PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SMARTPHONE CAO CẤP
2.2.1. Đặc điểm của người tiêu dùng tại thành phố Buôn Ma Thuột
2.2.1.1. Giới tính
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017)
Xét tổng thể nghiên cứu theo giới tính, thì nam giới chiếm 42,7% và nữ giới chiếm 57,3%. Nam giới chiếm tỷ trọng ít hơn so với nữ giới.
2.1.1.2. Độ tuổi
Xét tổng thể nghiên cứu theo độ tuổi, độ tuổi 25-35 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 50,7%. Độ tuổi trên 55 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất chiếm 2% mẫu nghiên cứu. Trong đó các độ tuổi khác như dưới 25 tuổi chiếm 16,7%; độ tuổi 35-45 chiếm 24%, độ tuổi 45-55 tuổi chiếm 6,7%. Giải thích lý do, độ tuổi 25-35 tuổi chiếm tỷ lệ cao, bởi vì đây là độ tuổi mà có thu nhập ổn định, nhu cầu cho công việc cao, nên việc có 1 chiếc smartphone cao cấp phục vụ cho công việc là hết sức cần thiết.
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017)
Biểu đồ 2.4. Tuổi của khách hàng
2.2.1.3. Nghề nghiệp
Xét mẫu nghiên cứu theo nghề nghiệp, nhu cầu sử dụng smartphone cao cấp được phân ra theo tỷ lệ như sau: Cán bộ viên chức chiếm tỷ lệ cao nhất 73,3%. Hưu trí và làm nghề tự do chiếm tỷ lệ thấp nhất 1,3%. Tỷ lệ khách hàng là học sinh sinh viên chiếm 5,3%; tỷ lệ khách hàng kinh doanh chiếm 12%. Nhóm nghề nghiệp khác chiếm 6,7%. Đối tượng được điều tra là cán bộ viên chức có nhu cầu cho công việc cao và thu nhập ổn định nên việc tỷ lệ độ tuổi này cao là một điều tất nhiên trong thực tế. Ngược lại hưu trí có độ tuổi khá lớn thì không có nhu cầu cao và thu nhập không ổn định hoặc thấp nên việc tỷ lệ của hưu trí thấp nhất trong mẫu nghiên cứu cũng phù hợp với thực tế.
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017)
Biểu đồ 2.5. Nghề nghiệp của khách hàng
2.2.1.4. Thu nhập mỗi tháng
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017)
Biểu đồ 2.6. Thu nhập của khách hàng
Xét tổng thể mẫu theo tiêu chí thu nhập, nhóm khách hàng có thu nhập trên 8 triệu đồng chiếm số lượng lớn nhất, với 56 người trong mẫu nghiên cứu. Nhóm khách hàng có thu nhập dưới 2 triệu đồng chiếm số lượng thấp nhất, với 4 người trong mẫu nghiên cứu. Nhóm khách hàng có thu nhập 4-6 triệu đồng và 6-8 triệu đồng có số lượng xấp xỉ nhau trong mẫu nghiên cứu, tương ứng là 42 và 43 người có thu nhập này. Nhóm khách hàng
có thu nhập 2-4 triệu đồng chiếm số lượng ở trung bình thấp, với 5 người có thu nhập này. Điều này là điều kiện tiên quyết để người được nghiên cứu hay người tiêu dùng có số tiền chi trả cho việc sử dụng 1 chiếc smartphone cao cấp, nhu cầu phải phù hợp với khả năng chi tiêu nên đối tượng có trên 8 triệu đồng chiếm số lượng nhiều để có khả năng sử dụng một chiếc smartphone. Còn đối tượng có thu nhập dưới 2 triệu và 2-4 triệu chủ yếu là học sinh và sinh viên, thu nhập không ổn định nên chưa có khả năng chi trả cho việc sử dụng smartphone cao cấp trong sinh hoạt học tập, làm việc và tiêu dùng.
2.2.1.5. Trình độ học vấn
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017)
Biểu đồ 2.7. Trình độ học vấn của khách hàng
Xét tổng thể nghiên cứu theo tiêu chí trình độ học vấn, nhóm khách hàng có trình độ học vấn Đại học chiếm tỷ trọng cao nhất trong mẫu nghiên cứu, với 53,3%; thấp nhất là nhóm khách hàng có trình độ trung học phổ thông, chiếm 1,3%. Bên cạnh đó, nhóm khách hàng có trình độ học vấn trên đại học chiếm 40% và trình độ cao đẳng chiếm 5,3%. Thông qua đó, ta nhận thấy rằng trình độ học vấn của khách hàng ngày càng tăng theo chiều hướng tích cực, không những tiêu chí này có liên quan đến các tiêu chí khác mà trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập nên có tính thống nhất với nhau và phù hợp với thực tế.