơn nếu doanh nghiệp có tài sản cố định nhiều hơn. Theo Bùi Đan Thanh (2016), nợ ngắn hạn có ƣu điểm là dễ huy động hơn, rủi ro lãi suất và tỷ giá ít hơn hoặc dễ dự đoán hơn; tuy nhiên lại gây áp lực lên các hệ số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp và trong tổng nợ của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (trung bình chiếm khoảng từ 90% đến 95%). Nhƣ vậy, nếu tổng nợ tác động cùng chiều đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp thì nợ ngắn đóng vai trò chủ yếu.

Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng, nợ ngắn hạn cũng đƣợc ƣu tiên sử dụng nhiều hơn trong cơ cấu tổng nợ. Nếu nhƣ các doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến có quy trình hoạt động sản xuất cụ thể, đồng bộ và lặp đi lặp lại theo từng giai đoạn, thì các doanh nghiệp ngành xây dựng lại có quy

trình sản xuất rất khác biệt. Quy trình sản xuất hay cụ thể là quy trình thi công công trình xây dựng của các doanh nghiệp ngành xây dựng là không đồng nhất đối với mỗi loại sản phẩm. Khi tiến hành xây dựng một dự án, các doanh nghiệp sẽ có những quy trình hoạch định cụ thể theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn lại đƣợc chia thành từng quy trình khác nhau. Do sự không ổn định trong quá trình sản xuất này dẫn đến nhu cầu sử dụng vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng cũng luôn biến động theo từng giai đoạn sản xuất và khó lƣờng trƣớc những chi phí phát sinh. Chính sự khác biệt này làm cho nhu cầu vay nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp ngành xây dựng thƣờng cao hơn các ngành khác. Song song đó, chi phí nguyên vật liệu và chi phí lao động của các doanh nghiệp ngành xây dựng cũng mang tính chất mùa vụ, thƣờng tăng cao vào thời điểm cuối năm. Vì vậy, mà các khoản tài trợ ngắn hạn là rất cần thiết cho các doanh nghiệp giải quyết các chi phí phát sinh này.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NỢ ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG ĐƢỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w