Có thể nói giai đoạn 2006-2019 nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng có những bước thay đổi khác nhau. Việc phân tích sẽ chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn 1 từ 2006 đến năm 2010, giai đoạn 2 từ năm 2011 đến 2015, giai đoạn 3 là năm 2016 đến 2019. Việc chia giai đoạn được quyết định dựa trên 2 mốc thời gian quan trọng mà tác giả đánh giá có ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng tiền gửi:
Năm 2011 là năm Đề án tái cấu trúc các ngân hàng Việt Nam được Chính phủ phê duyệt và tiến hành giai đoạn 1 từ năm 2011 đến năm 2015. Từ năm 2011, ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xác định một số ngân hàng yếu kém. Sau đó, nhiều ngân hàng đã được sáp nhập trên cơ sở tự nguyện. Cũng trong thời gian này, nợ xấu được công bố tăng mạnh. Công ty quản lý tài sản (VAMC) được thành lập để xử lý khối lượng nợ xấu được đánh giá là lớn trong các ngân hàng. Do vậy, trong bối cảnh các ngân hàng có nhiều biến động, rủi ro đã được bộc lộ, việc gửi tiền tiết kiệm vào các ngân hàng có những thay đổi khác với giai đoạn trước và sau đó. Có thể thấy đề án tái cơ cấu giai đoạn 1 đã giúp nhận diện những hạn chế của các ngân hàng và thúc đẩy một số ngân hàng tái cấu trúc thành công, nhưng với những ngân hàng yếu kém thì vẫn chìm trong khó khăn và tiến độ phục hồi rất chậm.
Năm 2016 là năm bắt đầu giai đoạn 2 của Đề án tái cấu trúc các ngân hàng Việt Nam. Chính phủ đặt ra mục tiêu tái cơ cấu các ngân hàng với mục tiêu thực hiện bước chuyển biến mạnh mẽ trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối, năng lực và hiệu quả hoạt động thanh tra giám sát, đổi mới công tác điều hòa lưu thông tiền mặt. Bên cạnh đó, các TCTD tiếp tục
đổi mới quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế, tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động và quy mô về vốn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong chất lượng dịch vụ, sản phẩm dịch vụ và năng lực cạnh tranh và cấu trúc các các TCTD. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến lượng tiền gửi trong các ngân hàng Việt Nam.
3.1.1. Giai đoạn 2006 - 2010
Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ nửa cuối năm 2008 kéo dài sang năm 2009 lan rộng trên toàn thế giới đã khiến GDP toàn cầu năm 2009 giảm 5.826 tỷ USD so với năm 2008 (đây là lần đầu tiên GDP toàn cầu tăng trưởng âm trong vòng 20 năm kể từ năm 1990, kéo tốc độ phát triển trung bình của toàn giai đoạn đi xuống, từ 4,04%/năm cho giai đoạn 2001 đến 2007, xuống còn 3,2% cho cả giai đoạn 2001-2010. Trong năm 2010, kinh tế thế giới đã bước đầu phục hồi với tốc độ tăng trưởng là 4,8% (IMF).
Tốc độ tăng trưởng GDP trong thời kỳ này có biên độ biến động rộng hơn hẳn so với thời kỳ trước. Mặc dù đạt những mốc tăng trưởng cao như 5,2% vào năm 2007, kinh tế thế giới cũng có những đợt giảm sâu từ 5,2% năm 2007 giảm xuống 3,2% năm 2008 (giảm 2%) và -1,3% năm 2009 (giảm 4,5%). Biên độ biến động rộng của tốc độ tăng trưởng cho thấy cùng với quá trình phát triển nhanh, có nhiều nhân tố rủi ro tiềm ẩn, cùng kinh tế thế giới ngày càng trở nên khó dự báo và kiểm soát.
Cơ cấu GDP từ nhóm các nước phát triển và các nước đang phát triển có sự thay đổi rõ rệt. Nhóm các nước đang phát triển chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng GDP của thế giới, đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức trên 6% trong suốt thời kỳ từ 2003 đến 2008, và là động lực để kiềm chế độ suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới trong thời kỳ suy thoái 2008 – 2009. Tuy vậy, nhóm nước phát triển vẫn chiếm trên 70% giá trị GDP của toàn thế giới. Trong đó Hoa Kỳ là nước có tỷ trọng GDP luôn ở mức đứng đầu, đạt 14441.42 tỷ USD năm 2008 (trước khi rơi xuống đáy suy thoái vào năm 2009), chiếm 23.79%
tổng GDP của thế giới, gấp 2.94 lần GDP của Nhật Bản (nước đứng thứ 2) và 3.33 lần GDP của Trung Quốc (nước đứng thứ 3). Tuy nhiên tỷ trọng của GDP của Hoa Kỳ trong tổng GDP của toàn thế giới đã giảm từ 32.44% năm 2001 xuống chỉ còn 23.79% năm 2008.
Cùng với quá trình tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu về vốn và sự luân chuyển mạnh mẽ của các dòng vốn đã tạo nên động lực thúc đẩy khu vực tài chính tăng trưởng nhanh chóng. Trong 3 thập kỷ gần đây, tài sản tài chính của toàn thế giới đã tăng nhanh hơn gấp 3 lần mức tăng trưởng của GDP, từ 12 nghìn tỷ USD năm 1980 đã tăng lên 195 nghìn tỷ USD năm 2007 (tương đương với mức tăng từ 119% GDP năm 1980 lên 356% GDP năm 2007) (Ngân hàng Nhà nước). Hoa Kỳ tiếp tục là khu vực tài chính lớn nhất thế giới với tổng tài sản tài chính của Hoa Kỳ năm 2005 là 50 nghìn tỷ USD (chiếm 1/3 tổng tài sản tài chính toàn thế giới). Đứng thứ 2 và thứ 3 là khu vực EU (30 nghìn tỷ USD) và Nhật Bản (19.5 nghìn tỷ USD).
Trong hai năm 2006 – 2007, Việt Nam đã tiến thêm được một bước trên chặng đường phát triển mới, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Sang những năm cuối của thời kỳ, nhất là từ Quý II năm 2007 mặc dù lạm phát trong nước bắt đầu tăng cao, tiếp đến là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động không thuận đến nền kinh tế nước ta, nhưng Việt Nam đã sớm vượt qua và vẫn giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng khá với mức tăng trưởng bình quân trong cả thời kì 2006 – 2010 ở mức 7,02%; mặt bằng kinh tế - xã hội được nâng lên đáng kể.
Hình 3.1. Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Cấu trúc kinh tế đã có những thay đổi tích cực, hứa hẹn sáng sủa hơn trong tầm nhìn dài hạn. Giao lưu kinh tế quốc tế phát triển. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thời kỳ 2006-2010 đạt 56 tỉ USD/năm, bằng 2,5 lần thời kỳ 2001- 2005 và tăng 17,2%/năm. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng ngày càng tăng, từ 4 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỉ USD năm 2006 đã tăng lên 8 mặt hàng năm 2010. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn vốn ODA ngày càng tăng và có nhiều thuận lợi. Vốn FDI thực hiện năm 2006 đạt 4,1 tỉ USD, năm 2007 đạt 8,0 tỉ, năm 2008 đạt 11,5 tỉ USD, chiếm tới 30,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, cao hơn rất nhiều so với năm trước. Năm 2009 và 2010, mặc dù vốn đăng ký giảm nhưng vốn FDI thực hiện vẫn đạt 10 tỉ USD vào năm 2009 và khoảng 11 tỉ vào năm 2010 (tăng 157,5% so với năm 2006). Thời kỳ 2006- 2010, FDI thực hiện tăng bình quân 25,7%/năm.
Các cân đối kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chế trong những năm cuối giai đoạn. Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân 5 năm ở mức khoảng 28% GDP, bội chi ngân sách bình quân chỉ 5,7%. An ninh tài chính quốc gia được bảo đảm, ước tính đến cuối năm 2010 dư nợ chính phủ
008% 008% 006% 005% 007% 000% 001% 002% 003% 004% 005% 006% 007% 008% 009% 010% 2006 2007 2008 2009 2010
chiếm khoảng 44,5% GDP. Dư nợ ngoài nước của quốc gia so với GDP ở mức an toàn cho phép. Chính sách tiền tệ điều hành linh hoạt theo nguyên tắc thị trường, góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô. Các ngân hàng thương mại có sự phát triển cả về quy mô và chất lượng tín dụng; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hầu hết các ngân hàng đều đạt chuẩn mực quốc tế trên 8%. Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá cao trong những năm đầu của kỳ kế hoạch, còn 2 năm cuối (2009-2010) tuy có mức thiếu hụt, nhưng không bị phá vỡ cân đối.
Tổng vốn đầu tư được huy động đưa vào phát triển kinh tế - xã hội 5 năm qua theo giá hiện hành đạt khoảng 3.062 nghìn tỉ đồng (tăng 14,4% so với kế hoạch) bằng 42,7% GDP, gấp hơn 2,5 lần so với 5 năm trước đó (2001 – 2005). Các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện đáng kể tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Nhiều nhà máy công nghiệp lớn, kỹ thuật cao, nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp được ra đời và đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở tất cả các vùng, miền trong cả nước.
Nổi bật trong thời gian này là tình hình tăng trưởng tín dụng quá nóng, năm 2007 lên đến gần 50%. Nguồn tín dụng của các ngân hàng chủ yếu tập trung vào thị trường đang phát triển mạnh như: bất động sản, chứng khoán tạo ra hiện tượng đầu cơ. Một bộ phận dân cư giàu lên nhanh chóng, thúc đẩy nhu cầu các mặt hàng tiêu dùng, dẫn đến giá cả hàng hóa tăng cao. Chính phủ đã áp dụng biện pháp tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát và thâm hụt cán cân thương mại.
Đầu năm 2008, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Để đảm bảo về thanh khoản, các ngân hàng chạy đua tăng lãi suất huy động lên đến 18- 20%/năm. Do đó, xảy ra hiện tượng người dân rút tiền từ ngân hàng lãi suất
thấp sang gửi ngân hàng có lãi suất cao. Chính sách thắt chặt tiền tệ từ đầu năm 2008 đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt VND của một số ngân hàng thương mại. Nửa đầu năm 2008, lãi suất huy động VND biến động mạnh, các ngân hàng không ngừng chạy đua nâng lãi suất huy động VND để giải quyết yêu cầu về thanh khoản. Nhiều ngân hàng đẩy mức lãi suất huy động lên tới trên 19% - 20%/năm.
Tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu bùng phát tại Mỹ và lan rộng trên thế giới kéo theo sự sụp đổ của một loạt định chế tài chính lớn. Các ngân hàng Việt Nam chưa có liên hệ trực tiếp với thị trường tài chính thế giới nên mức độ ảnh hưởng không lớn. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế thế giới đã đẩy nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu vào tình trạng khó khăn, dần mất khả năng thanh toán các khoản vay ngân hàng. Cuối năm 2008, suy thoái kinh tế quốc tế đã dẫn đến sụt giảm giá hàng hóa, sản xuất kinh doanh ngừng trệ. Nhu cầu vay vốn ngân hàng để thực hiện các hoạt động đầu tư giảm mạnh, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm xuống khoảng 20%/năm. Người gửi tiền có xu hướng chuyển đầu tư sang gửi tiền có kỳ hạn tại các ngân hàng để hưởng lãi suất cao.
Năm 2009, thị trường tài chính – tiền tệ rơi vào cuộc khủng hoảng do thị trường bất động sản bị đóng băng, dẫn đến việc hàng loạt khách hàng rơi vào tình trạng mất thanh khoản, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, nợ xấu tăng cao.
Năm 2010, các ngân hàng chịu sức ép bởi việc phải thực hiện một số chính sách theo quy định của NHNN: các ngân hàng phải tăng hệ số an toàn vốn tối thiếu (CAR) từ 8% lên 9%, nâng hệ số rủi ro của các khoản cho vay đầu tư bất động sản và chứng khoán từ 150% lên 250%; các ngân hàng thương mại buộc phải tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do gặp nhiều bất lợi trong hoạt động kinh doanh, đến cuối tháng 12/2010 vẫn còn trên 10
ngân hàng chưa tăng đủ vốn điều lệ theo quy định. NHNN đã điều chỉnh lùi thời điểm tăng vốn điều lệ của các ngân hàng đến ngày 31/12/2011. Quyết định này đã giải tỏa được áp lực tăng vốn đang đè nặng lên các ngân hàng chưa tăng đủ vốn.
3.1.2. Giai đoạn 2011- 2015
Kinh tế thế giới sau khi bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng đạt mức 5,1% trong năm 2010 đã nhanh chóng giảm sâu xuống còn 3,9% vào năm 2011. Đà sụt giảm này tiếp tục kéo dài sang hai năm tiếp theo với mức tăng trưởng rơi xuống còn 3,2% trong 2 năm 2012 – 2013. Và tăng trưởng chỉ bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trở lại với mức tăng nhẹ ước đạt khoảng 3,4% vào năm 2014, và dự báo đạt khoảng 3,9% vào năm 2015. Như vậy, có thể thấy đến thời điểm hiện tại tăng trưởng kinh tế toàn cầu hiện vẫn đang ở mức thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng trung bình đạt xấp xỉ 5% giai đoạn trước khủng hoảng tài chính toàn cầu. (Butzen, 2014)
Bảng 3.1: Tăng trưởng GDP của kinh tế thế giới giai đoạn 2010-2015 (%) Tăng trưởng GDP 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Thế giới 5,1 3,9 3,2 3,2 3,6 3,9 Các nền kinh tế phát triển 3,1 1,6 1,3 1,3 1,8 2,4 Mỹ 3 1,8 2,8 1,9 2,8 3 EU 1,8 1,7 -0,7 -0,5 1,1 1,5 Nhật Bản 4 -0,5 1,4 1,5 1,4 1 Các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi
7,3 6,2 5,0 4,7 4,9 5,3
Trung Quốc 10,3 9,3 7,7 7,7 7,5 7,3
Ấn độ 10,1 6,3 4,7 4,4 5,4 6,4
ASEAN - 4,5 6,2 5 4,8 5,2
Khu vực Đông Âu -0,9 2,4 0,7 2,7
Khu vực Châu Mỹ La tinh Caribe
2,7 2,6 1,3 2,4
Bức tranh màu xám của tăng trưởng được ghi nhận ở hầu hết các nhóm nước. Tại các nền kinh tế phát triển, tăng trưởng chuyển biến hết sức chậm chạp trong hai năm đầu 2011 – 2012, và chỉ bắt đầu có dấu hiệu lấy lại đà phục hồi từ năm 2013, tuy nhiên quá trình phục hồi vẫn còn khá mong manh. Đối với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, tình hình dường như cũng không mấy sáng sủa hơn. Nếu như giai đoạn 2010 trở về trước, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế này được coi là động lực cho quá trình phục hồi của kinh tế toàn cầu, thì đến giai đoạn này tốc độ tăng trưởng đã bắt đầu chậm lại.
Giai đoạn 2011 – 2015 cũng ghi nhận những xu thế chuyển biến mang tính tích cực. Trước hết, trái với những giai đoạn trước đây khi kinh tế thế giới tăng trưởng nóng, lạm phát luôn là một thách thức đối với việc duy trì sự ổn định của kinh tế toàn cầu, giai đoạn 2011 – 2015 vừa qua, sức ép lạm phát không quá lớn, thậm chí lạm phát có xu hướng giảm ở mức thấp hơn mục tiêu đặt ra ở các nước phát triển, đặt các quốc gia này vào tình trạng phải đối mặt với rủi ro giảm phát trên diện rộng. Lạm phát chỉ có xu hướng gia tăng trong năm 2011 với mức tăng đạt đỉnh 5,2% trước các áp lực biến động từ các yếu tố nguồn cung, tuy nhiên lại duy trì xu hướng giảm liên tục trong suốt những năm còn lại, và hiện chỉ dao động ở mức 3,8%. Xu hướng lạm phát giảm được ghi nhận ở tất cả các nhóm nước, đặc biệt tại các nền kinh tế phát triển. Đối với nhóm nước này, lạm phát giai đoạn 2011 đến nay thường xuyên dao động ở dưới mức mục tiêu 2% và hiện vẫn đang tiếp tục xu hướng đi xuống. Đối với nhóm nước đang phát triển và mới nổi, xu hướng lạm phát cũng có chiều hướng chung đi xuống nhưng mức độ biến động khác nhau giữa các nước. Trong khi một số nền kinh tế như Brazil, Indonesia, Ấn Độ vẫn phải đối mặt với áp lực lạm phát khá cao và phải tiếp tục thực hiện các chính sách thắt chặt để kiềm chế lạm phát thì ngược lại một số nền kinh tế như Trung Quốc, Thái Lan, lạm phát lại giảm tốc khá nhanh và hiện còn đang đứng trước cảnh báo về rủi ro
giảm phát (IMF).Các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 được thực hiện trong bối cảnh quốc tế diễn biến phức tạp, quá trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu yếu hơn so với dự kiến, tình trạng thất nghiệp cao diễn ra ở