Công trình nghiên cứu của Jong và Oosthoek (2013) về tác động của mối quan hệ xã hội mật thiết và hành vi trên Facebook đến ý định mua hàng đã xác định mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc về mạng xã hội Facebook đến ý định tiêu dùng. Tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu gồm các yếu tố: mối quan hệ xã hội mật thiết, mức độ quan tâm, thái độ, truyền miệng trực tuyến, thu nhập. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các mối quan hệ xã hội mật thiết trên Facebook ảnh hƣởng đến ý định mua hàng trực tuyến nhiều hơn các mối quan hệ yếu trên Facebook; Những sản phẩm có mức độ quan tâm cao chịu nhiều ảnh hƣởng của mối quan hệ xã hội mật thiết đến ý định mua; Mức độ mật thiết của các mối quan hệ xã hội và mức độ hoạt động trên Facebook ảnh hƣởng đáng kể đến ý định mua hàng của ngƣời tiêu dùng;
Không có mối quan hệ giữa thu nhập và ý định mua hàng qua mạng xã hội Facebook.
Một nghiên cứu của Richard và Guppy (2014) về các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua hàng của ngƣời tiêu dùng trên Facebook đã giới thiệu sơ lƣợc về Facebook, đồng thời đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua hàng của ngƣời dùng mạng xã hội Facebook bao gồm các yếu tố: Số lƣợt thích của một trang bán hàng, số lƣợt thích của bạn bè dành cho trang bán hàng; Những bình luận của bài viết; Lƣợt chia sẻ bài viết. Thông qua kết quả khảo sát 216 ngƣời dùng Facebook, tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS v.18 để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố lƣợt thích của ngƣời dùng mạng xã hội và lƣợt thích của bạn bè có tác động mạnh nhất đến ý định mua hàng của ngƣời dùng Facebook, cụ thể nếu bài viết có càng nhiều lƣợt thích của ngƣời dùng khác và lƣợt thích của bạn bè thì ý định mua hàng của ngƣời dùng Facebook ngày càng cao. Tiếp theo đó là yếu tố bình luận bài viết và chia sẻ cũng là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua hàng của ngƣời dùng mạng xã hội Facebook. Bên cạnh đó, một nghiên cứu của nhóm tác giả Eranti, Veikko; Lonkila, Markku (2015) - “The social significance of the Facebook Like button” cũng cho thấy các khía cạnh xã hội của việc sử dụng nút Like cho mục đích quản lý, xây dựng hình ảnh bản thân và duy trì các mối quan hệ xã hội trực tuyến. Kết quả nghiên cứu này cho thấy nút Like đƣợc thiết kế để cho phép ngƣời dùng thể hiện đánh giá tích cực về nội dung của bài đăng, nhận xét về hình ảnh trên Facebook, bên cạnh đó ảnh hƣởng đến hành vi thích của ngƣời dùng và ngƣời dùng phản ánh ý thích của họ dựa trên lƣợt thích trƣớc đó.
Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Markowitz - Elfassi, D., Yarchi, M., & Samuel-Azran, T. (2019) - “Share, comment, but not like. The effect of politicians‟ facial attractiveness on audience engagement on Facebook” cho thấy ảnh hƣởng từ sự nổi tiếng trực tuyến, vẻ ngoài thu hút của các chính trị gia sẽ đƣợc đƣợc phản ánh bởi sự tham gia của khán giả với các bài đăng trên Facebook trong chiến dịch bầu cử năm 2015 của Israel, thông qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của bài viết hấp dẫn sẽ thu hút nhiều sự chú ý hơn, nhận đƣợc nhiều lƣợt bình luận và
chia sẻ hơn. Cũng theo Eranti và Lonkila (2015), ngƣời dùng Facebook có xu hƣớng chú ý nhiều hơn đến các bài đăng có nội dung, hình ảnh thú vị và độc đáo. Cách tốt nhất để giúp các doanh nghiệp duy trì các khách hàng trung thành thích mua sản phẩm trực tuyến là việc thiết lập các bài đăng theo thời gian hợp lý, thƣờng xuyên với nội dung phù hợp (Ballantine, Lin và Veer, 2015). Nhóm tác giả Macrynikola và Miranda (2019) - “Active Facebook use and mood: When digital interaction turns maladaptive” đã đƣa ra kết luận về mức độ quan trọng của nội dung bài đăng, nó có thể ảnh hƣởng đến nhận thức, cảm xúc cho ngƣời dùng.
Theo nghiên cứu gần đây của Pham, Shancer và Nelson, 2019, có tới 92% ngƣời tiêu dùng tin vào việc giới thiệu ngƣời quen trong đó chỉ có 33% ngƣời tiêu dùng tin vào quảng cáo truyền thông trực tuyến. Rõ ràng, ngƣời tiêu dùng dễ bị ảnh hƣởng và có niềm tin vào các sản phẩm đƣợc giới thiệu bởi KOLs; đặc biệt, nếu KOLs là thần tƣợng yêu thích của họ. Ngoài ra KOLs còn là tác nhân đặc biệt tạo ra xu hƣớng thị trƣờng, các sản phẩm mà họ sử dụng, đối với KOLs có lƣợng ngƣời hâm mộ đông đảo, sẽ đƣợc thu hút và sử dụng rộng rãi, thông qua đó thúc đẩy việc tìm kiếm sản phẩm của ngƣời tiêu dùng (Bong-seob Kim, 2015).
Một nghiên cứu của Tarek Sardouk, Sourav Sarker Shuv (2017) về vấn đề tác động của truyền thông Facebook đến quyết định mua quần áo thời trang đã thảo luận và phân tích các tác động và ảnh hƣởng khác nhau của truyền thông Facebook đối với hành vi mua của ngƣời tiêu dùng, lấy sinh viên Đại học Gavle làm nghiên cứu điển hình. Kết quả nghiên cứu đã xác nhận rằng mạng xã hội Facebook có tác động đến ý định mua của ngƣời tiêu dùng. Đồng thời nghiên cứu chỉ ra các yếu tố quảng cáo thông qua Facebook, các hình thức truyền thông tiếp thị và xu hƣớng tiêu dùng đƣợc tạo ra thông qua Facebook có tác động tích cực đến ý định mua của ngƣời tiêu dùng.
Nghiên cứu của Ching-Wei Ho (2014) về đề tài hành vi tiêu dùng trên mạng xã hội. Nghiên cứu này bắt đầu bằng cách phát triển một khuôn khổ để mô tả và kiểm tra mối quan hệ giữa những ngƣời tham gia Facebook, niềm tin thƣơng hiệu,
tác động của cộng đồng hay nói cách khác là xu hƣớng tiêu dùng và hành vi tiêu dùng thông qua mạng xã hội Facebook. Đầu tiên, nghiên cứu này cho thấy sự tham gia của cộng đồng ngƣời tiêu dùng trên Facebook có tác động trực tiếp và tích cực đến niềm tin thƣơng hiệu và nhận diện cộng đồng. Thứ hai, nghiên cứu này xác nhận rằng niềm tin thƣơng hiệu có ảnh hƣởng trực tiếp và tích cực đến việc xác định cộng đồng. Cuối cùng, nghiên cứu kết luận tác động của cộng động hay còn gọi là xu hƣớng tiêu dùng có tác động đến hành vi tiêu dùng.