Mô hình truyền thông

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng kĩ năng công tác đoàn hội đội (Trang 61 - 62)

- Trang trí phục vụ chương trình Cần đảm bảo tính nghiêm túc đơn giản và ấn tượng Nghiêm túc ở đây là câu chữ chuẩn xác, huy hiệu hay

3. Mô hình truyền thông

Truyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự thời gian, trong đó bắt buộc phải có các yếu tố sau:

3.1. Người truyền/ nguồn truyền

Người truyền là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình truyền thông. Người truyền là một người hay nhóm người mang nội dung thông tin muốn được trao đổi với một nhóm người khác.

3.2. Thông điệp

Thông điệp là nội dung thông tin được trao đổi từ người truyền thông đến đối tượng tiếp nhận. Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, hiểu biết, ý kiến, đòi hỏi, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học kỹ thuật được mã hoá theo một hệ thống ký hiệu nào đó. Hệ thống ký hiệu này phải được cả người truyền và người nhận cùng chấp nhận và có chung cách hiểu. Ví dụ: tiếng nói, chữ viết, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt của con người … được sử dụng để chuyển tải thông điệp.

Người truyền Thông điệp Kênh Người nhận Nhiễu Nhiễu Phản hồi HIỆU QUẢ

62

3.3. Kênh truyền thông

Kênh truyền thông là sự thống nhất của phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải thông điệp từ người truyền đến người nhận. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm cụ thể, người ta chia kênh truyền thông thành các loại khác nhau như truyền thông trực tiếp (truyền thông giữa người với người) và truyền thông gián tiếp (truyền thông thông qua các phương tiện thông tin đại chúng).

3.4. Người nhận (đối tượng truyền thông)

Đối tượng truyền thông là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong quá trình truyền thông. Hiệu quả của truyền thông được xem xét trên cơ sở những biến đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng truyền thông.

3.5. Phản hồi

Phản hồi là phản ứng của người nhận đối với thông điệp của người truyền về những suy nghĩ, thái độ, hành vi khi nhận thông điệp.

3.6. Nhiễu

Nhiễu là các yếu tố không mong muốn gây ra sự sai lệch thông tin không được dự tính trước trong quá trình truyền thông. Có thể là nhiễu ngôn ngữ như các từ ngữ trong thông điệp không rõ ràng, mạch lạc, thông tin thừa gây khó hiểu với đối tượng. Cũng có thể là yếu tố nhiễu mang tính chất vật lý như tiếng to, tiếng bé hoặc các tiếng ồn, thậm chí thời tiết quá nóng, lạnh trong một buổi truyền thông trực tiếp cũng là những yếu tố nhiễu trong truyền thông.

3.7. Hiệu quả

Là những hiệu ứng xã hội, phù hợp với những mong đợi của người truyền thông được thể hiện ở sự thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng truyền thông.

Như vậy trong quá trình truyền thông, người truyền và người nhận có thể đổi chỗ cho nhau, xen vào nhau. Về mặt thời gian, người truyền thực hiện hành vi truyền thông trước.

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng kĩ năng công tác đoàn hội đội (Trang 61 - 62)