Tác động của các yếu tố khác đến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NỢ ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG ĐƢỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

2.4.1. Tính thanh khoản

Theo nghiên cứu của Githaiga và Karibu (2015), để xem xét tính thanh khoản của doanh nghiệp, nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành đƣợc xác định theo công thức:

�� = �ài �ǎ� ��a� ℎạ� ợ

� ��a� ℎạ�

Tính thanh khoản (khả năng thanh toán) là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng các khoản nợ ngắn hạn sẽ đƣợc thanh toán kịp thời. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1, tài sản ngắn hạn không đủ để bù đắp cho nợ ngắn hạn (vốn hoạt động thuần < 0) thể hiện doanh nghiệp đang gặp rủi ro, không có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

Bên cạnh đó, chỉ tiêu hệ số tính thanh khoản thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện đang có tại doanh nghiệp. Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh khoản nên chỉ tiêu này đƣợc sử dụng nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu của Githaiga và Karibu (2015) cho rằng tính thanh khoản có tác động đồng biến lẫn nghịch biến đến lợi nhuận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi đó, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Chi (2018) và nghiên cứu của Đặng Phƣơng Mai (2016) lại cho rằng tính thanh khoản có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

2.4.2. Tốc độ tăng trƣởng doanh thu

Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013), tăng trƣởng là một trong những điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể đạt đƣợc các mục tiêu của mình trong suốt cuộc đời hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng trƣởng giúp cho doanh nghiệp tích lũy về nguồn vốn và cơ sở vật chất máy móc để đầu tƣ mở rộng sản xuất đồng thời tạo dựng đƣợc uy tín đối với khách hàng cũng nhƣ với các nhà cung cấp, các nhà đầu tƣ.

Khi tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trƣởng thì niềm tin của các nhà đầu tƣ vào doanh nghiệp sẽ cao hơn, vì vậy khả năng doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài càng lớn, trong khi doanh nghiệp cần nguồn tài trợ cho tài sản của mình. Sự tăng trƣởng của doanh nghiệp đƣợc đo lƣờng thông qua tốc độ tăng tài sản hay doanh thu. Theo nghiên cứu của Tian và Zeitun (2007), tốc độ tăng trƣởng doanh thu đƣợc xác định theo công thức: ����W�� = ����ℎ �ℎ��ℎ���−1− ����ℎ ℎ ���� �ℎ��−1 * 100%

Tốc độ tăng trƣởng doanh thu cho biết mức tăng trƣởng doanh thu tƣơng đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trƣởng doanh thu cao thƣờng đang trong giai đoạn phát triển mạnh, thị phần tăng hoặc đang mở rộng kinh doanh sang các thị trƣờng hoặc lĩnh vực mới. Tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng doanh thu cao không nhất thiết đi kèm với tỷ lệ tăng trƣởng lợi nhuận cao. Tùy vào xu hƣớng của tốc độ tăng trƣởng doanh thu mà mức tăng trƣởng đƣợc đánh giá là bền vững, không ổn định, phi mã hay tuột dốc.

Các nghiên cứu của Tian và Zietun (2007), Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013) đều cho rằng tốc độ tăng trƣởng doanh thu có tác động thuận chiều với lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong khi nghiên cứu của Đặng Phƣơng Mai (2016) lại cho rằng tỷ lệ tăng trƣởng doanh thu của doanh nghiệp có tác động cùng chiều lẫn ngƣợc chiều với lợi nhuận. Tuy nhiên, cũng có các nghiên cứu của Gill (2011), Ahmad (2012), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) nhận định rằng yếu tố tăng trƣởng doanh thu không có ảnh hƣởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

2.4.3. Quy mô doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp đƣợc xem là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhìn chung, các doanh nghiệp có quy mô lớn vừa có điều kiện cao trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, vừa có thể phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ.

Về mặt lý thuyết, theo lý thuyết trật tự phân hạng, các doanh nghiệp lớn thƣờng có rủi ro phá sản và chi phí phá sản thấp, do đó thƣờng đƣợc kỳ vọng có khả năng vay nợ và sử dụng đòn bẩy tài chính cao. Theo lý thuyết chi phí đại diện, các doanh nghiệp có quy mô lớn thƣờng có tính minh bạch nên giảm thiểu đƣợc vấn đề bất cân xứng thông tin và giảm chi phí đại diện khi vay vốn nên có khả năng đàm phán cao với các tổ chức tín dụng.

Theo các nghiên cứu của Abor (2005), Gleason (2000), Ahmad (2012), quy mô doanh nghiệp đƣợc tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản.

���� = �����i� ự� ℎi� ê� (�o�� ài� �ǎ�)

Nghiên cứu của Abor (2005) và nghiên cứu của Gleason và (2000) đều cho rằng quy mô doanh nghiệp có tác động đồng biến đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu của Bùi Đan Thanh (2016) lại cho kết quả ngƣợc lại rằng quy mô doanh nghiệp có tác động nghịch biến đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các nghiên cứu của Khan (2012), Trần Hùng Sơn (2008) lại cho rằng nhân tố quy mô doanh nghiệp không tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

2.4.4. Yếu tố vĩ mô lạm phát

Lạm phát có thể đƣợc hiểu là sự gia tăng mức giá chung của hàng hoá và dịch vụ theo thời gian. Sự gia tăng mức giá chung của hàng hoá này đồng nghĩa với việc sức mua của đồng tiền bị giảm đi. Nghĩa là, với cùng một lƣợng tiền nhƣng ngƣời tiêu dùng chỉ có thể mua đƣợc ít hàng hóa hơn so với trƣớc đó. Khi so sánh với các nền kinh tế ở các quốc gia khác, lạm phát là sự phá giá đồng tiền nội tệ so với các loại tiền ngoại tệ khác. Khi lạm phát vƣợt ngoài tầm kiểm soát sẽ làm cho chi phí tăng cao, và đến một thời điểm nào đó sẽ huỷ hoại toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào lạm phát cũng gây hại cho nền kinh tế. Nếu tỷ lệ lạm phát đƣợc duy trì ở mức vừa phải sẽ mang lại một số lợi ích và thúc đẩy tăng trƣởng cho nền kinh tế.

Theo lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller thì trong điều kiện thị trƣờng vốn hoàn hảo, không có chi phí giao dịch, chi phí kiệt quệ tài chính và chi phí tài chính là nhƣ nhau thì cấu trúc vốn không có tác động đến giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, giả định về thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo là không có trong thực tế. Vì trong thời kỳ suy thoái, khi sự bất ổn kinh tế vĩ mô gia tăng – tăng trƣởng kinh tế, dòng vốn đầu tƣ và lợi nhuận doanh nghiệp giảm, tình trạng thất nghiệp tràn lan và có thể đi liền với lạm phát hoặc giảm phát (Trần Thị Kim Oanh, 2017).

Nếu lạm phát tăng cao sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động phát triển của các doanh nghiệp ngành xây dựng, rõ nhất là dấu hiệu suy giảm tăng trƣởng. Khi lạm phát tăng cao, giá cả đầu vào của nguyên vật liệu xây dựng tăng mạnh, tồn kho cao. Việc giải phóng mặt bằng các công trình khó khăn, chủ đầu tƣ chậm nghiệm thu, thanh toán do thiếu hụt vốn sẽ làm các doanh nghiệp ngành xây dựng chịu ảnh hƣởng rất lớn.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NỢ ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG ĐƢỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w