Từ kết quả hồi quy trên, tất cả các biến: SDA, LDA, LQ, SGROWTH, SIZE, INF đều có tác động đến khả năng sinh lời ROA và có ý nghĩa thống kê. Trong đó, SGROWTH, SIZE, INF có tác động cùng chiều, còn biến SDA, LDA, LQ có tác động ngƣợc chiều đến khả năng sinh lời ROA. Cụ thể:
Bảng 4.9 – Kết quả hồi quy của các biến
Biến Kỳ vọng dấu nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Hệ số chặn SDA - - -0.155993 LDA - - -0.073268 LQ - - -0.002759 SGROWTH + + 0.014103 SIZE + + 0.003842 INF + + 0.149139 Nguồn: Tác giả tổng hợp Ghi chú: + là tác động cùng chiều, - là tác động ngược chiều
Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDA)
Kết quả ƣớc lƣợng thu đƣợc đúng với kỳ vọng ban đầu của tác giả, nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có quan hệ ngƣợc chiều với tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp ngành xây dựng. Theo đó, khi các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản tăng 1% thì tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản giảm 0.1560%. Kết quả này cũng đồng quan điểm với các nghiên cứu thực nghiệm của Tian và Zeitun (2007), Ahmad (2012), Khan (2012), Nguyễn Thị Diệu Chi (2018).
Do đặc thù kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng là cần nhiều vốn lƣu động, nếu quan điểm cho rằng thời gian luân chuyển của vốn lƣu động thƣờng dƣới một năm nên phải đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Tuy nhiên theo quan điểm này, doanh nghiệp sẽ luôn đối phó với nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn thƣờng xuyên, quá trình vay nợ ngắn hạn và thanh toán nợ ngắn hạn sẽ phát sinh theo các chu kỳ kinh doanh liên tục và đan xen nhau. Điều này sẽ làm gia tăng
rủi ro thanh toán và hạn chế sự chủ động của doanh nghiệp về vốn trong quá trình kinh doanh, làm gia tăng chi phí giao dịch và làm tăng chi phí tài chính. Điều này có ý nghĩa khi doanh nghiệp ngành xây dựng ƣu tiên sử dụng nguồn tài trợ nợ ngắn hạn trong quá trình hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra áp lực thanh toán trong ngắn hạn, ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDA)
Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy biến tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản có tác động ngƣợc chiều đến ROA, kết quả này đúng với kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây của Abor (2005), Tian và Zeitun (2007), Nguyễn Thị Diệu Chi (2018). Khi các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản tăng 1% thì tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản giảm 0.0733%.
Đặc điểm của các doanh nghiệp ngành xây dựng là có chu kỳ kinh doanh thƣờng kéo dài và nhu cầu vốn lớn. Vì vậy mà nợ dài hạn là nguồn vốn thiết yếu cho mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, do trong giai đoạn này chính phủ thực hiện một loạt biện pháp nhằm ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát, và tăng lãi suất nên đã làm cho chi phí lãi vay phải trả cho các khoản nợ vay dài hạn tăng cao. Ngành xây dựng có vốn đầu tƣ và tổng tài sản rất lớn nhƣng lợi nhuận thu đƣợc không tƣơng ứng nên tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tƣ hay trên tổng tài sản thƣờng thấp. Song song, các doanh nghiệp ngành xây dựng bị chi phối bởi biến động của nền kinh tế. Trƣờng hợp nền kinh tế có những chuyển biến xấu sẽ tác động đáng kể đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp, mà cụ thể nhất là thông qua sự tác động lên lãi suất vay. Do đó, nếu khoản vốn đầu tƣ lớn chủ yếu là vốn đi vay sẽ làm gánh nặng chi phí lãi vay dài hạn hay lãi của vốn vay rất lớn trong khi lợi nhuận không tăng lên đƣợc tƣơng ứng, làm giảm đi đáng kể hiệu quả đầu tƣ hay tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tính thanh khoản (LQ)
Theo kết quả ƣớc lƣợng, biến thanh khoản có tác động ngƣợc chiều đến ROA, kết quả này trùng với kỳ vọng của tác giả và nghiên cứu của Githaiga và Kabiru (2015). Trong mô hình, điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tính thanh
khoản tăng 1% thì tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của doanh nghiệp giảm 0.0028%. Điều này cho thấy khi doanh nghiệp quản lý không hiệu quả khoản chi phí duy trì khả năng thanh khoản ở mức độ ổn định thì dễ dẫn đến vừa phát sinh chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp, vừa không đảm bảo khả năng hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.
Do các doanh nghiệp ngành xây dựng có đặc thù tài sản ngắn hạn luân chuyển chậm, tồn kho và các khoản phải thu lớn, nên khi tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp lớn hơn nợ ngắn hạn thì cũng chƣa chắc tài sản ngắn hạn có thể đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó, thanh khoản tăng hay tài sản ngắn hạn tăng thì các tài sản này có tỷ suất sinh lời thấp do là các tài sản có tính thanh khoản cao (tiền mặt…) sẽ có tỷ suất sinh lời thấp hơn so với tài sản ít thanh khoản. Từ đó, ảnh hƣởng đến tỷ suất lợi nhuận và làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đi.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu (SGROWTH)
Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy có sự tác động cùng chiều giữa tốc độ tăng trƣởng doanh thu và tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp. Kết quả này hoàn toàn đúng với các nghiên cứu thực nghiệm của Tian và Zeitun (2007), Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013), Đặng Phƣơng Mai (2016), Gill (2011), Ahmad (2012). Khi các yếu tố khác không đổi, tốc độ tăng trƣởng doanh thu tăng 1% thì tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 0.0141%.
Một doanh nghiệp có tốc độ tăng trƣởng doanh thu cao phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang có chiều hƣớng phát triển tốt. Đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng, tốc độ tăng trƣởng doanh thu là nhân tố quan trọng để các nhà quản trị theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xây dựng có tốc độ tăng trƣởng doanh thu tăng phần lớn sẽ có sự gia tăng về lợi nhuận.
Quy mô doanh nghiệp (SIZE)
Hệ số hồi quy của biến SIZE đối với ROA dƣơng, kết quả này trùng với kỳ vọng của tác giả. Trong các nghiên cứu thực nghiệm đi trƣớc, kết quả này cũng phù
hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả nhƣ Abor (2005), Gleason (2000), Ahmad (2012), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010). Kết quả biến SIZE có ý nghĩa rằng khi các yếu tố khác không đổi, tổng tài sản tăng 1% thì ROA tăng 0.0038%.
Các doanh nghiệp ngành xây dựng có quy mô lớn sẽ có một lợi thế trong việc huy động nguồn vốn, phát triển sản phẩm và dịch vụ, khả năng tiếp cận với khách hàng cao hơn. Đặc biệt là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ mạnh hơn so với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, phát triển quy mô rộng khắp nhiều nơi giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trƣờng, tạo dựng đƣợc niềm tin với khách hàng. Do đó việc gia tăng quy mô doanh nghiệp sẽ làm gia tăng lợi nhuận. Khi một doanh nghiệp sở hữu quy mô càng lớn, đội ngũ nhân viên đông đảo, hay nhiều chi nhánh thì càng gặp khó khăn trong quản trị hệ thống bộ máy hay quy trình vận hành. Tuy nhiên, khi giải quyết đƣợc vấn đề này, thì doanh nghiệp đó sẽ càng triển khai đƣợc nhiều sản phẩm dịch vụ của mình, tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn. Nói cách khác, với một hệ thống quản trị tốt cũng nhƣ quy mô lớn, một doanh nghiệp sẽ giành đƣợc nhiều thị phần hơn, khả năng cạnh tranh tốt hơn.
Hiện nay khi muốn phát triển một doanh nghiệp thì việc tăng trƣởng tài sản cũng đóng một vai trò quan trọng trong đó, thực tế đã chứng minh đƣợc khi các doanh nghiệp lớn đứng đầu trong ngành xây dựng thì có tốc độ tăng trƣởng tài sản nhanh và mạnh hơn so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Điều này chứng tỏ đƣợc sự phát triển quy mô rõ rệt đối với ngành xây dựng cũng nhƣ sự tiếp cận của doanh nghiệp ngành xây dựng đến với khách hàng. Nhìn chung, để việc mở rộng mạng lƣới và quy mô có hiệu quả tối đa thì các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch cụ thể, từ đó mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp.
Lạm phát (INF)
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều đến ROA, điều này đúng với kỳ vọng của tác giả cũng nhƣ kết quả nghiên cứu mà tác giả đã tham khảo từ nghiên cứu của Duraj và Moci (2015). Theo đó, khi các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ lạm phát tăng lên 1% thì suất sinh lời trên tổng tài sản tăng
0.1491%. Điều này có thể giải thích rằng khi tỉ lệ lạm phát tăng, các doanh nghiệp ngành xây dựng đã có các biện pháp điều chỉnh và thích nghi với những chuyển biến của nền kinh tế. Nhƣ đã nêu ở chƣơng 2, nếu tỷ lệ lạm phát đƣợc duy trì ở mức vừa phải sẽ mang lại một số lợi ích và thúc đẩy tăng trƣởng cho nền kinh tế, kéo theo sự tăng trƣởng của doanh nghiệp ngành xây dựng. Trong giai đoạn nghiên cứu, tỷ lệ lạm phát trung bình ở mức chấp nhận đƣợc, khoảng 8% nên nếu lạm phát tăng vẫn còn kích thích kinh tế tăng trƣởng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Trong chƣơng 4, tác giả đã trình bày và phân tích kết quả nghiên cứu. Trƣớc tiên, tác giả đã thực hiện thống kê mô tả lần lƣợt từng biến số. Kế đến, các mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM và REM đƣợc thực hiện.
Sau đó tác giả thực hiện kiểm định Likelihood Ratio để kiểm tra xem hệ số chặn của các doanh nghiệp có khác nhau không. Kết quả cho thấy, hệ số chặn của các doanh nghiệp khác nhau với mức ý nghĩa 1%, vì vậy loại bỏ mô hình Pooled OLS ra khỏi nghiên cứu. Tiếp đến, tác giả thực hiện kiểm định Hausman để xem xét có sự tƣơng quan giữa các biến độc lập và các thành phần ngẫu nhiên hay không, kết quả cho thấy không có sự tƣơng quan giữa các biến và thành phần ngẫu nhiên. Do đó, mô hình REM là phù hợp nhất so với các mô hình còn lại. Tiếp theo, tác giả tiến hành kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến và tự tƣơng quan. Kết quả cho thấy mô hình đều không có hiện tƣợng đa cộng tuyến hay tự tƣơng quan.
Kết quả ƣớc lƣợng chỉ ra rằng, các biến SDA, LDA, LQ tác động ngƣợc chiều đến ROA với mức ý nghĩa nhỏ hơn 1%. Trong khi đó, các biến SGROWTH, SIZE, INF tác động cùng chiều với ROA với mức ý nghĩa lần lƣợt là 1%, 10% và 1%. Kết thúc chƣơng 4, tác giả cũng trình bày phân tích dấu các biến sau hồi quy để làm cơ sở lập luận kết quả và đƣa ra gợi ý chính sách ở chƣơng tiếp theo.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
Trong chƣơng này, tác giả sẽ tóm tắt lại kết quả nghiên cứu đã nhận đƣợc ở chƣơng trƣớc và đƣa ra các gợi ý chính sách đối với nhà quản trị doanh nghiệp xây dựng và cơ quan quản lý nhà nƣớc dựa trên kết quả đã nhận đƣợc. Đồng thời, ở cuối chƣơng, tác giả cũng trình bày mặt hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu mở rộng cho các đề tài sau.