Khái niệm thị trƣờng chứng khoán

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHÓAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THUỘC NHÓM VN30 (Trang 36)

Thị trƣờng chứng khoán là nơi diễn ra hoạt động giao dịch các sản phẩm chứng khoán nhƣ: cổ phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá. Một thị trƣờng chứng khoán hiệu quả có vai trò ý nghĩa rất quan trọng đối với một nền kinh tế.

(1) Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế

Khi các nhà đầu tƣ có một khoản tiền nhàn rỗi, họ sẽ có xu hƣớng đầu tƣ sinh lời bằng cách mua cổ phần của các công ty đƣợc niêm yết, TTCK là nơi thu gom những nguồn vốn đó và cung cấp vốn cho các doanh nghiệp phát hành cổ phần. Qua đó, các khoản tiền nhàn rỗi đƣợc đầu tƣ vào hoạt động sản xuất kinh doanh và góp phần mở rộng nền kinh tế xã hội. Bên cạnh các doanh nghiệp, chính phủ và chính quyền địa phƣơng cũng có thể huy động vốn bằng cách bán trái phiếu

và sử dụng nguồn vốn đó để đầu tƣ cho các dự án cần thiết. Vì thế, TTCK có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

(2) Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng

TTCK cung cấp môi trƣờng đầu tƣ phong phú với đa dạng các ngành nghề giúp nhà đầu tƣ có nhiều sự lựa chọn, đa dạng hoá danh mục đầu tƣ và giảm thiểu rủi ro. Thị trƣờng có nhiều loại sản phẩm khác nhau: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh, chứng chỉ có nguồn gốc chứng khoán. Các loại chứng khoán khác nhau có tính chất, thời hạn và độ rủi ro khác nhau. Bên cạnh đó, TTCK góp phần to lớn vào việc tăng tỷ lệ tiết kiệm quốc gia.

(3) Tạo tính thanh khoản cho các loại chứng khoán

TTCK là một thị trƣờng có tính thanh khoản cao giúp nhà đầu tƣ dễ dàng chuyển đổi chứng khoán họ đang sở hữu thành tiền mặt hoặc dễ dàng trao đổi, mua bán các loại chứng khoán khi có nhu cầu với mức chi phí và thời gian giao dịch thấp. Điều đó tạo cho nhà đầu tƣ cảm giác an toàn và linh hoạt đối với khoản đầu tƣ của mình.

(4) Thị trường chứng khoán đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp

Giá thị trƣờng của cổ phiếu tại một thời điểm phản ánh tổng hợp và chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm đó. Thông qua thị trƣờng chứng khoán, các nhà đầu tƣ có thể dễ dàng đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp, từ đó, kích thích tính cạnh tranh lành mạnh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy sự phát triển thị trƣờng chung.

(5) Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô

Các chỉ số từ thị trƣờng chứng khoán là một trong những công cụ hiệu quả thể hiện trạng thái của thị trƣờng tại một thời điểm nhất định. Khi các chỉ số có xu hƣớng tăng chứng tỏ thị trƣờng đang có biểu hiện tích cực và ngƣợc lại. Do đó, tùy vào tình hình nền kinh tế, Chính phủ có thể áp dụng các chính sách, biện pháp tác động đến TTCK nhằm đảm bảo cho sự phát triển cân đối cả nền kinh tế quốc dân.

2.2.2 Các công ty thuộc nh m VN30

Để đƣợc chọn lựa vào rổ VN30, các công ty phải đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn tham gia tính toán chỉ số và trải qua 3 bƣớc sàng lọc (Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM, 2013):

Bước 1: Sàng lọc giá trị vốn hóa

Nhóm các cổ phiếu thỏa mãn điều kiện tham gia tính chỉ số VN30 đƣợc sắp xếp theo thứ tự giảm dần theo giá trị vốn hóa hàng ngày bình quân trong 06 tháng chƣa đƣợc điều chính free – float. 50 cổ phiếu có giá trị vốn hóa cao nhất sẽ đƣợc chọn từ trên xuống sẽ đƣợc chọn vào nhóm 30 cổ phiếu tốt nhất.

Bước 2: Sàng lọc về free – float

Tỷ lệ free – float là tỷ lệ khối lƣợng cổ phiếu tự do chuyển nhƣợng so với khối lựogn cổ phiếu đang lƣu hành trên thị trƣờng.

Cổ phiếu có tỷ lệ free – float ≤ 5% sẽ bị loại. Tức là các cổ phiếu chuyển nhƣợng tự do thỏa thuận phải đạt ngƣỡng 5% so với tổng khối lƣợng cổ phiếu đang đƣợc phát hành của mã cổ phiếu đó. Theo quy tắc chỉ số VN30, tỷ lệ free – float chỉ đƣợc cập nhật 06 tháng một lần tại mỗi lần xem xét định kỳ rổ chỉ số nhằm hạn chế những thay đổi nhỏ không cần thiết ảnh hƣởng đến tính ổn định của chỉ số và tính hiệu quả khi vận hành chỉ số. Do vậy, tỷ lệ free – float đƣợc làm tròn theo bội số 5% để dự phòng cho những biến động trong kỳ cổ phiếu.

Bước 3: Sàng lọc về thanh khoản

Tập hợp các cổ phiếu còn lại đủ yêu cầu sẽ đƣợc sắp xếp theo thứ tự giảm dần về giá trị giao dịch hàng ngày bình quân trong 06 tháng.

Top 30 cổ phiếu đáp ứng các tiêu chí sàng lọc sẽ đƣợc chọn vào rổ. Danh mục cổ phiếu VN30 đợt 01 năm 2020 (Phụ lục 1).

2.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNHHƢỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC HƢỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC

Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về đề tài các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách cổ tức đƣợc công bố, tuy nhiên, đề tài này vẫn luôn thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà lãnh đạo cũng nhƣ các nhà kinh tế nhằm tìm ra các

yếu tố xây dựng nên chính sách cổ tức cho doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các yếu tố trên.

Nghiên cứu của Ricardo N. Bebczuk (2004) đƣợc thực hiện nhằm tìm ra các yếu tố quyết định chính sách cổ tức của các công ty đƣợc niêm yết tại Argentina trong giai đoạn năm 1996 - 2002. Bài nghiên cứu đã đƣa ra một số phát hiện liên quan đến chính sách cổ tức:

(a) Các công ty có quy mô lớn hơn và lợi nhuận cao hơn nhƣng không có cơ hội đầu tƣ tốt sẽ trả cổ tức nhiều hơn.

(b) Các công ty có khả năng tiếp cận với nguồn vốn tốt hơn sẽ trả nhiều cổ tức hơn.

(c) Các công ty có tỷ lệ cao rủi ro cao, mắc nhiều nợ hoặc những công ty thuộc sở hữu nƣớc ngoài thƣờng trả cổ tức thấp hơn.

(d) Các công ty phát hành Chứng chỉ tiền gửi Mỹ (ADR) có tỷ lệ xuất chi cao hơn các công ty khác.

(e) Các công ty không quan tâm đến việc duy trì tỷ lệ cổ tức ổn định theo thời gian.

Nghiên cứu của Duha Al-Kuwari (2009) đƣợc thực hiện tại Hồi đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) vì ông cho rằng chính sách cổ tức là chủ đề tài chính hấp dẫn tuy nhiên các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các thị trƣờng phát triển, vì thế, để có cái nhìn sâu sắc hơn, ông quyết định thực hiện tại thị trƣờng đang phát triển. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu của 191 công ty phi tài chính đƣợc niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán các quốc gia GCC từ năm 1999 đến năm 2003 để kiểm tra bảy giả thuyết:

H1: Quyền sở hữu nhà nước ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ chi trả cổ tức. H2: Dòng tiền tự do ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ chi trả cổ tức. H3: Quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ chi trả cổ tức.

H4: Tỷ lệ chi trả cổ tức tích cực/tiêu cực liên quan đến cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp.

H6: Rủi ro hệ thống ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ chi trả cổ tức.

H7: Lợi nhuận của doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ chi trả cổ tức.

Kết quả nghiên cứu của Al-Kuwari cho ra 04 biến có ý nghĩa thống kê bao gồm sở hữu nhà nƣớc, quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ đòn bẩy và lợi nhuận. Trong đó, sở hữu nhà nƣớc, quy mô doanh nghiệp và lợi nhuận có ảnh hƣởng tích cực đến tỷ lệ xuất chi. Ngƣợc lại, doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao sẽ chi trả cổ tức thấp hơn.

Theo Mehdi Moradi và các cộng sự (2010) thì chính sách cổ tức liên quan đến nhiều quyết định tài chính quan trọng. Bên cạnh đó, nó đƣợc hình thành từ nhiều cơ sở lý thuyết khác nhau, nhiều trƣờng phái khác nhau tạo nên những bất cập nan giải trong chu kỳ tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, bài nghiên cứu ra đời nhằm mục đích xây dựng mô hình kiểm tra tác động của một số nhân tố khác nhau đến chính sách cổ tức tại Iran: lợi nhuận, quy mô, tỷ số beta, tỷ lệ thu nhập giữ lại, P/E và tỷ lệ nợ. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của 73 công ty thuộc các nhóm ngành khác nhau niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tehran từ năm 2000 đến năm 2008. Nhóm sử dụng phƣơng pháp hồi quy để kiểm tra sự tƣơng quan giữa các biến và kiểm định các giả thuyết. Sau quá trình nghiên cứu, nhóm đã rút ra kết luận rằng chính sách cổ tức của các công ty niêm yết tại TSE bị ảnh hƣởng trực tiếp bởi lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, chỉ số beta, P/E, tỷ lệ nợ có tác động trái chiều và quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ thu nhập giữ lại không ảnh hƣởng đến chính sách cổ tức.

Nghiên cứu của Belisti Jemberie Emiru (2015) thực hiện tại các ngân hàng thƣơng mại Ethiopia sử dụng dữ liệu từ 06 ngân hàng thƣơng mại có thời gian hoạt động trên 10 năm và liên tục chi trả cổ tức từ năm 2005 đến năm 2014, bao gồm: Awash International, Wogagen, Dashen, Abyssinia, United và Nib International. Để kiểm định các giả thuyết liên quan đến những nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ chi trả, tác giả sử dụng Mô hình FEM, Mô hình REM cùng một số mô hình hồi quy khác sau đó chọn ra mô hình phù hợp nhất bằng kiểm định Hausman. Kết quả kiểm định Hausman cho thấy Mô hình tác động cố định (FEM) là kỹ thuật hồi quy phù hợp

nhất. Nghiên cứu kết luận rằng lợi nhuận, tính thanh khoản và đòn bẩy là những yếu tố có ý nghĩa thống kê ảnh hƣởng tích cực đến quyết định chi trả cổ tức của các ngân hàng ở Ethiopia. Mặt khác, tốc độ tăng trƣởng và quy mô doanh nghiệp lại ảnh hƣởng tiêu cực đến quyết định chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Thời gian thanh toán cổ tức chậm và vốn không ảnh hƣởng đến việc xác định mức độ chi trả cổ tức của ngân hàng.

Các mô hình nghiên cứu về đề tài chính sách cổ tức đƣợc phát triển trên toàn cầu và cho ra kết quả vô cùng đa dạng từ nƣớc này sang nƣớc khác. Tuy nhiên việc xác định các biến số của tỷ lệ chi trả cổ tức ở thị trƣờng mới nổi nhƣ Malaysia thì khó khăn hơn, vì thế Issa (2015) quyết định thực hiện nghiên cứu thực nghiệm từ các doanh nghiệp tại đây. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu quan sát gồm 284 công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Kuala Lumpur thuộc bảy ngành nghề khác nhau: hàng tiêu dùng, công nghiệp, xây dựng, tài chính, công nghệ, vật liệu và truyền thông trong giai đoạn năm 2002 đến 2011. Tác giả sử dụng phƣơng pháp hồi quy bội để kiểm ra mối quan hệ giữa 08 biến: FCF, ROE, ROA, EPS, giá trị sổ sách, tốc độ tăng trƣởng, vốn hóa thị trƣờng và chỉ số Beta. Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn hóa thị trƣờng, Beta, ROA, ROE là các biến phổ biến có ảnh hƣởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức trên các lĩnh vực khác nhau trừ lĩnh vực công nghệ. Tƣơng tự, ROA là biến số quyết định đáng kể của DPR trong bốn lĩnh vực: xây dựng, hàng tiêu dùng, vật liệu và viễn thông, nhƣng lại không có ý nghĩa đối với các công ty thuộc ngành công nghiệp, công nghệ và tài chính.

Nghiên cứu của Mula Nazar Khan và các tác giả (2016) về đề tài này đƣợc thực hiện từ các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may tại Pakistan. Bài nghiên cứu đƣợc xây dựng từ thông tin dữ liệu của 156 công ty thuộc nhóm ngành dệt may đƣợc niêm yết tại Sàn Giao dịch Chứng khoán Pakistan từ năm 2010 đến 2014. Mô hình tác động cố định (FEM), Hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) đƣợc nhóm tác giả sử dụng để tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố. Kiểm định Hausman đƣợc sử dụng để xác định rằng mô hình tác động cố định là phù hợp với bài nghiên cứu này. Kết quả của mô hình tác động cố định cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa lợi nhuận và tỷ lệ

chi trả cổ tức. Bên cạnh đó, tỷ lệ đòn bẩy càng là nhân tố có ảnh hƣởng xấu đến chính sách cổ tức. Quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ P/E không tác động đến tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp.

Ingrit cùng các cộng sự (2017) cho rằng vấn đề tài trợ là một trong những vấn đề thƣờng mắc phải của một công ty, vì thế, thị trƣờng vốn trở thành một nguồn tài trợ thay thế trong việc phát triển của các công ty ở Indonesia. Tại đây, công nghiệp khai thác là một trong những ngành kinh tế quan trọng của đảo quốc Indonesia. Do đó, nghiên cứu này sử dụng 10 mẫu quan sát là các công ty lớn thuộc ngành khai thác niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Indonesia trong giai đoạn 2011 – 2015. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng gồm 02 bƣớc:

Bước 1: Thử nghiệm các giả định cổ điển dựa trên Juanda và Junidi (2004)

Bước 2: Lựa chọn mô hình tốt nhất: Pooled Ordinary Least Square (Pooled OLS), Fixed Effect Model và Random Effect Model.

Quá trình nghiên cứu cho kết quả rằng mô hình FEM đáp ứng đƣợc đa số các yêu cầu. Dựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu kết luận rằng hệ số khả năng thanh toán hiện hành, tỷ lệ nợ/VCSH, ROA, lãi suất tín dụng đầu tƣ, giá cổ phiếu và chỉ số sản xuất công nghiệp có ảnh hƣởng đáng kể đến tỷ lệ chi trả của doanh nghiệp với R-squared là 0,899. Điều này có nghĩa là 89,9% biến động của tỷ lệ chi trả cổ tức đƣợc giải thích bằng các biến trên.

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách cổ tức đƣợc xây dựng từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó hầu hết đƣợc thực hiện tại các quốc gia phát triển vì thế không thể áp dụng hoàn toàn vào thị trƣờng chứng khoán non trẻ nhƣ thị trƣờng tại Việt Nam.

Mai Thị Hoài Thƣơng (2015) đã thực hiện nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam. Tác giả thu thập dữ liệu nghiên cứu từ 128 doanh nghiệp niêm yết trên cả 2 sàn giao dịch HOSE và HNX thõa mãn các điều kiện:

 Các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX trƣớc năm 2009 và vẫn còn hoạt động giao dịch chứng khoán đến hết năm 2013.

 Các công ty đã hoàn thành việc thông báo trả cổ tức năm 2013.

 Báo cáo tài chính và thông báo chi trả cổ tức trong 6 năm từ 2008 đến 2013 là có sẵn trên các website chứng khoán hoặc website của doanh nghiệp.

Mô hình hồi quy tuyến tính bội đƣợc tác giả sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách cổ tức chịu tác động rất lớn của lợi nhuận, chính sách cổ tức năm trƣớc và ảnh hƣởng từ tốc độ tăng trƣởng và đòn bẩy. Các công ty có lợi nhuận, tốc độ tăng trƣởng và tỷ lệ đòn bẩy nợ càng cao thì chi trả cổ tức càng nhiều. Quy mô doanh nghiệp, lƣu chuyển tiền thuần trong năm không có sự ảnh hƣởng rõ rệt đến mức chi cổ tức. Các doanh nghiệp có xu hƣớng duy trì chính sách kinh tế ổn định, giữ cho cổ tức tránh khỏi những biến động đột ngột nhằm ảnh hƣởng đến tâm lý nhà đầu tƣ.

Trần Hữu Hùng (2017) thực hiện nghiên cứu đề tài này từ các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. tác giả sử dụng dữ liệu của 62 công ty phi tài chính có đầy đủ thông tin về tỷ lệ, hình thức, thời gian, số lần chi trả cổ tức trong năm và phải có báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán trong suốt giai

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHÓAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THUỘC NHÓM VN30 (Trang 36)