Dựa trên mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu sau được xây dựng:
Quy mô ngân hàng: Quy mô tài sản của ngân hàng lớn, ngân hàng sẽ được đánh giá là ngân hàng lớn và khó có khả năng đổ vỡ do đó tiền gửi có xu hướng tăng. Như vậy, quy mô tài sản của ngân hàng lớn, tiền gửi của ngân hàng có xu hướng tăng.
Chất lượng tín dụng: Hơn 65% tổng tài sản của các ngân hàng là cho vay
đối với các ngành trong nền kinh tế. Tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng thương mại Việt Nam. Do vậy, chất lượng tín dụng đóng vai trò quyết định đối với sự an toàn, lành mạnh của ngân hàng. Chất lượng tín dụng thể hiện qua nhiều chỉ tiêu, trong đó, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu chính. Khi các tỷ lệ này cao, chất lượng tín dụng giảm và rủi ro tín dụng lớn. Khi tỷ lệ nợ xấu
cao, ngân hàng được đánh giá là hoạt động yếu kém, có rủi ro cao, do đó người gửi tiền sẽ có xu hướng hạn chế gửi tiền vào các ngân hàng này. Như vậy, khi
chất lượng tín dụng thấp, tiền gửi có xu hướng giảm.
Khả năng thanh khoản: Người gửi tiền có thể tin rằng sẽ khó hơn cho
một ngân hàng với số lượng ít tài sản thanh khoản khi đối mặt với việc rút tiền không mong muốn, khiến họ dễ bị tổn thương hơn khi hoạt động. Dẫn đến, khả
năng thanh khoản của ngân hàng tốt, tiền gửi có xu hướng tăng.
Khả năng sinh lời: Khi ngân hàng đạt tỷ lệ sinh lời cao, ngân hàng sẽ được đánh giá là hoạt động tốt. Do đó, khi khả năng sinh lời cao, tiền gửi có xu
hướng tăng.
Lãi suất tiền gửi: Khi lãi suất tiền gửi cao sẽ thu hút nhiều khách hàng
đến gửi tiền hơn. Do đó, khi lãi suất tiền gửi cao, tiền gửi có xu hướng tăng.
Tình trạng niêm yết: Các NHTM niêm yết trên sàn chứng khoán luôn tạo
được niềm tin hơn đối với khách hàng gửi tiền vì để được niêm yết các NHTM này phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe do Uỷ ban chứng khoán nhà nước đưa ra. Do đó, khi các NHTM niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán,
tiền gửi có xu hướng tăng.
Lạm phát: Là sự gia tăng liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian
và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Tác động tiêu cực của lạm phát là sự gia tăng chi phí cơ hội khi giữ tiền. Như vậy, lạm phát xảy ra khiến tiền gửi
có xu hướng giảm.
Lãi suất thực tế: Là chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và lạm phát. Do
đó, khi lãi suất thực tế mà người gửi tiền nhận được càng cao thì tiền gửi tại
các ngân hàng có xu hướng tăng.
Tăng trưởng kinh tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng đồng nghĩa với sự gia tăng
trong tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập bình quân đầu người tăng. Như vậy, nền
Cú sốc: Cú sốc ảnh hưởng đến phản ứng của người gửi tiền đối với việc
chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Do đó, khi có một cú sốc xảy ra, điều đó có thể
làm tăng hoặc giảm tiền gửi tại ngân hàng.