Theo Android Authority, hãng nghiên cứu Strategy Analytics đã công bố loạt báo cáo mới nhất về thị trường smartphone. Nghiên cứu mang lại nhiều thông tin về các xu hướng smartphone khu vực và toàn cầu, cũng như thể hiện những nhãn hiệu nào đang phát triển và nhãn hiệu nào đang gặp khó trong thị trường đầy tính cạnh tranh này. Số liệu được Strategy Analytics thu thập từ nhiều khu vực: Bắc Mỹ, Tây Âu, châu Á Thái Bình Dương, Trung Mỹ và Mỹ Latinh, Đông Âu, châu Phi và Trung Đông. Những số liệu này diễn ra trong nửa đầu năm 2016, song xu hướng của nó liên quan mạnh mẽ đến tương lai và rất thú vị.
Ở cấp độ cao nhất, doanh số smartphone toàn cầu vẫn cao, nhưng doanh số đang có những dấu hiệu chững lại. Điều này có vẻ là do thiếu sự tăng trưởng hơn nữa tại các thị trường châu Á Thái Bình Dương. Tổng doanh số smartphone quý 1/2016 là 333 triệu chiếc, giảm 3% hàng năm so với quý 1/2015 là 345 triệu. Đây cũng đánh dấu lần đầu tiên doanh số ngành công nghiệp smartphone sụt giảm.
(Nguồn: Strategy Analytics 2016)
Biểu đồ 1.2. Doanh số smartphone hàng quý
Xét về khu vực, vùng Trung Đông và châu Phi đang phát triển nhanh nhất, với mức tăng 10%/năm. Các khu vực còn lại hoặc là không tăng, hoặc giảm nhẹ theo hàng quý. Cụ thể, Bắc Mỹ
tăng 0%, châu Á giảm 2%, Tây Âu giảm tới 10%, vùng trung Đông Âu và trung Mỹ là những nơi khó khăn nhất, với mức giảm 13 và 15%. Mặc dù có sự thay đổi khá mạnh trong năm nay, Samsung vẫn là nhà sản xuất smartphone thống lĩnh, với doanh số 79 triệu trên toàn cầu, đạt 24% thị phần. Apple đứng thứ 2 với 52,1 triệu máy bán ra, thị phần 16%. Hai nhãn hiệu này tiếp tục thống trị khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu, nhưng vẫn bị cạnh tranh mạnh tại châu Á.
5 trong số 10 nhà sản xuất smartphone lớn nhất hiện nay đang chứng kiến nhu cầu chủ yếu xuất phát từ thị trường châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Những nhãn hiệu Trung Quốc như OPPO, Xiaomi và Vivo đang xuất hiện trên bức tranh toàn cầu, rõ nét hơn các nhãn hiệu tuy quen thuộc nhưng đang yếu dần là HTC, Sony và BlackBerry. Smartphone có chi phí thấp, hiệu suất cao đã thu hút hàng triệu người dùng online, và là động lực phát triển chính của thị trường châu Á trong thập kỷ qua. Samsung cũng đang cảm thấy sức nóng cạnh tranh từ thị trường này. Thị phần toàn cầu của Samsung đang giảm dần từ mức cao 33% quý 2/2013 xuống chỉ còn 24% vào quý 4/2015. Hiện, Samsung đang ổn định ở mức 24% thị phần.
(Nguồn: Strategy Analytics 2016)
Biểu đồ 1.3. Doanh số smartphone toàn cầu quý 1/2016
Thị phần sụt giảm của Samsung cũng là kết quả của sự thiếu tăng trưởng tại các thị trường phương Tây, trong đó châu Âu và Bắc Mỹ chững lại. Trái lại, Apple đang chứng
kiến sự tăng trưởng hàng năm, do nhu cầu người tiêu dùng ở châu Âu và Bắc Mỹ đối với sản phẩm cao cấp. Điều thú vị là Apple cũng phải đối mặt với chu kỳ kinh doanh biến động cao, song không rơi vào tình trạng sụt giảm như Samsung.
(Nguồn: Strategy Analytics 2016)
Biểu đồ 1.4. Thị phần smartphone toàn cầu của 10 nhãn hiệu hàng đầu
Huawei là một câu chuyện thành công điển hình trong mấy năm qua, và hiện là nhà sản xuất smartphone số 3 trên thị trường. Thị phần của Huawei ở mức 9% trên thị trường toàn cầu. Một phần thành công này nhờ Huawei đã đa dạng hóa ra khỏi thị trường châu Á đầy cạnh tranh. Cụ thể, trong khi châu Á là thị trường lớn nhất của Huawei, công ty vẫn có hình ảnh đáng kể ở Tây Âu, Trung Mỹ và Trung Đông châu Phi. Doanh số công ty tăng 64%/năm, tăng trưởng quý 1 tại Tây Âu là 344% và 100% ở các lãnh thổ Trung và Đông Âu. Mỹ đứng tiếp theo trong danh sách công ty, gần đây Huawei đã ra Honor 8 và X5 tại Mỹ. Sự tăng trưởng của Huawei tại châu Á nhỏ hơn, nhưng vẫn rất hứa hẹn với 41%.
LG, một trong số ít nhà sản xuất thành công cũng có thị phần đáng kể, với chiến lược tương tự. LG xuất hiện tốt tại Bắc và Trung Mỹ, và có mức doanh số ít hơn tại các
lãnh thổ khác. Tuy vậy, không như Huawei, LG không đạt được thị phần lớn ở những thị trường sinh lợi nhất châu Á.
Sự gia nhập thị trường của nhiều kẻ mới đến cũng rất đáng để nhắc đến. Lenovo, Xiaomi, TCL-Alcatel, Vivo và OPPO đều là những cái tên khá mới trên thị trường di động đã lọt vào top 10 nhãn hiệu lớn nhất. OPPO có mức thị phần đứng thứ 4 với những sản phẩm cao và trung cấp khá mạnh tập trung vào Trung Quốc, và đang tiến vào châu Phi. Xiaomi cũng tiếp tục giữ vững sức mạnh tại Trung Quốc và Ấn Độ.
Sự tăng trưởng của các nhãn hiệu trên đã ăn mòn đáng kể thị phần Samsung tại khu vực châu Á. Dù các mẫu S và J của Samsung bán khá tốt ở Hàn Quốc, song công ty vẫn thất bại trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường Trung Quốc và Ấn Độ. Người tiêu dùng thích lựa chọn sản phẩm giá rẻ, tầm trung. Trong khi đó, Apple lại củng cố vị trí trong khu vực bằng cách tiếp tục nhắm đến thị trường cao cấp.
Rõ ràng, có một sự khác biệt ngày càng lớn giữa các nhãn hiệu lớn nhất ở phương Tây và những nhãn hiệu lớn nhất tại phương Đông. Bằng sơ đồ về top 5 nhãn hiệu ở mỗi khu vực và doanh số của mỗi nhãn hiệu, chúng ta có thể thấy thị trường châu Á hiện đa dạng hơn so với các khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu.
Biểu đồ 1.5. Các nhãn hiệu smartphone phổ biến nhất theo khu vực
Samsung và Apple có mặt tại tất cả các thị trường, nhưng rất ít nhãn hiệu có được điều đó. Giữ khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu, chúng ta thấy các nhãn hiệu đều có gắng thu hẹp khoảng cách với Apple và Samsung. Tại Bắc Mỹ, LG vẫn có chỗ đứng đáng kể, còn những nhãn hiệu kia đều rất ít. Trong khi ở Tây Âu, Huawei đứng ở vị trí thứ 3, sau đó là Microsoft và TCL-Alcatel. Nhưng ở châu Á, cả ZTE và Huawei đều có thị phần đáng kể.
Tính tổng, có ít nhất 10 nhãn hiệu được đánh giá cao đang hoạt động tại ba thị trường smartphone lớn nhất thế giới. Ngược lại, chỉ có 6 nhãn hiệu lớn đang có doanh số khá ở những khu vực khác của thế giới. Với việc châu Á đang chững lại và các thị trường Trung Mỹ, châu Âu thiếu nhu cầu nên không thể thúc đẩy đầu tư lớn, các nhãn hiệu đang trông đợi vào cơ hội lật đổ Apple và Samsung ở phương Tây, hay ít nhất cũng là củng cố thị phần còn lại của họ. Quá trình này đã bắt đầu, các nhà sản xuất giá rẻ đang cạnh tranh với các nhà sản xuất cấp cao khác. Tại Bắc Mỹ, chính là ZTE của Trung Quốc. Tại Tây Âu, Huawei đang cố "chen chân".
(Nguồn: Strategy Analytics 2016)
Tại cả hai khu vực trên, thị phần đang bị những nhãn hiệu lớn nhất nắm giữ trong 3 năm qua, dù có sự sụt giảm nhẹ. Ở Bắc Mỹ, Apple và Samsung chiếm 67% thị phần trong quý 1/2013, và hiện là 61%. Tây Âu cũng có số liệu tương tự, cả Apple và Samsung năm 66% thị phần trong quý 1/2013 và giờ còn 59% trong quý 1/2016. Những thay đổi này rõ rệt hơn tại Mỹ, nơi thị trường đang bị thống trị bởi một số nhãn hiệu. Dù vậy, những hãng mới đến như ZTE và LG cũng đang có số thị phần cao hơn. Sự chuyển biến này chắc chắn không thể nhanh chóng đổi ngược tình thế, gây áp lực cho Apple và Samsung. Tuy nhiên, các nhãn hiệu Trung Quốc như Huawei đang tìm cách len vào thị trường Mỹ, chắc chắn sẽ gia tăng cạnh tranh lên những nhãn hiệu nhỏ nhất và lớn nhất ở phương Tây. Dù vậy, những thị trường này càng nằm trong tay của số ít nhãn hiệu lớn, thì những công ty mới gia nhập càng khó khăn khi muốn nắm thị phần ở đây. Với việc các thị trường này đang tăng trưởng chững lại, thì sự mất mát của một nhãn hiệu này sẽ là sự thắng lợi của nhãn hiệu khác.
(Nguồn: Strategy Analytics 2016)
Biểu đồ 1.7. Thị phần smartphone tại Bắc My
Lần đầu tiên, tăng trưởng thị trường smartphone toàn cầu đã chững lại trong nửa đầu 2016, cho thấy sự thay đổi của những thị trường vốn phát triển nhanh như Trung
Quốc và Ấn Độ. Những nhãn hiệu "đói thị phần" tìm đến các khách hàng mới sẽ nhận thấy khó khăn ngày càng tăng khi muốn thu hút khách hàng mới, và sẽ buộc phải cạnh tranh vào phân khúc đã phát triển. Những năm qua chúng ta đã nhận thấy sức nóng của thị trường smartphone và cạnh tranh có thể chỉ khắc nghiệt hơn khi các nhãn hiệu đều lao ra tìm kiếm khách hàng mới. Điều đó để nói rằng, sự phát triển của Ấn Độ, Trung Quốc và thị trường smartphone châu Á chưa hết. Vẫn còn nhiều khách hàng mới và thị hiếu người tiêu dùng sẽ phát triển theo thời gian, khi công nghệ ngày càng phổ biến và giá cả hợp lý hơn. Các nhà sản xuất thiết bị gốc nhỏ hơn có thể thích ứng tốt với các nhu cầu mới này.
Đối với những nhãn hiệu lớn, cuộc đua ngày càng nóng. Mặc dù sự sụt giảm thị phần của Samsung đã có vẻ ổn định, song sức cạnh tranh mới tại các thị trường phương Tây và áp lực giá liên tục tại phương Đông sẽ tiếp tục thử thách Samsung. Có thể, công ty sẽ phải phụ thuộc vào các phát triển công nghệ cạnh tranh để nổi bật. Apple cũng ở vào ghế nóng không kém Samsung. Táo khuyết đã ghi nhận thị phần sụt giảm trong mấy quý qua. Với người tiêu dùng, sự lựa chọn đa dạng và cạnh tranh cao sẽ mang lại nhiều
sản phẩm thú vị cho họ trong vài năm tới. (Nguồn: http://echip.com.vn/toan-canh-thi- truong-smartphone-2016-a20161107104833088-c1073.html)