0
Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

ỨNG DỤNG VI KHUẨN TÍA QUANG HỢP LÀM THỨC ĂN TRONG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU TẠO CHẾ PHẨM VI KHUẨN TÍA QUANG HỢP DẠNG LỎNG SỆT LÀM THỨC ĂN CHO CON GIỐNG HAI MẢNH VỎ (Trang 27 -29 )

2. Nội dung chi tiết của đề cương luận văn thạc sĩ

1.4. ỨNG DỤNG VI KHUẨN TÍA QUANG HỢP LÀM THỨC ĂN TRONG

TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN THẾ GIỚI

VKTQH có hàm lượng protein thường chiếm khoảng 50-74%, hàm lượng carbonhydrate chiếm 10-27%, chất khoáng 4-16 % SKK và lipid từ 0,6- 22% [25-27]. Khi so sánh với một số loài tảo, nấm men được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, Kobayashi (1995) cho thấy hàm lượng protein và lipid gần như tương đương với vi tảo và cao hơn so với nấm men.

Tế bào của VKTQH còn chứa các vitamin nhóm B như: B1, B2, B6 và đặc biệt là B12 (30 -79 mg vitamin B12/kg sinh khối khô) [28], nhóm E, các acid pholic, acid pantothenic, carotenoid (0,09 – 0,80 mg/g sinh khối khô), coenzyme Q. Một số nghiên cứu cho thấy sinh khối VKTQH được bổ sung vào thức ăn với tỷ lệ đưa vào rất thấp ở các loài có giá trị kinh tế như cá rô phi sông Nile, cá bống, cá chẽm và Tor tambroides [23, 24, 29]. Những tác giả này đã nuôi cấy các chủng Rho- dovulum, Marichromatium hoặc Rhodospeudomonas sp. Trên môi trường nhân tạo để xây dựng chế độ ăn của cá. Shapawi và cộng sự (2012) báo cáo khi bổ sung vào thức ăn 0,3% sinh khối VKTQH kết quả cho thấy đã cải thiện tỷ lệ tăng trưởng ở giai đoạn đầu và khả năng sống sót tốt hơn đáng kể [23]. Loo và cộng sự (2015) bổ sung trực tiếp VKTQH cho cá bống đá bằng cách hòa với nước hoặc cho cá ăn luân trùng, với cả hai phương pháp này đều cải thiện tỷ lệ sống xót. Ấu trùng cá được bổ sung luân trùng (luân trùng được nuôi bằng sinh khối tế bào VKTQH Rhodovulum sulfidophilum), theo chế độ cho ăn này, cá thả ở mật độ 15 ấu trùng/l có tỷ lệ sống cao hơn 42,0%) đáng kể so với cá nuôi ở các mật độ khác nhau [29].

Việc bổ sung VKTQH làm nguồn thức ăn đã kích thích sự phát triển của động vật phù du hơn so với tảo lục, và rất hữu ích cho sự phát triển của tôm biển [30]. Hơn nữa, sinh khối VKTQH cũng được bổ sung vào công thức thức ăn cho cá bột, cá diếc ngay sau khi nở với hàm lượng 0,1%, trọng lượng và tỷ lệ sống tăng hơn gấp hai lần trong vòng 2-4 tuần sau khi nở. Nuôi tôm

phải đối mặt với thiệt hại lớn về năng suất do vi khuẩn Vibrio gây bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), nhưng điều này hoàn toàn được ngăn chặn bằng cách bổ sung VKTQH vào ao nuôi [31]. Những tác dụng như vậy cũng đã được thể hiện trong việc ngăn chặn các bệnh do vi rút gây ra trên những loài khác bao gồm động vật có vỏ [32, 33]. Azad và cộng sự (2002) đã bổ sung sinh khối VKTQH không lưu huỳnh loài R. Sulfidophilum vào thức ăn truyền thống (tảo silic Skeletonemacostatum) để nuôi tôm sú (Penaeus monodon) [34]. Kết quả sau 9 ngày nuôi cho thấy, chiều dài của tôm sú khi bổ sung dịch nuôi chứa 1% và 2% sinh khối khô VKTQH không lưu huỳnh (loài R. sulfidophilum) đạt 6,13 ± 0,05 mm 6,88 ± 0,18 mm, tương ứng; tỷ lệ sống sót là 46% cao hơn nhiều so với không bổ sung dịch nuôi VKTQH không lưu huỳnh.

Tại Úc, nhóm tác giả Delamare-Deboutteville và cộng sự (2019) đã thử nghiệm việc thay thế hàng loạt bột cá bằng sinh khối VKTQH trong khẩu phần ăn của cá vược châu Á (Lates calcarifer), một loài cá ăn thịt có giá trị cao với nhu cầu cao về năng lượng từ protein. Sinh khối VKTQH được sản xuất từ nước thải tổng hợp và nước thải trực tiếp. Thử nghiệm xây dựng trên 4 chế độ thức ăn thương mại thay thế bột cá (0, 33, 66 và 100%) bằng sinh khối VKTQH, cho ăn một đàn gồm 540 con cá con được chia trong 12 bể trong 47 ngày. Trọng lượng và chiều dài tiêu chuẩn được lấy từ các cá thể ở 18, 28 và 47ngày. Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sống sót do chế độ ăn uống hoặc các yếu tố khác (94-100%). Hệ số chuyển đổi thức ăn cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi khẩu phần ăn với hệ số này chiếm 89% phương sai. Các mẫu được phân tích cho mỗi khẩu phần ăn riêng bao gồm 5 con đại diện cho mỗi bể. Mức độ gia tăng của protein có mối quan hệ thuận với hàm lượng protein của thân thịt (p <0,0032). Thân thịt của cá được cho ăn theo công thức 66% protein là bột cá thay thế có giá trị lipid cao nhất trong tất cả các chế độ ăn bao gồm cả đối chứng. Phân tích thành phần trong khẩu phần và thân thịt của cá được cho ăn theo khẩu phần được thể hiện: Kali, phốt pho, magie và canxi

lần lượt tăng 7, 21, 12 và 27% so với chế độ thay thế hoàn toàn bằng bột cá. Mức độ canxi giữa các khẩu phần thân thịt cá tăng lên đáng kể (p = 1,20×10-

4). Hàm lượng sắt trong khẩu phần tăng 37% trong khẩu phần bao gồm 66% và 100% protein. Mức độ kali khá ổn định trong khẩu phần ăn và không có sự khác biệt trong thành phần thân thịt được quan sát thấy. Mức Magie tăng dần trong khẩu phần thí nghiệm (lên đến 48% trong khẩu phần 4). Natri tăng trong khẩu phần (lên đến 43%) nhưng giảm đáng kể ở cá ăn khẩu phần thí nghiệm. Mức độ photpho là tối đa ở chế độ ăn 3 (cao hơn 23% so với chế độ ăn đối chứng 1). Cụ thể, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) tăng lên 1,5 đối với chế độ ăn thay thế 100% trong giai đoạn mẫu cuối cùng, xấp xỉ 1,0 đối với chế độ thay thế một phần và 0,8 đối với chế độ ăn thay thế hoàn toàn. Nghiên cứu này chứng minh rằng việc thay thế hàng loạt bột cá bằng VKTQH là khả thi và khả thi về mặt thương mại ở mức thay thế là 33% và 66% [35].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU TẠO CHẾ PHẨM VI KHUẨN TÍA QUANG HỢP DẠNG LỎNG SỆT LÀM THỨC ĂN CHO CON GIỐNG HAI MẢNH VỎ (Trang 27 -29 )

×