Quy mô doanh nghiệp (SIZ)

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHÓAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THUỘC NHÓM VN30 (Trang 71)

Bảng 4.9 kết quả hồi quy cho thấy biến độc lập SIZ có mối tƣơng quan dƣơng với biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 5% nghĩa là các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì tỷ lệ chi trả càng cao. Kết quả này ủng hộ giả thuyết H6 đƣợc nêu ở mục 3.2 rằng quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ tích cực với tỷ lệ chi trả cổ tức. Tuy nhiên giá trị của hệ số này tƣơng đối thấp vì đơn vị của biến quy mô doanh nghiệp khá lớn. Nếu quy mô doanh nghiệp tăng 5% thì tỷ lệ chi trả cổ tức tăng 0,034%. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu nƣớc ngoài trƣớc đó nhƣ Bebczuk (2004), Al-Kuwari (2009). Al-kuwari (2009) cho rằng có nhiều lý do để công ty có quy mô lớn phải chi trả mức cổ tức lớn hơn:

Thứ nhất, các công ty lớn phải đối mặt với chi phí đại diện cao do sự phân tán quyền sở hữu, sự phức tạp gia tăng và các cổ đông không có khả năng giám sát chặt chẽ hoạt động của công ty.

Thứ hai, các công ty lớn có khả năng huy động vốn và tiếp cận thị trƣờng vốn tốt hơn so với các công tốt hơn so với những công ty nhỏ vì thế họ phải chi trả tỷ lệ cổ tức cao hơn cho các cổ đông.

TÓM TẮT CHƢƠNG 4

Hiện nay, đa số các doanh nghiệp Việt Nam có mức chi trả cổ tức dƣới 10%/năm. Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hƣớng giảm dần và nhóm các doanh nghiệp có mức chi trả từ 10% - 20%/năm có xu hƣớng tăng trong 05 năm trở lại đây.

Dựa vào kết quả kiểm định các mô hình ở chƣơng 4, REM đƣợc chọn là mô hình hiệu quả nhất, tuy nhiên, mô hình REM vẫn mắc phải một số lỗi nhƣ phƣơng sai sai số thay đổi và tự tƣơng quan bậc nhất. Tác giả tiến hành khắc phục lỗi bằng mô hình FGLS và cho ra kết quả cuối cùng.

Kết quả phân tích cho thấy trong 06 biến độc lập thì 04 biến có ý nghĩa thống kê. Trong đó, biến DPP, PRO và SIZ có mối tƣơng quan dƣơng, biến GRO có mối tƣơng quan âm và biến LIQ, LEV không tác động với biến phụ thuộc.

CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Chính sách cổ tức là một trong những quyết định quan trọng đối với doanh nghiệp cũng nhƣ nhà đầu tƣ. Mục đích chính của nghiên cứu là kiểm tra mối quan hệ giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và một số yếu tố nội sinh đƣợc lựa chọn của các doanh nghiệp. Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã đặt ra 06 giả thuyết dựa trên các cơ sở lý thuyết cũng nhƣ các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây. Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng để kiểm định các giả thuyết đã đƣa ra. Cụ thể hơn, bài nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng các mô hình hồi quy dữ liệu bảng với 03 phƣơng pháp ƣớc lƣợng chính là OLS, FEM, REM. Dữ liệu thu thập từ các doanh nghiệp thuộc danh mục VN30 đợt 01 năm 2020 trong giai đoạn 2015 – 2019. Mô hình nghiên cứu đƣợc cấu tạo từ 06 biến độc lập tƣơng ứng với sáu nhân tố tác động đến tỷ lệ chi trả bao gồm DPP, PRO, GRO, LIQ, LEV, SIZ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu, tác giả nhận thấy tồn tại vấn đền về tự tƣơng quan và phƣơng sai sai số thay đổi trong mô hình. Do đó, tác giả sử dụng phƣơng pháp hồi quy FGLS để ƣớc lƣợng mô hình nghiên cứu.

Kết quả mô hình hồi quy cuối cùng cho thấy mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa tỷ lệ chi trả cổ tức với tỷ lệ chi trả cổ tức năm trƣớc, lợi nhuận và quy mô doanh nghiệp. Theo lý thuyết tín hiệu, kết quả này chứng minh rằng các doanh nghiệp có quy mô càng lớn, lợi nhuận càng nhiều thì sẽ chi trả cổ tức cao hơn và mức chi trả cổ tức có xu hƣớng duy trì ổn định qua các năm. Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu thì tốc độ tăng trƣởng là nhân tố tác động tiêu cực ảnh hƣởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Điều này có thể đƣợc giải thích vì các doanh nghiệp có tốc độ tăng trƣởng cao đòi hỏi một lƣợng tiền nhiều hơn để tài trợ cho các hoạt động đầu tƣ sinh lời, do đó học thƣờng tăng tỷ lệ thu nhập giữ lại và giảm tỷ lệ chi trả cổ tức. Trái với dự đoán ban đầu, kết quả nghiên cứu cho thấy thanh khoản và đòn bẩy tài chính không tác động đáng kể đến quyết định chi trả cổ tức của các doanh nghiệp thuộc danh mục VN30 tại Việt Nam. Từ kết quả này, tác giả chấp

nhận giả thuyết H1, H2, H3, H6 và bác bỏ giả thuyết H4, H5 vì không có ý nghĩa thống kê.

Bên cạnh đó, để hiểu rõ hơn về chính sách cổ tức của các doanh nghiệp ở Việt Nam, tác giả tiến hành phân tích thực trạng chính sách chi trả cổ tức của các doanh nghiệp thuộc phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn 2015 – 2019. Kết quả thống kê tỷ lệ chi trả cổ tức của các doanh nghiệp cho thấy rằng phần đa các doanh nghiệp hiện nay có mức chi trả nhỏ hơn 10 %/năm. Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hƣớng giảm dần và nhóm các doanh nghiệp có mức chi trả từ 10% - 20%/ năm có xu hƣớng tăng trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Theo lý thuyết tín hiệu thì đây là một dấu hiệu tích cực khi các doanh nghiệp có xu hƣớng chi trả tăng dần qua các năm, chứng tỏ sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế Việt Nam nói chung.

5.2 KHUYẾN NGHỊ

Bài nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực đầu tƣ tài chính, tạo thêm bằng chứng cho các nghiên cứu về chính sách cổ tức tại TTCK Việt Nam. Ngoài ra, dựa trên sự am hiểu cá nhân và kết quả khoa học từ nghiên cứu tác giả đề xuất một số kiến nghị với hy vọng có thể giúp các nhà quản lý doanh nghiệp cũng nhƣ nhà đầu tƣ nắm bắt đƣợc những yếu tố quan trọng tác động đến chính sách cổ tức để đƣa ra các quyết định đầu tƣ đúng đắn.

Thứ nhất, tỷ lệ chi trả cổ tức năm trƣớc ảnh hƣởng tích cực đến tỷ lệ chi trả cổ tức ở mức ý nghĩa thống kê 1%, cho thấy sự tác động mạnh mẽ của yếu tố này đến quyết định chi trả của doanh nghiệp. Theo lý thuyết tín hiệu, nếu các năm trƣớc doanh nghiệp trả cổ tức ở một tỷ lệ cao thì doanh nghiệp nên tiếp tục duy trì mức tỷ lệ đó hoặc điều chỉnh tăng nếu doanh nghiệp có thể đảm bảo mức chi trả ấy cho các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên hạn chế quyết định cắt giảm cổ tức, hành động này có thể khiến nhà đầu tƣ nhận định rằng doanh nghiệp đang trong thời kỳ suy thoái. Mặt khác, nhà đầu tƣ có thể dựa vào quyết định chi trả cổ tức các năm trƣớc của doanh nghiệp để đƣa ra quyết định đầu tƣ. Nếu doanh nghiệp có mức chi

trả ổn định tức là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tạo ra lợi nhuận đều đặn trong nhiều năm và ngƣợc lại.

Thứ hai, lợi nhuận là nhân tố cực kỳ quan trọng tác động đến chính sách chi trả cổ tức. Để xây dựng chính sách cổ tức, doanh nghiệp phải dựa vào nhiều chính sách khác nhau nhƣ chính sách đầu tƣ, chính sách tài trợ và đảm bảo rằng có thể duy trì nó trong nhiều năm tiếp theo. Từ đó, tùy thuộc vào hiệu quả kinh doanh hiện tại mà doanh nghiệp đƣa ra chính sách cổ tức hợp lý. Nếu doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, tạo ra lợi nhuận cao thì chính sách cổ tức chính là công cụ truyền dẫn thông tin và tạo niềm tin với nhà đầu tƣ.

Thứ ba, tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp là một nhân tố tác động trái chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức. Điều này có thể hiểu rằng các nhà quản lý thƣờng tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho các cơ hội đầu tƣ. Quyết định này giúp doanh nghiệp duy trì tỷ lệ nợ ở mức ổn định, giảm thiểu rủi ro tài chính. Tuy nhiên, nhà đầu tƣ nên phân tích nhiều yếu tố hơn khi đầu tƣ vào một doanh nghiệp có tốc độ tăng trƣởng cao. Nếu dự án đầu tƣ của doanh nghiệp đạt hiểu quả tốt thì sẽ tạo đƣợc nguồn lợi nhuận tiềm năng trong tƣơng lai, tuy nhiên, nếu dự án không đạt đƣợc hiệu quả nhƣ kỳ vọng thì nhà đầu tƣ phải chấp nhận rủi ro.

Thứ tư, xu hƣớng tăng trƣởng của quy mô doanh nghiệp đồng thời ảnh hƣởng đến xu hƣớng tăng trƣởng của tỷ lệ chi trả cổ tức. Nghiên cứu này sử dụng mẫu quan sát là các công ty thuộc danh mục VN30 là những công ty chiếm khoảng 80% tổng giá trị vốn hóa thị trƣờng tức là những công ty có quy mô lớn đƣợc niêm yết tại HOSE, vì thế đã thể hiện rõ quan điểm doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì sẽ chi trả cổ tức càng cao. Do đó, đầu tƣ vào các doanh nghiệp có quy mô lớn cũng là yếu tố mà các nhà đầu tƣ nên cân nhắc nhằm tối đa hóa danh mục đầu tƣ của mình.

5.3 HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO5.3.1 Hạn chế 5.3.1 Hạn chế

Mặc dù có nhiều sự cố gắng khi thực hiện đề tài, những bài nghiên cứu vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Cụ thể nhƣ sau:

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bao gồm 29 công ty thuộc danh mục VN30 niêm yết trên HOSE. Mặc dù đây là những công ty chiếm 80% vốn hóa thị trƣờng nhƣng vẫn chƣa đủ lớn để có thể đại diện cho tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Vì thế, kết quả nghiên cứu tìm đƣợc chỉ phù hợp với các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu.

Bên cạnh đó, nghiên cứu xem xét hành vi của các doanh nghiệp trong giai đoạn từ năm 2015 – 2019, trong giai đoạn này nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều biến động bởi chiến tranh thƣơng mại Mỹ - Trung. Cho nên có thể tồn tại tiềm tàng những ảnh hƣởng từ kinh tế vi mô đến các biến số trong mô hình nghiên cứu cũng nhƣ ảnh hƣởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp.

5.3.2 Hƣớng nghiên cứu tƣơng lai

Từ các hạn chế trên, tác giả đề xuất một số hƣớng nghiên cứu cho tƣơng lai. Các nghiên cứu sau nên cân nhắc mở rộng mẫu nghiên cứu bằng cách gia tăng số lƣợng doanh nghiệp để có thể đại diện cho toàn bộ các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.

Hơn nữa, các nghiên cứu tƣơng lai nên gia tăng số lƣợng biến nghiên cứu, bổ sung một số biến nội sinh nhƣ: tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc, chỉ số P/E, chỉ số Beta, EPS, giá cổ phiếu, ...

Trong nữa đầu năm 2020, nền kinh tế thế giới chịu ảnh hƣởng trầm trọng vởi đại dịch Covid – 19, vì thế, các nghiên cứu sau này nên cân nhắc thêm biến giả đại diện cho khủng hoảng kinh tế để loại trừ những ảnh hƣởng tiềm tàng.

i

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

Đinh Bảo Ngọc và Nguyễn Chí Cƣờng 2014, „Các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam‟,

Phát triển Kinh tế, số 290 (12/2014), trang 42-60.

Mai Thị Hoài Thƣơng 2015, Nghiên cứu các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

Trần Hữu Hùng 2017, Yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án thạc sĩ, Trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

Trần Thị Mỹ Liên 2006, Lựa chọn chính sách cổ tức phù hợp với chiến lược kinh doanh ở các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 2016, Giáo trình Thị trường

tài chính và các định chế tài chính, NXB Kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trƣơng Đông Lộc và Phạm Phát Tiến 2015, „Các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh‟, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 38, trang 67-74.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

Adu-Boanyah, E., Ayentimi, D. T., & Osei-Yaw, F. 2013, „Determinants of dividend payout policy of some selected manufacturing firms listed on the Ghana Stock Exchange‟, Research Journal of Finance and Accounting, vol. 4, no. 5.

Ahmed, H., & Javid. 2009, „Dynamics and Determinants of Dividend Policy in Pakistan Evidence from Karachi Stock Exchange Non-Financial Listed Firms‟,

Al-Kuwari, D. 2009, „Determinants of the Dividend Policy in Emerging Stock Exchanges: The Case of GCC Countries‟, Globay Economiy & Finance Journal, vol. 2, p. 38-63.

Al-Malkawi, HM. 2007, „Determinants of corporate dividend policy in Jordan: An application of the Tobit model‟, Journal of Economic & Adminitrative Sciences, vol. 23, no. 2, p. 44-70.

Amidu, M., & Abor, J. 2006, „Determinants of dividend payout ratios in Ghana‟,

The Journal of Risk Finance, Vol.7, no. 2, p.136-145.

Baker, H. K., Veit, E. T. and Powell, G. E. 2001, „Factors Influencing Dividend Policy Decisions of Nasdaq Firms‟, The Financial Review, vol. 38, p. 19-37.

Barclay, M. J. 1987, „Dividends, Taxes and Common Stock Prics: The Ex-Dividend Day Behavior of Common Stock Prices Before the Income Tax‟, Journal of Financial Economics, vol. 19, p. 31-44.

Bebczuk, R. N. 2004, „Explaining dividend policies in Argentina‟, Documentos de Trabajo.

Easterbrook, F. H. 1984, „Two Agency Costs Explanations of Dividend‟, American Economic Review, vol. 74, p. 650-659.

Eddy, A., & Seifert, B., 1988, „Firm size and dividend announcements. Journal of Financial Research‟, vol. 11, no. 4, p. 295-302.

Fabozzi, F. J., Focardi, S. M., Rachev, S. T., & Arshanapalli, B. G. 2014, The basics of financial econometrics: Tools, concepts, and asset management applications. John Wiley & Sons.

Fama, E. And K. French 2001, „Disappearing Dividends: Chaning Firm Characteristics or Lower Propensity to Pay?‟, Journal of Finanial Economics, vol. 60, p. 3-43.

Fisher, G. R. 1961, „Some factors influencing Share Prices‟, Economic Journal, vol. 71, p. 121-141.

Gordon, M. J. 1963, „Optimal investment and financing policy‟, The journal of finance, vol. 18, no. 2, p. 264-272.

Greene, W. A. 2012, Econometric Analysis, 7th Edn., Harlow.

Holder, M. E., Langrehr, F. W. And Hexter, J.L. 1998, „Dividend Policy Determinants: An Investigation of the Influences of Stakeholder Theory‟, Financial Management, vol. 27, p. 73-82.

Ingrit, I., Siregar, H., & Syarifuddin, F., 2018, „Factors Influencing Dividend Policy on Mining Companies Listed in Indonesia Stock Exchange 2011-2015‟, Bisnis & Birokrasi Journal, vol. 24, no. 2.

Issa, A. 2015, „The determinants of dividend policy: Evidence from Malaysian firms‟, Research Journal of Finance and Accounting, vol. 6.

Jemberie, B. 2015, „Factors affecting corporate dividend payout decisions (Evidence from Ethiopian Private Commercial Banks)‟, Doctoral dissertation, St. Mary's University.

Jensen, M. C. and Meckling, W. H. 1976, „Theory of the Firm: Managerial Behavior Agency Costs and Ownership Structure‟, Journal of Financial Economics, vol. 3, p. 305-360.

Kalay, A. 1982, „The Ex-Dividend Day Behavior of Stock Prices: A Re- Examination of the Clientele Effect‟, Lournal of Finance, vol. 37, p. 1059-1070. Kania, S., & Bacon, F. 2005 „What factors motivate the corporate dividend decision‟, American Society of Business and Behavioral Sciences E-Journal, vol. 1, no. 1.

Khan, M. N., Naeem, M. U., Rizwan, M., & Salman, M. 2016, „Factors affecting the firm dividend policy: An empirical evidence from textile sector of Pakistan‟,

International Journal of Advanced Scientific Research and Management, vol. 1, no. 5, p. 144-149.

Kuzucu, N. 2015, „Determinants of dividend policy: a panel data analysis for Turkish listed Firms‟, International Journal of Business and Management, Forthcoming.

Lintner, J. 1956, „Distribution of Income of Coporations Among Dividends, Retained Earnings and Taxes‟, American Economic Review, vol. 46, p. 97-113.

Litzenberger, R. H. and Ramaswamy, K. 1979 „The Effect of Personal Taxes and Dividends on Capital Asset Prices‟, Journal of Financial Economics, vol. 7, p. 163- 195.

Miller, M. H., and Modiliani, F. 1961 „Dividend Policy, Growth, anh the Valuation

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHÓAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THUỘC NHÓM VN30 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w