Môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực tại CTY CP XD KD địa ốc hòa BÌNH (Trang 30)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Môi trường bên ngoài

Môi trường bên ngoài là các yếu tố khung cảnh kinh tế, dân số/lực lượng lao động, luật lệ của Nhà nước văn hóa xã hội, đối thủ cạnh tranh, khoa học kỹ thuật, khách hàng và chính trị.

- Khung cảnh kinh tế: trong giai đoạn kinh tế suy thoái hoặc kinh tế bất ổn có

chiều hướng đi xuống, các công ty một mặc cần phải duy trì lực lượng có tay nghề, một mặt phải giảm chi phí lao động. Công ty phải quyết định giảm giờ làm việc, cho nhân viên nghỉ tạm, cho nghỉ việc hoặc cho gairm bớt phúc lợi. Ngược lại, khi kinh tế phát triển và có chiều hướng ổn định công ty lại có nhu cầu phát triển và có chiều hướng ổn định, công ty lại có nhu cầu phát triển lao động mới để mở rộng sản xuất, tăng cường huấn luyện đào tạo nhân viên. Việc mở rộng này đòi hỏi công ty phải tuyenr thêm người có trình độ, đòi hỏi tưng lương để thu hút nhân tài, tăng phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc.

- Dân số/lực lượng lao động: Nền kinh tế nước ta đang dần hướng đến nền kinh tế thị

trường trong khi đó dân số lại phát triển rất nhanh. Lực lượng lao động hàng năm cần việc làm càng đông. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nên thiếu nhiều lao động lành nghề, chuyên viên và cán bộ quản lý giỏi. Lao động nữ chiếm nhiều trong lực lượng lao động xã hội, tham gia hoạt động đông đảo ở tất cả các ngành kinh tế. Ở đây không xét đến khả năng hay năng suất lao động, chỉ xét đến

chế độ “con đau, mẹ nghỉ”, hoặc cần xây dựng các dịch vụ cung cấp cho trẻ trong khi mẹ đang làm việc cũng là vấn đề mà các nhà quản trị nguồn nhân lực quan tâm.

- Luật lệ của nhà nước: Luật lao động nước ta đã được ban hành và áp dụng. Chúng ta

cũng có luật lao động đối với các nhân viênViệt Nam làm việc trong các doanh nghiệp đầu tư, liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Rõ ràng là luật lệ của nhà nước ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn lực của doanh nghiệp. Các công ty không còn được tự do muốn làm gì thì làm nữa. Hệ thống pháp luật buộc các doanh nghiệp ngày càng phải quan tâm đến quyền lợi của nhân viên và môi trường sinh thái.

- Văn hóa xã hội : văn hóa xã hội của một nước ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nguồn

nhân lực.Trong một nền văn hóa xã hội có quá nhiều đẳng cấp, nấc thang xã hội không theo kịp với đà phát triển của thời đại, rõ ràng nó kìm hãm, không cung cấp nhân tài cho các tổ chức. Tại Việt Nam nhiều gia đình còn nặng nề về phong kiến, người chủ gia đình – thường là người đàn ông – hầu như quyết định mọi việc và người phụ nữ thường là người thụ động chấp nhận. Điều này đưa đến hậu quả là bầu văn hóa công ty cũng khó mà năng động được. Chính cung cách văn hóa tại các gia đình đã dẫn đến sự thụ động trong các công sở ở Việt Nam.

- Đối thủ cạnh tranh: trong nền kinh tế thị trường, nhà quản trị không chỉ cạnh tranh thị

trường, cạnh tranh sản phẩm mà bỏ quên cạnh tranh về nguồn nhân lực. Rõ ràng hiện nay, các doanh nghiệp chịu sự tác động bởi môi trường đầy cạnh tranh và đầy thách đố. Để tồn tại và phát triển, không có con đường nào bằng con đường quản trị nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Nhân lực laftaif nguyên quý giá nhất, các công ty phải lo giữ, duy trì và phát triển.

- Khoa học kỹ thuật: chúng ta đáng sống trong thời đại bùng nổ công nghiệp. Để

đủ sức cạnh tranh trên thị trường, các công ty phải cải tiến kỹ thuật và thiết bị. Sự thay đổi này ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Trong tương lại lĩnh vực nhiêu thách đố nhất đối với nhà quản trị là việc đào tạo và huấn

luyện nhân viên của mình theo kịp với đà phát triển quá nhanh của khoa học kỹ thuật hiện đại và cao cấp. Sự thay đổi này đòi hỏi phải có thêm nhân viên mới có khả năng và việc tuyển dụng những người này không phải là chuyện dễ. Khi khoa học kỹ thuật thay đổi có một số công việc hoặc một số khả năng không còn cần thiết nữa. Do đó công ty cần phải đào tạo lại lực lượng lao động hiện tại của mình.

- Khách hàng: Hòa Bình luôn cố gắng tìm ra tiếng nói chung với các đối tác và khách

hàng với quan niệm rằng mọi vấn đề đều có thể giải quyết một cách thỏa đáng trên tinh thần tôn trọng sự công bằng, bình đẳng, bảo đảm sự hài hòa về lợi ích của các bên. Hòa Bình cũng xác định rằng chỉ có sự hợp tác đầy thiện chí mới có thể mang lại kết quả tốt đẹp và giúp cho tất cả các bên cùng nhau phát triển và tiến bộ. Sự phát triển và tiến bộ của từng doanh nghiệp là nền tảng cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Đóng góp cho sự phát triển này được xác định là một sứ mệnh quan trọng của Hòa Bình. Cạnh tranh lành mạnh trong tinh thần hòa bình là cách nghĩ, cách làm xuyên suốt của Lãnh đạo và toàn thể CBCNV trong Công ty.

Tinh thần hợp tác và cạnh tranh bằng phương thức hòa bình cần được duy trì trong bất kỳ hoàn cảnh nào vì tinh thần này được xem là một trong những giá trị cốt lõi của Công ty. Cùng với khách hàng và các đối tác, Hòa Bình sẽ mãi mãi tồn tại với tinh thần này và nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 “Tăng cường hợp lực - Chinh phục đỉnh cao” không thể đạt được kết quả tốt đẹp nếu Ban Điều hành không thực thi đúng đắn tinh thần này.

- Chính quyền và các đoàn thể: các cơ quan của chính quyền hoặc các đoàn thể cũng

ảnh hưởng đến nguồn nhân lực. Tại Việt Nam, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, Liên Đoàn lao động, Hội liên hiệp phụ nữ cũng ảnh hưởng nhất định đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG & KINH DOANH ĐỊA ỐC HÒA BÌNH 4. 2.1. Giới thiệu công ty:

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:

1987-1993 : Xây dựng lực lượng - Xác định phương hướng

1993-1997 : Cải tiến quản lý - Phát huy sở trường

1997-2000 : Tăng cường tiềm lực - Nâng cao chất lượng

2000 - 2005 : Hoàn thiện tổ chức - Mở rộng thị trường

2005 đến nay : Tăng cường hợp lực - Chinh phục đỉnh cao

Cũng trong năm 2006, Hòa Bình đã chịu một nỗi đau mất mát rất lớn, đó là sự ra đi của Chủ tịch Danh dự HĐQT Cụ Ông Lê Mộng Đào. Tuy Ông đã đi xa những lời chỉ dạy của Ông vẫn mãi là kim chỉ nam cho các thế hệ Hòa Bình noi theo, đó là:

- Luôn giữ vững đạo đức, lương tâm nghề nghiệp,

- Không bao giờ được phép kiêu căng tự mãn mà ngược lại phải luôn khiêmtốn học hỏi phấn đấu vươn lên.

- Đối nhân xử thế bằng lẽ công bằng, lòng bác ái,

- Hết lòng vì lợi ích của cộng đồng, của xã hội, cống hiến thật nhiều cho sự phát triển chung của đất nước

GIẢI THƯỞNG “PLATINIUM TECHNOLOGY” DÀNH CHO CÁC ĐƠN VỊ ĐẠT TIÊU CHUẨN VỀ SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG CAO VÀ THƯƠNG HIỆU TUYỆT HẢO trao cho Công ty Cổ Phần Hòa Bình đại diện Doanh nghiệp ngành

Xây dựng Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm với việc áp dụng kỹ thuật trực tiếp nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm làm hài lòng khách hàng ở các khu vực thị trường nước ngoài. Lễ trao giải được tổ chức ngày 29 tháng 3 năm 2005, tại khách sạn Meridien Montparnasse, Paris - Pháp.

GIẢI THƯỞNG “CENTURY INTERNATIONAL QUALITY ERA” tôn vinh sự nỗ lực của các công ty về việc cam kết tận tụy với chất lượng sản phẩm về dịch vụ dành cho khách hàng, được tổ chức và trao giải tại Thụy Sỹ ngày 18 tháng 4 năm 2005.

Đầu năm 2007, Hoà Bình đã quyết định đầu tư xây dựng trụ sở mới và văn

phòng cho thuê của Công ty tại Đại lộ Nguyễn Lương Bằng - Trung tâm Tài chính Thương mại đô thị Phú Mỹ Hưng với tổng diện tích xây dựng khoảng 35.000m2 bao gồm 2 tầng hầm và 21 tầng lầu. Công trình dự kiến hoàn thành vào năm 2009.

Trong năm 2007, Hòa Bình đã thành công trong việc tham gia thực hiện thi công nhiều công trình có tên tuổi và qui mô lớn bao gồm nhà ở, bệnh viện, trường học, cao ốc văn phòng, nhà ga sân bay quốc tế , công trình công nghiệp: Chung cư Sao mai - Quận 5, Chung cư Trường Thọ - Quận 9, Cụm Chung cư cao cấp Phú Mỹ - Quận 7, bệnh viện Hạnh Phúc – Bình Dương, văn Phòng Unilever – Quận 7, văn phòng E-Town 3, Khu phức hợp Kumho Asiana Plaza, Nhà ga hành khách Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, Nhà ga hành khách Sân bay quốc tế Cần Thơ, Công trình Vinadraf – Bình Dương. Hòa Bình cũng bắt đầu triển khai những dự án do Hòa Bình đầu tư, đồng thời tích cực tìm hiểu, nghiên cứu để có những quyết định đầu tư cho nhiều dự án khả thi khác.

Trong năm, Hòa Bình cũng đã nhận nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý: Hòa Bình là 1 trong 30 doanh nghiệp trong nước và là doanh nghiệp duy nhất ngành xây dựng – địa ốc được Chính phủ chọn trao Biểu trưng Thương hiệu Quốc Gia, danh hiệu Sao Vàng đất Việt “Top 100 Thương hiệu Việt Nam”, Thương hiệu mạnh ngành xây dựng, Topten Thương hiệu Việt, Cúp vàng An toàn lao động và

giải thưởng quốc tế tại Paris trong Công tác Lãnh đạo trong Quản lý Chất lượng ISLQ (International Star for Leadership in Quality). Hòa Bình còn được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh TP.Hồ Chí Minh đánh giá cao và xếp loại DOANH NGHIỆP A* (là hạng cao nhất về uy tín của doanh nghiệp đối với ngân hàng và là doanh nghiệp xây dựng duy nhất được ngân hàng xếp hạng này).

1. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức:

Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình được tổ chức và điều hành theo mô hình Công ty Cổ phần, tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành.

2.1.2.1. Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, toàn quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty và có nhiệm vụ:

♦ Thông qua Điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty; ♦ Bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

♦ Các nhiệm vụ khác do Điều lệ Công ty quy định.

2.1.2.2. Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất trong Công ty có nhiệm vụ: ♦ Báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông tình hình kinh doanh, dự kiến phân phối lợi nhuận,

chia lãi cổ phần, báo cáo quyết toán năm tài chính, phương hướng phát triển và kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty;

♦ Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy, quy chế hoạt động của Công ty; ♦ Bổ nhiệm, bãi nhiệm và giám sát hoạt động của Giám đốc;

♦ Kiến nghị sửa đổi và bổ sung Điều lệ của Công ty; ♦ Quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông;

♦ Các nhiệm vụ khác do Điều lệ Công ty quy định.

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình hiện có 9 thành viên bao gồm: Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch và 7 thành viên. Chủ

tịch Hội đồng quản trị là người có trình độ học vấn, kinh nghiệm quản lý, có quá trình hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xây dựng.

2.1.2.3. Ban kiểm soát

Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty.

2.1.2.4. Ban Giám đốc

đốc.

Ban Giám đốc bao gồm 5 thành viên: Tổng Giám đốc và 4 Phó Tổng Giám

Tổng Giám Đốc:

Tổng Giám đốc là người đại diện và chịu trách nhiệm cao nhất của Công ty trước pháp luật, trước hội đồng Quản trị, khách hàng, nhà cung cấp, nhà thầu phụ về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổng Giám đốc có nhiệm vụ:

Phó Tổng Giám đốc - Phụ trách tổ chức :

Tham mưu cho Tổng Giám đốc về chiến lược, chính sách nhân sự và kinh doanh của Công ty, giúp Tổng Giám đốc lập dự thảo chương trình hành động, đề ra các biện pháp kiểm soát, cải tiến tổ chức, xây dựng các tiêu chuẩn hoạt động.

Phó Tổng Giám đốc - Phụ trách kỹ thuật :

Thu thập thông tin về kỹ thuật công nghệ và tổ chức bộ phận nghiên cứu và phát triển ứng dụng các công nghệ mới, vật liệu mới kỹ thuật mới cho Tổng Công ty và cả các Công ty con trực thuộc.

Phó Tổng Giám đốc - Phụ trách Chất lượng:

Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các biện pháp kiểm soát chất lượng, cải tiến chất lượng. Bảo đảm Hệ thống quản lý chất lượng được xây dựng, áp dụng và duy trì tại mọi đơn vị của Công ty.

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

PTGĐ TỔ CHỨC

HÀNH CHÁNH PTGĐ KỸTHUẬT PTGĐ CHẤTLƯỢNG PTGĐ KẾHOẠCH

GĐ KẾ HOẠCHGĐ HĐ HỢP KỸ THUẬTĐỒNG VẬT TƯ

GĐ TÀI CHÍNHGĐ HÀNH CHÍNH-T. CHỨC GĐ DỰ ÁN XÂY DỰNG GĐ ĐẦU TƯ

TP KT-VT GĐ HÀNH CHÍNH-T. CHỨC BCH

CÔNG TRƯỜNG

TP QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

Phó Tổng Giám đốc - Phụ trách Kế hoạch:

Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác lập kế hoạch cho toàn công ty, nghiên cứu các phương án lập kế hoạch và cải tiến tốt các vấn đề đó cho toàn công ty, đặc biệt là khối công trường.

Hình 2.1: Mô hình tổ chức Công ty CP XD& KD Địa ốc Hòa Bình

(Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chánh Công ty CP XD& KD Địa ốc Hòa Bình) 2.1.2.5. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Phòng Tổ chức – Hành chánh

Xác định và xây dựng các tiêu chuẩn chức danh trong Công ty. Xây dựng nội quy, thể chế, chế độ công tác của các bộ phận trong Công ty. Xây dựng các định mức lao động, nghiên cứu chế độ tiền lương, tiền thưởng, bồi dưỡng độc hại, lập kế hoạch nâng lương, tiền thưởng cho Công ty….

Phòng Kế toán – Tài vụ

Tham mưu cho Tổng Giám đốc thực hiện chức năng quản lý tài chính, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu về tài chính – kế toán, tổ chức phổ biến và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thi hành kịp thời các qui định về tài chính – kế toán của Nhà nước và cấp trên. Quan hệ với ngân hàng, cơ quan thuế và các cơ quan hữu quan để thực hiện công tác tài chính – kế toán theo qui định của pháp luật…

Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật

Xem xét các yêu cầu của khách hàng về thiết lập hồ sơ dự thầu, xem xét các điều kiện ký kết hợp đồng và thực hiện việc lập hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của khách hàng. Phối hợp với Chỉ huy trưởng công trình để giải quyết các vấn đề kỹ thuật có liên quan đến hợp đồng trong quá trình thi công..

Phòng Đảm bảo chất lượng

Tham mưu cho Tổng Giám đốc về hệ thống quản lý chất lượng và tổ chức, quản lý, giám sát hệ thống quản lý chất lượng. Giúp Tổng Giám đốc xây dựng chính sách chất lượng và triển khai chính sách chất lượng đó trong Công ty...

Phòng Hợp đồng - Vật tư

Đảm bảo cung ứng vật tư, thiết bị và nhân công theo đúng tiến độ và chất lượng yêu cầu của công trường, kể cả việc cung ứng vật tư mẫu để khách hàng chọn và phê duyệt.

Phòng Đầu tư

Hoạch định chiến lược, kế hoạch và quản lý hoạt động đầu tư địa ốc cho công ty; Phát triển thương hiệu HBC theo định hướng chiến lược kinh doanh địa ốc;

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực tại CTY CP XD KD địa ốc hòa BÌNH (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w