Một số nhân tố tác động đến chính sách cổ tức

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHÓAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THUỘC NHÓM VN30 (Trang 32 - 36)

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.6 Một số nhân tố tác động đến chính sách cổ tức

Chính sách cổ tức là một trong những quyết định quan trọng của doanh nghiệp. Vì thế, để có thể đƣa ra một chính sách chi trả hợp lý, ban lãnh đạo phải cân nhắc rất nhiều yếu tố liên quan. Trong đó có một số yếu tố tác động mạnh đến quyết định nhƣ:

2.1.6.1 Các hạn chế pháp lý

Trƣớc những yếu tố mang tính nội tại, chính sách cổ tức của các công ty chấp hành quy định pháp lý tại quốc gia đăng ký hoạt động kinh doanh. Khi ban hành quyết định chi trả cổ tức, doanh nghiệp phải lƣu ý một số hạn chế về mặt pháp lý:

(1) Hạn chết suy yếu vốn: Doanh nghiệp không thể dùng vốn để phục vụ mục đích chi trả cổ tức, bao gồm mệnh giá cổ phần thƣờng và thặng dƣ vốn.

(2) Hạn chế lợi nhuận ròng: Để đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ, cổ tức phải đƣợc chi trả từ lợi nhuận ròng.

(3) Hạn chế mất khả năng thanh toán: Doanh nghiệp không thể chi trả cổ tức khi tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao hay mất khả năng thanh toán nhằm đảm bảo quyền lợi của chủ nợ.

Những doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp quy mô nhỏ hay lợi nhuận giữ lại thấp thƣờng chịu ảnh hƣởng từ các hạn chế này.

2.1.6.2 Các ảnh hưởng của thuế

Theo lý thuyết ảnh hƣởng của thuế, chính sách cổ tức của doanh nghiệp bị chi phối bởi thuế. Trƣớc khi quyết định chi trả cổ tức, ban lãnh đạo luôn phải cân nhắc về sự chênh lệch giữa thuế suất đánh trên cổ tức và thu nhập lãi vốn nhằm đƣa ra chính sách hợp lý làm tăng tỷ suất sinh lợi sau thuế của cổ đông.

2.1.6.3 Chính sách chi trả năm trước

Theo lý thuyết tín hiệu, cổ tức chính là phƣơng tiện truyền dẫn thông tin nội bộ và triển vọng tƣơng lai đến nhà đầu tƣ. Các doanh nghiệp luôn cố gắng duy trì tỷ lệ chi trả cố định, ít thay đổi. Ban lãnh đạo chỉ tăng cổ tức khi họ thật sự tự tin vào đà tăng trƣởng của công ty và có thể duy trì mức độ chi trả ấy trong nhiều năm tiếp theo. Ngƣợc lại, khi doanh nghiệp cắt giảm cổ tức sẽ đƣợc xem là một tín hiệu xấu, báo động sự suy thoái trong hiệu quả kinh doanh. Lintner (1956) đã khẳng định rằng tỷ lệ chi trả cổ tức của năm trƣớc có ảnh hƣởng đến tỷ lệ chi trả năm hiện tại.

2.1.6.4 Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận là một yếu tố quan trọng quyết định chính sách chi trả cổ tức của công ty. Công ty chỉ có thể chi trả cổ tức khi họ thật sự tạo ra lợi nhuận, nói cách khác. Pruitt và Gitman (1991) đã khảo sát các nhà quản lý tài chính của 1.000 công ty lớn tại Mỹ về sự tƣơng tác giữa quyết định đầu tƣ, tài chính và cổ tức. Kết quả cho thấy cổ tức bị ảnh hƣởng bởi lợi nhuận của doanh nghiệp trong các năm từ quá

khứ đến hiện tại, sự thay đổi thu nhập doanh nghiệp và tốc độ tăng trƣởng của thu nhập. Bên cạnh đó, Ahmed và Javid (2009) phát hiện rằng các công ty có lợi nhuận cao, thu nhập ổn định có khả năng chi trả mạnh cho dòng tiền tự do thì mức chi trả cổ tức cũng lớn hơn và họ kết luận rằng lợi nhuận ròng có ảnh hƣởng tích cực đến tỷ suất cổ tức.

2.1.6.5 Khả năng thanh khoản

Quan điểm chung của nhà kinh tế cũng nhƣ nhà đầu tƣ cho rằng khả năng thanh khoản tác động tích cực đến tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty. Jensen (1986) đã giải thích mối quan hệ này bằng mâu thuẫn giữa nhà quản lý và các cổ đông. Xung đột này góp phần vào việc các cổ đông thích cổ tức hơn so với thu nhập giữ lại nếu công ty có dòng tiền dƣ thừa. Khả năng thanh khoản của công ty là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Tính thanh khoản đo lƣờng mức độ thanh toán cho các nghĩa vụ của một công ty. Amidu và Abor (2006) cho rằng chi trả cổ tức bằng tiền mặt không chỉ phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty mà còn phụ thuộc vào dòng tiền tự do là lƣợng tiền hoạt động còn lại của công ty sau khi thanh toán các loại chi phí vốn. Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ tích cực giữa dòng tiền và tỷ lệ chi trả cổ tức. Do đó, thanh khoản đƣợc xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức.

2.1.6.6 Tốc độ tăng trưởng

Tác động của tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp (tốc độ tăng trƣởng doanh thu) đến chính sách cổ tức là một yếu tố gây nhiều tranh cãi khi các nhà kinh tế có những quan điểm trái chiều nhau.

Một số nghiên cứu cho rằng tốc độ tăng trƣởng doanh thu có tác động tích cực đến chính sách cổ tức. Theo lý thuyết tín hiệu, các công ty có tốc độ tăng trƣởng cao tức là hiệu quả kinh doanh tốt vì thế họ sẽ cố gắng truyền thông tin đến nhà đầu tƣ bằng cách tăng mức chi trả cổ tức. Tại Ghana, Adu-Boanyah và ctg (2013) đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp sản xuất và kết luận rằng tốc độ tăng trƣởng của doanh thu có tác động cùng chiều với quyết định chi trả của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, có rất nhiều nghiên cứu đã không ủng hộ lập luận trên, kết quả từ các nghiên cứu ấy đều cho rằng công ty có tốc độ tăng trƣởng cao sẽ có nhu cầu vốn cao, cần vốn để tài trợ cho việc mở rộng hoạt động đầu tƣ, kinh doanh và khả năng công ty giữ lại thu nhập cao hơn chi trả cổ tức cho cổ đông. Kết quả nghiên cứu của Amidu và Abor (2006) tuyên bố rằng tăng trƣởng doanh thu có mối quan hệ tiêu cực đến tỷ lệ chi trả cổ tức. Theo họ, các công ty đang trên đà tăng trƣởng cần nhiều tiền hơn để tài trợ cho khả năng tăng trƣởng của họ, do đó, ban quản lý công ty thƣờng sẽ giữa lại thu nhập ở mức tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ chi trả cổ tức.

2.1.6.7 Quy mô

Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì khả năng tiếp cận với thị trƣờng vốn càng cao, họ có lợi thế trong việc vay nợ vì thông tin doanh nghiệp có tính minh bạch cao, tạo lòng tin cho chủ nợ. Một loạt các nghiên cứu của Eddy và Seifert (1988), Jensen và các công sự (1992), Redding (1997) đƣợc trích trong Theodros (2011), Fama và Frech (2001) đều cho rằng các doanh nghiệp lớn sẽ chi một lƣợng lợi nhuận ròng cao hơn cho cổ tức bằng tiền mặt so với các doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp với quy mô lớn chi trả cổ tức cao hơn và các doanh nghiệp quy mô nhỏ chi trả cổ tức thấp hơn vì họ gặp khó khăn trong việc huy động vốn hơn so với các doanh nghiệp lớn dễ dàng tiếp cận thị trƣờng vốn và ít phụ thuộc vào các quỹ nội bộ dẫn đến khả năng chi trả cổ tức cao.

2.1.6.8 Tỷ lệ đòn bẩy

Tỷ lệ đòn bẩy là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu thể hiện cấu trúc vốn của công ty. Đòn bẩy càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay và khả năng tỷ lệ lợi nhuận đƣợc giữ lại cao hơn so với tỷ lệ chi trả cổ tức vì doanh nghiệp phải tài trợ cho các hoạt động kinh doanh, thanh toán lãi và gốc cho chủ nợ từ đó làm giảm tỷ lệ đòn bẩy nợ. Theo Rozeff (1982), các công ty có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao thƣờng có tỷ lệ chi trả thấp nhằm giảm các chi, tăng thu nhập giữ lại cân bằng đòn bẩy tài chính. Al-Malkawi (2007) cũng đã xác nhận rằng đòn bẩy tài chính có ảnh hƣởng tiêu cực đến quyết định cổ tức.

Ở một khía cạnh khác, Kania và Bacon (2005) và một số nghiên cứu khác đã tìm ra mối quan hệ tích cực và kết luận rằng các công ty có tỷ lệ nợ vay cao sẽ trả cổ tức nhiều hơn. Lý thuyết tín hiệu chính là cơ sở lập luận của quan điểm này. Doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao thƣờng chi trả cổ tức ở mức cao hơn nhằm củng cố niềm tin nhà đầu tƣ và báo hiệu rằng công ty vẫn đang hoạt động tốt.

2.1.6.9 Lạm phát

Khi thị trƣờng xảy ra lạm phát ở mức độ cao, doanh nghiệp cần tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại nhằm duy trì hoạt động kinh doanh, luân chuyển vốn và chi trả các khoản giao dịch phát sinh.

2.1.6.10 Bảo vệ chống loãng giá

Khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu mới, rủi ro loãng giá có thể xảy ra vì có thể cổ đông không mua hoặc không thể mua theo tỷ lệ tƣơng ứng. Vì vậy, để bảo vệ giá trị doanh nghiệp, quyền lợi sở hữu, một số nhà quản lý sẽ chi trả cổ tức thấp nhằm tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại, tránh phát hành cổ phần khi cần huy động vốn.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHÓAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THUỘC NHÓM VN30 (Trang 32 - 36)