CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NỢ ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG ĐƢỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 30)

2.5.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài

Nghiên cứu của Abor (2005) về tác động của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của 22 công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Ghana trong giai đoạn

1998 – 2002. Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có tác động tích cực đến ROE của các công ty, hay công ty đƣợc tài trợ vốn bằng nợ ngắn hạn nhiều hơn sẽ có tỷ suất sinh lời cao hơn. Ngƣợc lại, tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản có tác động tiêu cực đến ROE của các công ty. Kết quả hồi quy cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa tổng nợ và ROE và các công ty ở Ghana chủ yếu sử dụng nợ ngắn hạn với mức trung bình 85%. Bên cạnh đó, các biến kiểm soát là tốc độ tăng trƣởng doanh thu và quy mô công ty cũng tác động cùng chiều đến ROE.

Tian & Zeitun (2007) thực hiện nghiên cứu nhằm kiểm tra sự ảnh hƣởng của cấu trúc vốn đối với hoạt động của công ty tại Jordan. Bài nghiên cứu sử dụng mẫu dữ liệu bảng đại diện cho 167 công ty trong giai đoạn 1989 – 2003. Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc vốn của một công ty có tác động tiêu cực đáng kể đến các hoạt động của công ty. Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có tác động tích cực đáng kể đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể là các công ty có tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản cao thì sẽ có tốc độ tăng trƣởng và hiệu suất lợi nhuận cao.

Nghiên cứu của Gill và công sự (2011) dựa trên dữ liệu của 272 công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán New York, giai đoạn 2005 – 2007. Nghiên cứu cho kết quả cấu trúc vốn có tác động tích cực đến lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành dịch vụ và sản xuất. Cụ thể, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, nợ dài hạn trên tổng tài sản và tổng nợ trên tổng tài sản đều có tác động đồng biến đến tỷ suất sinh lời (ROE). Nghiên cứu cũng cho thấy cấc doanh nghiệp ƣu tiên sử dụng nợ ngắn hạn trong cấu trúc vốn hơn. Tuy nhiên, các biến quy mô doanh nghiệp và tốc độ tăng trƣởng doanh thu trong mô hình nghirn cứu này lại không có ảnh hƣởng đáng kể đến lợi nhuận của doanh nghiệp ngành dịch vụ, sản xuất.

Gleason và cộng sự (2000) đã xem xét mối tƣơng quan giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ tại Châu Âu. Kết quả nghiên cứu cho rằng cấu trúc vốn có tác động tiêu cực đáng kể đến ROA, việc sử dụng nợ chiếm tỷ lệ cao trong cấu trúc vốn là nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu suất công ty.

Bên cạnh đó, quy mô doanh nghiệp có ảnh hƣởng tích cực đến ROA của các doanh nghiệp.

Ahmad và cộng sự (2012) sử dụng dữ liệu từ báo cáo của 58 công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Malaysia, giai đoạn 2005 – 2010, để nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động giữa các doanh nghiệp. Theo nghiên cứu, hiệu quả hoạt động đƣợc đo lƣờng bằng ROE và ROA. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến: tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, tốc độ tăng trƣởng tài sản và hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa đáng kể đến ROE. Trong khi, ROA chỉ chịu ảnh hƣởng của các biến: tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trƣởng tài sản, hiệu quả kinh doanh.

Khan (2012) nghiên cứu trên 36 doanh nghiệp thuộc ngành kỹ thuật tại Pakistan từ năm 2003 đến năm 2009 kết luận rằng tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Tuy nhiên tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản lại không có ảnh hƣởng đáng kể đến ROA của doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng cho rằng không có ảnh hƣởng đang kể của các biến: Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản và tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệp.

Ebaid (2009) nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của 64 doanh nghiệp tại Ai Cập, từ năm 1997 đến năm 2005. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản và tổng nợ trên tổng tài sản không có tác động đáng kể đến ROE. Tuy nhiên, nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và tổng nợ trên tổng tài sản lại có tác động tiêu cực đến ROA của doanh nghiệp.

Duraj và Moci (2015) thực hiện các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng tại Albania, với các chỉ số ROE và ROA ở mức cao so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực Tây Balkan. Bài nghiên cứu tập trung vào các yếu tố vi mô nhƣ vốn điều lệ, giá trị tài sản, quy mô của doanh nghiệp. Kết quả

nghiên cứu chỉ ra rằng tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế tác động tích cực và ở mức đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng tƣ nhân tại Albania. Ngƣợc lại, tỉ lệ lạm phát là nguyên nhân chính gây ra các hiệu ứng tiêu cực đến khả năng lợi của ngân hàng thƣơng mại. Sau cùng, tác giả khuyến cáo các ngân hàng nên tập trung phân tích các chỉ số tài chính vĩ mô, từ đó đƣa ra các dự đoán về khả năng sinh lời cũng nhƣ các rủi ro có thể dự đoán đƣợc trong tƣơng lai.

Thêm vào đó, nghiên cứu của Ugwuanyu (2014) về kết quả kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại tại Nigeria từ 1998 đến 2012 cũng cho kết quả tƣơng đƣơng. Sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên cộng với mô hình hồi quy dữ liệu bảng, kết quả thực nghiệm của Ugwuanyu cho thấy các biến tƣơng quan đều tác động đến ROA, ROE và NIM. Yếu tố vi mô nhƣ quy mô ngân hàng, tỉ lệ vốn hóa, tỉ lệ tiền gửi cũng nhƣ yếu tố vĩ mô nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế đều thể hiện tƣơng quan thuận giữa các biến với nhau. Ngƣợc lại, chi phí hoạt động, tỷ lệ nợ và tỷ lệ lạm phát thể hiện sự tƣơng quan nghịch, tác động tiêu cực và đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại.

2.5.2. Các nghiên cứu trong nƣớc

Tác giả Đặng Phƣơng Mai (2016) nghiên cứu tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành thép. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy FEM, REM với dữ liệu của 25 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thép tại Việt Nam giai đoạn từ 2009 – 2014. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính (đại diện bằng chỉ tiêu hệ số nợ) và hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện qua chỉ tiêu ROA, ROE, dẫn đến kết luận rằng cấu trúc tài chính tác dụng ngƣợc chiều đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành thép. Tuy nhiên, tác động của hệ số nợ đến ROA có cơ sở hơn tác động đến ROE. Bên canh đó, biến quy mô doanh nghiệp cũng không ảnh hƣởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013) sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dựa trên dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính của 45 công ty ngành sản xuất,

chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu đƣa ra kết quả các yếu tố bao gồm: quản trị nợ phải thu khách hàng, đầu tƣ tài sản cố định, rủi ro kinh doanh và cấu trúc vốn đo lƣờng bằng tỷ lệ nợ có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đo lƣờng bằng ROA. Nhƣng tốc độ tăng trƣởng doanh thu của doanh nghiệp lại tác động cùng chiều đến ROA. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy quy mô của doanh nghiệp và thời gian hoạt động của doanh nghiệp không thật sự ảnh hƣởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Thị Diệu Chi (2018) đã sử dụng mô hình Tobit để thực hiện nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn nợ đến hiệu quả tài chính của 116 doanh nghiệp ngành dịch vụ đang niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam với 690 quan sát trong giai đoạn từ 2010 đến 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc ngợ ngắn hạn và cấu trúc nợ dài hạn đều có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp. Cụ thể, khi doanh nghiệp dịch vụ sử dụng quá nhiều nợ vay trong cấu trúc vốn, nó sẽ gây những ảnh hƣởng tiêu cực tới hiệu quả tài chính, hay doanh nghiệp càng vay nhiều nợ thì hiệu quả tài chính của doanh nghiệp càng giảm, do tăng chi phí từ lãi vay. Bên cạnh, bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các biến kiểm soát nhƣ: tốc độ tăng trƣởng, thời gian hoạt động và năng lực quản lý của doanh nghiệp thì không ảnh hƣởng đáng kể đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.

Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) sử dụng phƣơng pháp phân tích đƣờng dẫn để xác định các nhân tố ảnh hƣởng cấu trúc tài chính cũng nhƣ hiệu quả tài chính của 428 doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, giai đoạn 2007 – 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ đồng biến giữa cấu trúc tài chính đo lƣờng bằng tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và hiệu quả hoạt động tài chính đo lƣờng bằng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Bùi Đan Thanh (2016) sử dụng dữ liệu của 1032 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến năm 2014. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản của doanh nghiệp có tác động cùng chiều với hiệu quả tài chính của doanh

nghiệp đo lƣờng bằng ROA, ROE. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ dài hạn lại không có tác động đáng kể đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra, các biến kiểm soát nhƣ: quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản có tác động ngƣợc chiều với ROA, ROE. Trong khi độ tuổi của doanh nghiệp và tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp trên EBIT tác động cùng chiều đến ROA, ROE của doanh nghiệp.

Tóm lại, từ những nghiên cứu liên quan về các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận doanh nghiệp, tác giả nhận thấy có một số yếu tố chính ảnh hƣởng đến lợi nhuận đƣợc sử dụng trong hấu hết các nghiên cứu, bảng tổng hợp sau đây sẽ chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng này và kết quả của nghiên cứu:

Bảng 2.2 – Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm

Các yếu tố tác động Tác

động Các nghiên cứu trƣớc

Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản

+ Abor (2005), Gill (2011), Gleason (2000), Berger (2006), Bùi Đan Thanh (2016) - Tian và Zeitun (2007), Ahmad (2012),

Khan (2012), Nguyễn Thị Diệu Chi (2018)

Nợ dài hạn trên tổng tài sản

+ Gleason (2000), Gill (2011), Trần Hùng Sơn (2008)

- Abor (2005), Tian và Zeitun (2007), Nguyễn Thị Diệu Chi (2018)

N/A Ahmad (2012), Bùi Đan Thanh (2016)

Tính thanh khoản

+ Githaiga và Kabiru (2015), Nguyễn Thị Diệu Chi (2018), Đặng Phƣơng Mai (2016) - Githaiga và Kabiru (2015)

Tốc độ tăng trƣởng doanh thu

+ Tian và Zeitun (2007), Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013)

- Đặng Phƣơng Mai (2016)

N/A Gill (2011), Ahmad (2012), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010)

Quy mô doanh nghiệp

+ Abor (2005), Gleason (2000), Ahmad (2012), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010)

- Bùi Đan Thanh (2016), Đặng Phƣơng Mai (2016)

N/A Khan (2012), Gill (2011), Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013)

Lạm phát

+ Duraj và Moci (2015) - Ugwuanyu (2014)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nƣớc đều sử dụng chỉ số ROA và ROE để thực hiện việc đo lƣờng lợi nhuận doanh nghiệp và đa số sử dụng dữ liệu bảng và mô hình hồi quy để xác định sự tác động của các yếu tố đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. Trong hầu hết các bài nghiên cứu đều sử dụng các chỉ số vi mô nhƣ: nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, nợ dài hạn trên tổng tài sản, quy mô doanh nghiệp, khả năng thanh khoản, tốc độ tăng trƣởng doanh thu. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy vẫn chƣa có nhiều các nghiên về yếu tố vĩ mô tác động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. Vì vậy bài nghiên cứu này tác giả sử dụng tỷ lạm phát để đo lƣờng yếu tố tác động của vĩ mô đến lợi nhuận các doanh nghiệp dựa trên hai nghiên cứu về các yếu tác động đến lợi nhuận ngân hàng thƣơng mại.

Nghiên cứu thực nghiệm đƣợc sử dụng chủ yếu và áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng cụ thể nhƣ là phân tích tƣơng quan, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến với dữ liệu bảng kết hợp với những kiểm định thích hợp. Báo cáo tài chính là nguồn số liệu đƣợc thu thập chủ yếu để xác định các chỉ tiêu tài chính trong mô hình nghiên cứu của các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây.

Nhƣ vậy, trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc đây đã đƣợc xem xét, tác giả đề xuất mô hình của bài nghiên cứu vừa thừa kế một phần ý tƣởng từ các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây, vừa thực hiện bổ sung, điều chỉnh để hoàn thiện

hơn đối với vấn đề nghiên cứu là nguồn vốn nợ và lợi nhuận các doanh nghiệp ngành xây dựng đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng này trình bày cơ sở lý thuyết cơ bản về lợi nhuận doanh nghiệp, công thức xác định lợi nhuận doanh nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận và nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận, làm cơ sở để xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận bao gồm các yếu tố nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, tính thanh khaonr, tốc độ tăng trƣởng, quy mô doanh nghiệp cùng với yếu tố vĩ mô lạm phát.

Bên cạnh đó tác giả cũng tham khảo và trình bày những bài nghiên cứu trƣớc trong và ngoài nƣớc có liên quan đến lợi nhuận doanh nghiệp và đƣa ra kết luận các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận doanh nghiệp bao gồm cả yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô, đồng thời đó cũng là cơ sở cho bài nghiên cứu này. Tiếp đến chƣơng 3 sẽ trình bày việc lựa chọn mô hình nghiên cứu, thiết kế mô hình nghiên cứu cũng nhƣ phƣơng pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu cụ thể.

CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Dựa vào các cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chƣơng trƣớc, trong chƣơng này sẽ giới thiệu về mô hình nghiên cứu, giải thích các biến trong mô hình và kì vọng dấu về các biến. Tiếp theo, bài nghiên cứu sẽ giới thiệu về việc thu thập số liệu và phƣơng pháp thực hiện mô hình nghiên cứu, từ đó giúp cho việc thực hiện nghiên cứu ở chƣơng sau.

3.1. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU3.1.1. Lựa chọn mô hình nghiên cứu 3.1.1. Lựa chọn mô hình nghiên cứu

Theo cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chƣơng 2, các bài nghiên cứu trƣớc đã thực hiện việc kiểm định các biến bằng nhiều mô hình kinh tế lƣợng khác nhau bao gồm mô hình Tobit, mô hình hồi quy với dữ liệu bảng cân bằng cùng với các các ƣớc lƣợng tác động Pooled OLS, Fixed Effect, Random Effect,… Để phù hợp cho việc kiểm định, trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến dữ liệu bảng cân bằng. Việc quyết định lựa chọn mô hình là vì một số đề tài liên quan đến các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp của nhiều nhóm tác giả nƣớc ngoài nhƣ Zeitun và Tian (2007), Gill và cộng sự (2011), Abor (2005), Ahmad và cộng sự (2012), Khan (2012) và đối với các nghiên cứu trong nƣớc nhƣ Đặng Phƣơng Mai (2016) và Bùi Đan Thanh (2016) cũng thực hiện mô

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NỢ ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG ĐƢỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w