Đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NỢ ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG ĐƢỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 73)

5.2.1.1. Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản

Dựa trên kết quả nghiên cứu, có thể thấy biến tỷ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có tác động ngƣợc chiều đến tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành xây dựng. Do đó, để thực hiện điều chỉnh nợ vay ngắn hạn, gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, khóa luận có những gợi ý sau:

Một là, các doanh nghiệp ngành xây dựng cần đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp theo đúng thỏa thuận, mục đích để gia tăng

uy tín và vị thế của doanh nghiệp, từ đó tăng cƣờng các hoạt động đàm phán mở rộng chính sách tín dụng thƣơng mại với lãi suất ƣu đãi hoặc không tính lãi suất để làm giảm gánh nặng trả lãi ngắn hạn, giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận.

Hai là, các doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ vay vốn, báo cáo tài chính minh bạch, thông tin tín dụng không có nợ quá hạn, mục đích vay rõ ràng… tất cả đều tăng khả năng tiếp cận vốn và giảm chi phí giao dịch từ các ngân hàng, cũng nhƣ các tổ chức tín dụng.

Ba là, bổ sung và tăng cƣờng nguồn vốn lƣu động của doanh nghiệp từ nguồn vốn chủ sở hữu và các quỹ giữ lại của doanh nghiệp, hoặc có thể phát hành cổ phiếu để tăng vốn cho doanh nghiệp, thông qua đó tăng thêm vốn lƣu động. Tất cả nhằm mục đích giảm bớt tỷ lệ nợ ngắn hạn để có cơ hội gia tăng tỷ suất lợi nhuận.

Bốn là, doanh nghiệp xây dựng cần giảm nguồn vốn bị chiếm dụng. Để làm đƣợc điều đó, các doanh nghiệp cần xem xét chính sách tín dụng thƣơng mại của doanh nghiệp để tăng khả nagw thu hồi vốn và giảm các khoản phải thu khó đòi. Doanh nghiệp nên thiết lập tiêu chuẩn cho đối tác trƣớc khi ký kết hợp đồng để giảm rủi ro cho các khoản phải thu. Đồng thời doanh nghiệp cần tích cực có biện pháp thu hồi nợ nhƣ tăng tỷ lệ chiết khấu, giảm thời gian cho nợ để đồng vốn tiếp tục quay vòng vào quá trình sản xuất kinh doanh.

5.2.1.2. Nợ dài hạn trên tổng tài sản

Theo kết quả nghiên cứu, tăng sử dụng nợ vay dài hạn làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp. Nợ vay dài hạn là nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp. Vì vậy mà doanh nghiệp cần có những điều chỉnh phù hợp trong cơ cấu sử dụng vốn nợ dài hạn, tác giả có gợi ý, khuyến nghị nhƣ sau:

Thứ nhất, để đảm bảo cho hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần đa dạng nguồn vốn vay dài hạn. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, kênh huy động vốn dài hạn truyền thống của doanh nghiệp vẫn là vay nợ từ ngân hàng. Các doanh nghiệp gặp rất nhiều hạn chế trong việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn ngân hàng, đặc biệt khi lãi suất cho vay dài hạn thƣờng rất cao. Một

trong những giải pháp cung cấp nguồn vốn dài hạn hiệu quả mà các doanh hiện nay nên áp dụng là hình thức cho thuê tài chính. Nguyên nhân chính thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính phát triển nhanh là do nó thể hiện hình thức tài trợ có tính an toàn cao, tiện lợi và hiệu quả cho các bên giao dịch. Việc huy động vốn bằng việc đi thuê tài chính có lợi thế rất tốt để tài trợ cho các dự án đầu tƣ dây chuyền công nghệ hay cải tiến máy móc. Việc này cũng giúp cho doanh nghiệp ngành xây dựng đang sử dụng đúng mục tiêu chiến lƣợc kinh doanh dài hạn.

Thứ hai, các doanh nghiệp ngành xây dựng cũng có thể tìm nguồn tài trợ khác thông qua việc liên kết, liên doanh với các đối tác đầu tƣ, hoặc các quỹ đầu tƣ cũng là lựa chọn ƣa thích đối với nhiều doanh nghiệp đang trên đà tăng truởng mạnh ở nhiều nƣớc trên thế giới.

Thứ ba, các doanh nghiệp này nên phát hành cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu và bổ sung cho vốn đầu tƣ dài hạn. Nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu không phải tốn kém chi phí lãi vay nhƣ phát hành trái phiếu hay đi vay ngân hàng. Tuy nhiên, để việc phát hành cổ phiếu có hiệu quả và đạt đƣợc giá cao, doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động hiệu quả, luôn có lợi nhuận để nâng cao uy tín trong mắt nhà đầu tƣ.

Thứ tƣ, huy động vốn nội bộ từ các cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp là một hình thức vay linh hoạt, dễ dàng, có chi phí huy động thấp và ổn định. Huy động vốn nội bộ vùa có ý nghĩa kinh tế đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thêm vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa mang lại sự gắn bó giữa doanh nghiệp với cán bộ công nhân viên khi đặt lợi ích của họ trong lợi ích của doanh nghiệp.

5.2.1.3. Quy mô doanh nghiệp

Dựa trên kết quả nghiên cứu, có thể thấy biến quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến lợi nhuận doanh nghiệp, do đó để tăng lợi nhuận, các doanh nghiệp cần phải gia tăng tài sản. Đối với sự cạnh tranh sôi nổi trên thị trƣờng hiện nay, tác giả đƣa ra gợi ý chính sách nhƣ sau:

Một là, các doanh nghiệp ngành xây dựng có thể tăng quy mô doanh nghiệp thông qua việc gia tăng vốn nhằm mở rộng kinh doanh, tăng cƣờng đầu tƣ trong nhiều năm tới, tăng độ vững mạnh của tài sản, xử lý nợ xấu,…

Hai là, đầu tƣ vào tài sản cố định nhƣ xây dựng thêm các chi nhánh những vị trí chiến lƣợc, những thành phố lớn, khu vực dân cƣ đông đúc, để tăng cƣờng sự phổ biến của doanh nghiệp đến với khách hàng.

Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô của từng doanh nghiệp phải phụ thuộc vào khả năng tài chính cũng nhƣ đối tƣợng khách hàng mà doanh nghiệp hƣớng tới để tránh gây ra việc lãng phí kinh phí, gây tổn thất đến lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng.

5.2.2. Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc

Kết quả chạy mô hình cho thấy lạm phát có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngành xây dựng, vì vậy tỉ lệ lạm phát tăng sẽ làm cho lợi nhuận tăng. Tuy nhiên, nếu để lạm phát tăng quá cao, nền kinh tế nói chung và lợi nhuận doanh nghiệp ngành xây dựng nói riêng đều sẽ bị ảnh hƣởng theo chiều hƣớng xấu. Do đó Chính phủ và Ngân hàng nhà nƣớc chỉ cần đƣa ra các biện pháp nhằm điều chỉnh và duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải, tránh để tăng quá cao gây ra những hậu quả cho nền kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp:

Một là, thực hiện chính sách tiền tệ với sự chừng mực nhất định, nới lỏng và thắt chặt đúng lúc. Ngân hàng nhà nƣớc cần linh hoạt hơn trong việc sử dụng các chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trƣờng nhằm điều hành cung tiền phù hợp, tránh gây sức ép lên lạm phát.

Hai là, Nhà nƣớc cần chủ động trong công tác điều hành chính sách giá cả, để có sự điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra chính phủ cũng cần phải tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh để thị trƣờng điều tiết giá cả, hơn là việc điều chỉnh giá các mặt hàng sát với giá thị trƣờng.

5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG MỞ RỘNG NGHIÊN CỨU

5.3.1. Hạn chế của đề tài

Mặc dù nghiên cứu đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, nhƣng trong đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Sau đây tác giả tự đánh giá những hạn chế cơ bản, tạo cơ sở để đƣa ra đề xuất cho những nghiên cứu trong tƣơng lai.

Thứ nhất, đề tài không thể thu thập dữ liệu của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam. Vì thế có thể không đảm bảo hết tính chính xác cao nhất của mục đích nghiên cứu.

Thứ hai, đề tài mới dừng lại ở việc xem xét tác động của các nhân tố đến tỷ suất lợi nhuận trong tổng thể 93 doanh nghiệp ngành xây dựng mà chƣa xem xét tác động của các nhân tố này đến tỷ suất lợi nhuận tại từng doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu. Vì vậy đề tài chƣa đƣa ra đƣợc đánh giá cụ thể cho từng doanh nghiệp. Ngoài ra, thời gian thu thập dữ liệu còn ngắn, chỉ mới xét trong giai đoạn gần đây nhất là 2008 – 2018, nên khóa luận chƣa tách mẫu nghiên cứu ra các giai đoạn trƣớc, trong và sau khủng hoảng nhằm đánh giá một cách khách quan nhất tác động của các nhân tố trong mô hình đến khả năng sinh lời ROA.

Thứ ba, theo lý thuyết, có nhiều chỉ tiêu đo lƣờng khả năng sinh lời của doanh nghiệp nhƣ ROE, ROI, ROCE, NIM,… Do hạn chế về việc thu thập dữ liệu nên tác giả không thể đƣa hết vào khóa luận nghiên cứu này, mà chỉ sử dụng biến ROA để đại diện cho khả năng sinh lời cũng nhƣ lợi nhuận doanh nghiệp ngành xây dựng.

Thứ tƣ, bên cạnh các kiểm định đã thực hiện thì khóa luận nghiên cứu này chƣa kiểm định đầy đủ các giả thiết của mô hình hồi quy tuyến tính trên dữ liệu bảng (hiện tƣợng nội sinh) để xét xem ROA có tác động đến các biến hay không hoặc lợi nhuận kỳ trƣớc có tác động kỳ sau hay không.

Thứ năm, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng chịu sự chi phối của các yếu tố vĩ mô nhƣ: tốc độ tăng trƣởng GDP, lãi suất, thuế,… Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và việc thu thập dữ liệu nên trong bài nghiên cứu

này, tác giả chỉ sử dụng biến lạm phát đại diện cho các yếu tố vĩ mô, để đo lƣờng tác động của các yếu tố vĩ mô đến lợi nhuận doanh nghiệp.

5.3.2. Hƣớng mở rộng đề tài

Từ những hạn chế đƣợc trình bày nhƣ trên, tác giả đƣa ra một số đề xuất cho hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai:

Thứ nhất, các nghiên cứu trong tƣơng lai nên mở rộng phạm vi nghiên cứu cho các doanh nghiệp ngành xây dựng còn lại mà Khóa luận này chƣa thực hiện đƣợc do việc thiếu dữ liệu. Điều này không chỉ làm tăng tính chính xác cho mô hình hồi quy mà còn mang lại hiệu quả cao hơn cho việc phân tích các nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi số lƣợng quan sát lớn, sự chính xác của đề tài cũng đƣợc nâng cao, hơn thế nữa để giải thích các biến tác động rõ ràng, cần phải có số quan sát lớn. Qua đó có thể đánh giá đƣợc một cách toàn diện nhất tác động của các nhân tố nói chung cũng nhƣ nguồn tài trợ nợ nói riêng.

Hai là, các bài nghiên cứu trong tƣơng lai có thể sử dụng thêm nhiều biến đại diện cho khả năng sinh lời nhƣ ROE, ROI, ROCE, NIM,… Từ đó, bài nghiên cứu có thể so sánh các mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến lợi nhuận doanh nghiệp trong các trƣờng hợp biến phụ thuộc khả năng sinh lời đƣợc đại diện bởi các chỉ tiêu khác nhau.

Ba là, các bài nghiên cứu có thể thêm các biến độc lập vĩ mô tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp nhƣ tốc độ tăng trƣởng GDP, thuế, lãi suất,… Khi đó đề tài sẽ đánh giá toàn diện hơn các biến độc lập tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp và ý nghĩa giải thích mô hình sẽ đƣợc đảm bảo.

Bốn là, các bài nghiên cứu sau có thể sử dụng nhiều cách thức để xác định các biến trong mô hình nhằm thể hiện rõ ràng hơn bản chất của các biến. Đồng thời thực hiện đầy đủ các kiểm định của mô hình hồi quy tuyến tính trên dữ liệu bảng (hiện tƣợng nội sinh).

KẾT LUẬN CHƢƠNG 5

Dựa vào kết quả nghiên cứu đã tìm đƣợc và phân tích ở chƣơng 4, tác giả đƣa ra những gợi ý chính sách cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhằm mục đích tối đa hóa khả năng sinh lời cho doanh nghiệp ngành xây dựng. Các gợi ý cho doanh nghiệp nhằm hƣớng đến việc gia tăng vốn chủ sở hữu, giảm nợ vay, giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp và gia tăng tài sản doanh nghiệp. Các gợi ý cho cơ quan quản lý Nhà nƣớc hƣớng tới mục tiêu duy trì gia tăng lạm phát ở mức nhỏ và vừa phải. Ngoài ra, tác giả cũng nêu lên những hạn chế của nghiên cứu cùng với những gợi ý cho những nghiên cứu sau nhằm hoàn thiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận doanh nghiệp ngành xây dựng ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Abor, J. 2005, “The effect of capital structure on profitability: an empirical analysis of listed firms in Ghana”. Journal of Risk Finance, 6(5), pp.438-445.

Ahmad, Z., Abdullah, N. M. H., Roslan, S. 2012, “Capital structure effect on firms’ performance: Focusing on consumers and industrials sectors on Malaysian firms”, International Review of Business Research Papers, 8(5), pp.137-155. Berger, A., Bonaccorsi, P. E. 2006, “Capital structure and firm performance: A new approach to testing agency theory and an application to the banking industry”, Journal of Banking and Finance, 32, pp.1065-1102.

Bevan, A. A., Danbolt, J. 2002, “Capital Structure and Determinants in the United Kingdom – A decompositional Analysis”, Applied Financial Economics, 12(3), pp.159-170.

Duraj, B., & Moci, E. 2015, “Factor influencing the bank profitability - Empirical evidence from Albania”, Asian Economic and Financial Review, 5(3), pp.483-494.

Ebaid, E. I. 2009, “The impact of capital structure choice on firm performance: empirical evidence from Egypt”, The Journal of Risk Finance, 10(5), pp.477- 487.

Gill, A. 2011, “The effect of capital structure on profitability: Evidence from the United States”, International Journal of Management, 28(4).

Githaiga, P. N., Kabiru, C. G. 2015, “Debt Financing and Financial Performance of small and medium size enterprises: Evidence from Kenya”, Journal of Economics, Finance and Accounting, 2(3), pp.473-481.

Gleason, K. C., Mathur, L. K., & Mathur, I. 2000, “The Interrelationship between Culture, Capital Structure, and Performance: Evidence from European Retailers”, Journal of Business Research, 50(2), pp.185- 191.

Khan, A. G. 2012, “The relationship of capital structure decisions with firm performance: A study of the engineering sector of Pakistan”, International Journal of Acounting and Financial Reporting, 2(1), pp.245-262.

Ugwuanyu, G. O. 2014, “An empirical assessment of the determinants of bank profitability in Nigeria: Bank characteristics panel evidence”. Journal of Accounting and Taxation, 4(3), pp.38-43.

Zeitun, R., Tian, G., G. 2007, “Capital structure and corporate performance: evidence from Jordan”, The Australasian Accounting Business & Finance Journal, 1(4), pp.40-61.

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

Bùi Đan Thanh 2016, Cấu trúc vốn và vốn luân chuyển tác động đến hiệu quả quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến Sĩ Kinh tế, Trƣờng Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.

Đặng Phƣơng Mai 2016, Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam, Luận án Tiến Sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính.

Đoàn Ngọc Phi Anh 2010, Các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính: Tiếp cận theo phƣơng pháp phân tích đƣờng dẫn, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, số 5(40), trang 14-22.

Lê Thị Mỹ Phƣơng 2012, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội, Luận văn Thạc Sĩ, Đại học Đà Nẵng.

Lê Thị Thục Oanh 2015, Phân tích cấu trúc vốn của các công ty nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn Thạc Sĩ, Đại học Đà Nẵng.

Ngô Kim Phƣợng, Lê Hoàng Vinh, Lê Thị Thanh Hà, Lê Mạnh Hƣng 2018, Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Lê Thanh Tuyền 2013, Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả

hoạt động kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn Thạc Sỹ, Đại học Đà Nẵng.

Nguyễn Thị Diệu Chi 2018, Tác động của cấu trúc vốn nợ tới hiệu quả tài chính: Nghiên cứu điển hình các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, số 60(11).

Phạm Thị Tuyết Trinh 2016, Kinh tế lượng ứng dụng trong kinh tế và tài chính, Nhà

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NỢ ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG ĐƢỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w