lượng tiền gửi
về đặc thù ngân hàng thương mại đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích nhu cầu tiền gửi ở cấp ngân hàng (Haral & Heiko, 2009). Trong phần này, tác giả đưa ra tổng quan một số các nhân tố thuộc về ngân hàng thương mại có ảnh hưởng đến tiền gửi của họ.
1.2.2.1. Thanh khoản của ngân hàng
Quản lý thanh khoản của ngân hàng liên quan đến việc có đủ tài sản lưu động để đáp ứng nghĩa vụ của ngân hàng đối với người gửi tiền. Theo các lý thuyết về trung gian tài chính, hai lý do quan trọng nhất cho sự tồn tại của các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng, là việc cung cấp thanh khoản và dịch vụ tài chính (ISMAL, 2010). Theo ISMAL (2010), liên quan đến tính thanh khoản, các ngân hàng chấp nhận tiền từ người gửi tiền và mở rộng số tiền đó bằng cách cho vay, tuy nhiên vai trò của ngân hàng trong việc chuyển tiền gửi ngắn hạn thành cho vay dài hạn làm cho chúng dễ bị rủi ro thanh khoản (Bank for International Settlements, 2008). Cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ sẽ sẵn sàng gửi tiền vào ngân hàng nếu họ chắc chắn rằng họ có thể rút tiền bất cứ khi nào họ muốn, đây là câu hỏi về thanh khoản của các ngân hàng. Các ngân hàng có tính thanh khoản cao hơn có thể thu hút tiền gửi nhiều hơn.
Bộ đệm thanh khoản cao hơn (được đo bằng tỷ lệ tài sản lưu động trên tiền gửi) có xu hướng ủng hộ cầu tiền gửi. Harald & Heiko (2008) cho rằng tình hình thanh khoản của ngân hàng cũng đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng tiền gửi ngân hàng. Các ngân hàng thanh khoản cao hơn thì tăng trưởng tiền gửi cao hơn. Theo Nada (2010), các ngân hàng được coi là rủi ro nếu gặp khó khăn hơn trong việc thu hút tiền gửi và cho vay so với các ngân hàng được coi là an toàn. Khi các ngân hàng không thanh toán cho người gửi tiền thì nó phải đối mặt với rủi ro thanh khoản khiến những người gửi tiền khác không gửi tiền vào ngân hàng đó.
1.2.2.2. Khả năng sinh lời của ngân hàng
nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng) trên tổng tài sản bình quân hoặc bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân.
Erna & Ekki (2004) thấy rằng mối quan hệ lâu dài giữa tiền gửi ngân hàng thương mại và lợi nhuận của các ngân hàng. Lợi nhuận ngân hàng cao hơn sẽ có xu hướng báo hiệu sự vững chắc của ngân hàng, điều này có thể giúp các ngân hàng này dễ dàng thu hút tiền gửi hơn (Harald & Heiko, 2008). Tuy nhiên, ảnh hưởng của lợi nhuận ngân hàng và quy mô ngân hàng được tìm thấy là không đáng kể khi bị kiểm soát các biến khác. Vì vậy, ảnh hưởng của lợi nhuận và quy mô ngân hàng đối với tiền gửi ngân hàng thương mại thấp hơn so với các biến khác.
1.2.2.3. Lãi suất tiền gửi
Một trong những nhân tố hiệu quả nhất để quyết định gửi tiền vào hệ thống ngân hàng là lãi suất (Mohammad & Mahdi, 2010). Harald & Heiko (2008) cũng đề cập đến lãi suất là một trong những yếu tố quyết định đối với tiền gửi ngân hàng thương mại. Philip (1968) cũng nói rằng việc đưa ra lãi suất hấp dẫn đối với tiền gửi ngân hàng có thể được coi là có tác dụng có lợi. Hơn nữa, Mustafa & Sayera (2009) nói rằng lãi suất tiền gửi thấp đang không khuyến khích huy động tiết kiệm.
Theo Erna & Ekki (2004), người gửi tiền bị thu hút để gửi tiền vào ngân hàng vì chi phí cơ hội nắm giữ tiền mặt cao khi lãi suất cũng cao. Tương tự như Đài Loan, lãi suất dường như quan trọng đối với người Trung Quốc trong việc gửi tiền (Tan, 2003).
Hơn nữa, khi nghiên cứu các nhân tố quyết định đến lượng tiền gửi tại các ngân hàng Hồi giáo ở Indonesia, Erna & Ekki (2004) thấy rằng những người gửi tiện tại các ngân hàng Hồi giáo chủ yếu hành động bởi động cơ lợi nhuận, họ chọn các ngân hàng có lãi suất cao hơn để gửi tiền. Điều này cùng quan điểm với Lomuto (2008), Harald & Heiko (2009) khi nghiên cứu về tiền gửi tại
các ngân hàng ở Kenya. Lãi suất hấp dẫn cũng chiếm khoảng 78% biến động về mức tiền gửi tại các ngân hàng Ghana, điều đó chứng minh rằng lãi suất hấp dẫn đối với những người có tiền nhàn rỗi để tiết kiệm (Eric và cộng sự, 2015). Khi nghiên cứu các nước G7 trong giai đoạn 1960-1999, Cohn và Kolluri (2003) cũng tìm thấy phản ứng tích cực của hành vi tiết kiệm với lãi suất.
Lê (2012) trong luận án tiến sĩ “Nghiên cứu hành vi gửi tiền tiết kiệm ngân hàng của khách hàng cá nhân” đã nhận thấy chính sách lãi suất là một trong những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng vốn huy động nói chung và tiền gửi nói riêng của ngân hàng. Mức lãi suất ngân hàng đưa ra phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát để người gửi tiền hưởng được một mức lãi suất thực dương. Ngân hàng phải đưa ra được một chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt và đảm bảo lợi ích của người gửi tiền, lợi ích của ngân hàng, giúp ngân hàng đạt hiệu quả trong công tác huy động vốn.
1.2.2.4. Quy mô ngân hàng
Một trong số các yếu tố nổi bật được xác định là ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tiền gửi là quy mô ngân hàng. Trong hầu hết các tài liệu, tổng tài sản của ngân hàng được sử dụng như một đại diện cho quy mô ngân hàng. Các nghiên cứu trước đây có những kết luận không đồng nhất về tác động của quy mô ngân hàng đến tiền gửi ngân hàng.
Molyneux và Thornton (1992), Bikker và Hu (2002), Goddard et al. (2007) và Ikuko & Konishi (2007) tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa quy mô và tăng trưởng tiền gửi. Quy mô lớn cũng như mạng lưới chi nhánh lớn hơn giúp các ngân hàng huy động được lượng tiền gửi nhiều hơn so với các ngân hàng nhỏ. Trái ngược với quan điểm trên, Kaufman (1972) và Harald & Heiko (2008) lại cho rằng các ngân hàng nhỏ hơn tuy tạo ra ít tiền gửi hơn về mặt tuyệt đối nhưng về mặt tương đối lại có tốc độ tăng trưởng tiền gửi cao hơn các ngân hàng lớn, do đó có thể có lợi cho các ngân hàng nhỏ trong việc đạt được
tăng trưởng tiền gửi cao hơn.
Ngoài tổng tài sản ra, quy mô ngân hàng còn được thể hiện bởi số lượng chi nhánh và phòng giao dịch. Có một mối quan hệ giữa tiền gửi ngân hàng thương mại và việc mở rộng chi nhánh ngân hàng thương mại. Không chỉ các khoản tiền gửi bị ảnh hưởng bởi các chi nhánh ngân hàng, mà việc mở rộng các chi nhánh ngân hàng cũng bị ảnh hưởng bởi mức độ tiền gửi ở bất kỳ khu vực nào (M. A. Baqui & Richard L. Meyer, 1987). Dự kiến các ngân hàng đưa ra quyết định mở rộng chi nhánh của họ bằng cách xem xét các yếu tố như mức độ cạnh tranh, tiềm năng tiền gửi, thu nhập khu vực và sự thuận tiện của đường bộ và phương tiện. Vì tiềm năng tiền gửi là một điều mà các ngân hàng xem xét trong việc mở rộng chi nhánh, tiền gửi cũng có thể là một lý do cho chiến lược mở rộng chi nhánh mà ngành ngân hàng sử dụng. Theo (Erna & Ekki, 2004), có một mối quan hệ lâu dài giữa chi nhánh ngân hàng thương mại và tiền gửi ngân hàng thương mại.
1.2.2.5. Chất lượng tín dụng
Chất lượng khoản vay tốt sẽ báo hiệu sự thành công của ngân hàng trong việc tạo thu nhập cũng như nhu cầu thu hút nhiều tiền gửi hơn để hỗ trợ các hoạt động tín dụng của ngân hàng (Harald & Heiko, 2008).
Nghiên cứu các khoản tiền gửi tại Mỹ, Park và Peristiani (1998) đã chứng minh mối quan hệ tiêu cực giữa tăng trưởng tiền gửi và tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu cao khiến cho người gửi tiền cảm thấy sự không an toàn khi gửi tiền vào các ngân hàng đó, điều đó làm giảm lượng tiền gửi tại ngân hàng. Ikuko & Konishi (2007) cho rằng tỷ lệ nợ xấu là một trong số những nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng tiền gửi. Với các ngân hàng không đáp ứng được các yêu cầu về lành mạnh và an toàn tài chính thì lượng tiền gửi sẽ giảm.
Công nghệ tài chính: Các công nghệ tài chính cho phép khách hàng tiếp
cận các dịch vụ không dùng tiền mặt trong 7 ngày-24 giờ (Gunnar & Zhao, 2013). Nó thay đổi vượt ra khỏi giới hạn của một ngân hàng truyền thống. Tiền gửi bình quân đầu người của các nước tăng trưởng tốt sau khi có các dịch vụ thanh toán thẻ, ATM và các công nghệ ngân hàng di động. Một nghiên cứu ở Georgia chỉ ra rằng những công nghệ này đã làm giảm nhu cầu nắm giữ tiền mặt trong ví. Bên cạnh đó, các dịch vụ liên quan đến tiết kiệm như mở sổ, rút tiền hay tất toán hiện nay đều được triển khai online khiến cho lượng tiền gửi tại các ngân hàng gia tăng.
Nghiên cứu của Capgemini (2016) đã chỉ ra một cách đầy đủ các hướng ứng dụng công nghệ thông tin của hệ thống ngân hàng toàn cầu trong hiện tại và tương lai gần. Đó là sự gia nhập của các công ty fintech, trở thành đối thủ, đồng thời cũng là đối tác của các NHTM trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng áp dụng công nghệ cao cho khách hàng. Hơn nữa, đầu tư và nâng cấp hệ thống Core banking (phần mềm ngân hàng lõi), công nghệ bảo mật, hệ thống quản lý rủi ro cũng là yêu cầu bắt buộc trong điều kiện các dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng, hiện đại trong một môi trường ngày càng bất trắc.
Dịch vụ đa dạng: Một ngân hàng cung cấp đa dạng các dịch vụ cho khác
hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền hơn (Bhatt, 1970).
Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất chính là yếu tố trực quan nhất ảnh hưởng
đến khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng. Trong marketing dịch vụ, sự hấp dẫn của cơ sở vật chất là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của Mokhlis (2008), Phạm (2010), Hà (2014) đã chỉ ra rằng cơ sở vật chất có ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng.
Sau đây là bảng tổng hợp các nghiên cứu thế giới về nhân tố vĩ mô và nhân tố thuộc ngân hàng tác động đến lượng tiền gửi ngân hàng:
tố thuộc ngân hàng tác động đến lượng tiền gửi ngân hàng
Tác giả, năm nghiên
cứu
Quốc gia Dữ liệu Phương pháp nghiên
cứu
Kết quả nghiên cứu
Loayza & Shankar
(2000)
Ấn Độ VECM Lãi suất thực tế, thu nhập bình quân đầu người và tỷ trọng nông nghiệp trong GDP có mối quan hệ tích cực với tiết kiệm, trong khi mối quan hệ nghịch đảo đã được tìm thấy đối với phát triển tài chính, lạm phát và tỷ lệ phụ thuộc. Erna & Ekki (2004) Indonesia 1993- 2003 OLS Lạm phát, chỉ số sản xuất công nghiệp, số lượng chi nhánh ngân hàng, tỷ lệ lợi nhuận và yếu tố tín ngưỡng có ảnh hưởng trong khi GDP và lãi suất không tác động Ikuko & Konishi (2007) Nhật Bản 1990- 2005
OLS Quy mô tài sản, tỷ lệ lợi nhuận và chất lượng tín dụng ảnh hưởng đến tiền gửi ngân hàng.
Tác giả, năm nghiên
cứu
Quốc gia Dữ liệu Phương pháp nghiên
cứu
Kết quả nghiên cứu
Heiko (2008)
2008 kinh tế, tính thanh khoản, chất lượng tín dụng có ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu gửi tiền.
Haron & Azmi (2008)
Malaysia 1998- 2003
VECM Tỷ suất lợi nhuận, lãi suất, chỉ số chứng khoán, chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền, tổng sản phẩm trong nước và khủng hoảng tài chính
Lomuto (2008)
Kenya 1986- 2006
VECM GDP, tỷ lệ đầu tư trên thu nhập, lãi suất, tỷ giá hối đoái Muhamad và cộng sự (2011) Malaysia 2000- 2010 VECM Lạm phát, khủng hoảng tài chính Shemsu (2015) Ethiopia 1998- 2014
OLS Lạm phát, GDP, lãi suất và số lượng chi nhánh có mối quan hệ với tăng trưởng tiền gửi
Eric và cộng sự
Ghana 1991- 2012
OLS Tổng sản phẩm quốc nội và tự do hóa lãi suất có
Tác giả, năm nghiên
cứu
Quốc gia Dữ liệu Phương pháp nghiên
cứu
Kết quả nghiên cứu
(2015) ảnh hưởng đến tiền gửi
Renáta (2016)
Slovakia 1998- 2015
ARDL Lãi suất, tỷ lệ người phụ thuộc, lạm phát, tổng thu nhập có tác động đến tiền gửi. Người cao tuổi có xu hướng tăng tiền gửi ngân hàng. Unvan (2020) Ghana 2008- 2017 REM Lạm phát, bất ổn kinh tế vĩ mô, tỷ lệ lợi nhuận, quy mô ngân hàng và khả năng thanh khoản là các yếu tố quyết định đáng kể đến tiền gửi ngân hàng.