Mối quan hệ giữa các thành phần trong cấu trúc của kỹ năng tổ chức hoạt động thanh niên

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng kĩ năng công tác đoàn hội đội (Trang 34 - 37)

II. KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG THANH NIÊN 1 Khái niệm

3. Mối quan hệ giữa các thành phần trong cấu trúc của kỹ năng tổ chức hoạt động thanh niên

người biết tổ chức các mối quan hệ giữa mình với người cán bộ tổ chức bộ phận, các cá nhân trong tập thể một cách phù hợp với điều kiện thực tế. Những kỹ năng này bao gồm:

- Kỹ năng phân phối thời gian hợp lý cho các bước tiến hành hoạt động thanh niên.

- Kỹ năng phân công nhiệm vụ và kiểm tra quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cá nhân trong tập thể.

- Kỹ năng điều khiển, chỉ huy con người thực hiện các nhiệm vụ của mình theo một chương trình đã được xác định.

- Kỹ năng tổ chức các hoạt động của bản thân và tập thể trong quá trình hoạt động.

- Kỹ năng tổng kết, đánh giá các hoạt động của tập thể trong quá trình tổ chức hoạt động.

3. Mối quan hệ giữa các thành phần trong cấu trúc của kỹ năng tổ chức hoạt động thanh niên chức hoạt động thanh niên

Các nhóm kỹ năng trên đây có mối quan hệ mật thiết, đan kết với nhau, đảm bảo cho công tác đạt hiệu quả. Trong đó kỹ năng nhận thức là cơ sở, điều kiện quan trọng để thiết kế, kết cấu và tổ chức thực hiện hoạt động và là điều kiện đảm bảo cho hoạt động đạt được kết quả theo mục đích đã đề ra. Thực tế cho thấy, mọi công việc tiến hành nếu thiếu sự hiểu biết về đối tượng hoạt động, các phương tiện, điều kiện cần thiết cho hoạt động đạt hiệu quả, thì hoạt động đó sẽ gặp những vấp váp, sai lầm và nếu có đạt được mục đích hoạt động thì chỉ có thể do ngẫu nhiên, tình cờ.

Kỹ năng thiết kế được thể hiện qua việc xác định đầy đủ, chính xác nhiệm vụ, kế hoạch, phương thức, biện pháp hành động… để đạt được mục đích đã đặt ra. Công việc này phụ thuộc vào trình độ nhận thức của con người về công việc, về qui trình thực hiện công việc. Việc nhận thức đúng đắn mục đích, yêu cầu và phương tiện để đạt được mục đích sẽ giúp cho chúng ta xác

35 định nhiệm vụ hoạt động một cách hợp lý, xây dựng kế hoạch hành động phù hợp và lựa chọn những phương thức hành động tối ưu.

Kỹ năng kết cấu liên quan chặt chẽ với kỹ năng nhận thức và kỹ năng thiết kế. Nhờ có sự nhận thức, hiểu biết về công việc, mà chúng ta biết sắp xếp các nhiệm vụ theo một trình tự nào đó để công việc tiến hành thuận lợi. Mặt khác việc kết cấu các nhiệm vụ còn phụ thuộc vào việc thiết kế các nhiệm vụ, kế hoạch và phương thức thực hiện. Không có thiết kế, thì không có sự kết cấu. Thiết kế là cơ sở để kết cấu. Kết cấu là kết quả (hệ quả) của thiết kế. Quan hệ giữa kỹ năng thiết kế và kỹ năng kết cấu tựa như quan hệ giữa thiết kế kế hoạch hành động, công việc và hướng thi công công việc đó theo trình tự nào, hình thức nào.

Kỹ năng giao tiếp tham gia vào toàn bộ quá trình hoạt động. Do vậy nó liên quan chặt chẽ với các nhóm kỹ năng khác như kỹ năng nhận thức, kỹ năng thiết kế, kết cấu và tổ chức thực hiện. Kết quả giao tiếp đạt đến mức nào tùy thuộc vào sự nhận thức được mục đích, đối tượng giao tiếp, vào việc thiết kế các hình thức giao tiếp, nhiệm vụ giao tiếp, và sự sắp xếp các nhiệm vụ trong quá trình giao tiếp… Đặc biệt kỹ năng giao tiếp liên quan chặt chẽ với kỹ năng tổ chức thực hiện. Việc điều khiển, chỉ huy, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện công việc không thể tách rời kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp được coi như là phương tiện cơ bản nhất để tiến hành mọi công việc.

Kỹ năng tổ chức thực hiện là biểu hiện trong thực tiễn của sự nhận thức, thiết kế, kết cấu và giao tiếp của con người trong hoạt động. Tổ chức công việc có hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc nhận thức mục đích, yêu cầu, phương tiện, điều kiện hoạt động, phụ thuộc vào việc xác định nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch hành động, phương thức hành động, sự sắp xếp các nhiệm vụ trong quá trình hoạt động có đúng hay không phụ thuộc vào kỹ năng giao tiếp của người tổ chức trong việc điều khiển, chỉ huy con người hành động.

Từ sự phân tích trên đây, chúng ta có thể mô hình hoá cấu trúc kỹ năng tổ chức hoạt động như sau:

Kỹ năng nhận thức

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng tổ chức thực hiện

Kỹ năng kết cấu Kỹ năng thiết kế

36 Tuy nhiên, việc chia hệ thống kỹ năng thành các nhóm trên đây chỉ có tính chất tương đối. Thực chất những nhóm kỹ năng trên đây đan kết vào nhau, có thể diễn ra trong suốt quá trình hoạt động. Việc quy hoạch hàng trăm kỹ năng thành những nhóm khác nhau giúp ta xem xét, đánh giá kỹ năng tổ chức hoạt động của con người một cách khái quát, toàn diện.

Xét về bản chất của kỹ năng tổ chức mà nói, cấu trúc trên đây đã thể hiện một cách đầy đủ nội dung khái niệm kỹ năng tổ chức. Đó là những tri thức hiểu biết của con người về công việc, về tâm lý con người, về những tri thức trong việc điều khiển, chỉ huy, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công việc của cá nhân và sự vận dụng những tri thức đó vào công tác tổ chức thực hiện những hoạt động.

Năm nhóm kỹ năng trên đây liên quan chặt chẽ, đan kết với nhau, hỗ trợ nhau, đảm bảo cho công tác tổ chức hoạt động thanh niên có hiệu quả. Việc sắp xếp các kỹ năng tổ chức thành 5 nhóm chỉ có ý nghĩa tương đối, thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, dễ lượng hoá được chúng ở một mức độ nhất định. Thực chất các kỹ năng tổ chức trên đây lẫn vào nhau, và có thể diễn ra theo ba giai đoạn cơ bản sau: Giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn tổ chức thực hiện và giai đoạn đánh giá, tổng kết hoạt động.

Giai đoạn chuẩn bị: Giai đoạn quan trọng nhất, kết quả của hoạt động

thanh niên phụ thuộc phần lớn vào khâu chuẩn bị. Trong giai đoạn này, kỹ năng tổ chức của người cán bộ đoàn được thể hiện ở việc xác định mục đích, nội dung, nhiệm vụ tổ chức, phân công nhiệm vụ có tính đến đặc điểm tâm lý của cá nhân, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ.

Giai đoạn tổ chức thực hiện: Giai đoạn hành động thực tế của người

cán bộ đoàn. Giai đoạn này thể hiện tập trung nhất kỹ năng tổ chức của người cán bộ đoàn. Nếu như giai đoạn đầu, các kỹ năng tổ chức liên quan đến sự nhận thức công việc, thông hiểu tâm lý các cá nhân và sự phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng của từng người, thì ở giai đoạn này, các kỹ năng tổ chức liên quan đến việc vận dụng những hiểu biết trên đây (ở giai đoạn chuẩn bị) vào việc điều khiển, chỉ huy con người thực hiện công việc.

37

Giai đoạn đánh giá, tổng kết: Giai đoạn cuối cùng không thể thiếu được trong quá trình tổ chức hoạt động. Giai đoạn này gồm các kỹ năng liên quan đến việc đánh giá nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân và

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng kĩ năng công tác đoàn hội đội (Trang 34 - 37)