Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu NHÂN tố tác ĐỘNG đến LƯỢNG TIỀN gửi tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM (Trang 55 - 61)

Trên cơ sở lý thuyết về tiền gửi, căn cứ vào mô hình nghiên cứu của một số tác giả Ikuko & Konishi (2007); Haron & Azmi (2008) và thực trạng tiền gửi tại các NHTM Việt Nam, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến vĩ mô và các biến thuộc bản thân ngân với lượng tiền gửi tại các ngân hàng thương mại Việt Nam như sau:

Hình 2.2: Mối quan hệ giữa các nhân tố vĩ mô và bản thân ngân hàng với lượng tiền gửi

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Phương pháp hồi quy được sử dụng với dạng hàm hồi quy như sau:

DEPOSITi,t = α1ASSETi,t + α2BADLOANi,t + α3LIQUIDi,t + α4ROAi,t + α5DEPOSITRATEi,t + α6LISTEDi,t + α7GDPi,t + α8CPIi,t + α9RIRi,t + εi,t

Luận án sử dụng hàm hồi quy trên với số liệu theo quý trong giai đoạn 2006 – 2019. Lượng tiền gửi Cú sốc Lạm phát Tăng trưởng kinh tế Lãi suất thực tế Quy mô ngân hàng Chất lượng tín dụng Khả năng thanh khoản Khả năng sinh lời Lãi suất tiền gửi Tình trạng niêm yết

Luận án sử dụng giá trị trễ 1 kỳ bởi giả định tiền gửi của khách hàng của kỳ này chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố vĩ mô và nhân tố thuộc ngân hàng ở kỳ trước.

Xác định các biến trong mô hình:

Biến phụ thuộc: Lượng tiền gửi được đo bằng tốc độ tăng trưởng tiền

gửi tại NHTM:

DEPOSITi,t = DEPOSITi,t - DEPOSITi,t-1 DEPOSITi,t-1

Trong đó:

• Khách hàng là khách hàng cá nhân tại NHTM

• Loại tiền gửi là tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ và ngoại tệ

Biến độc lập (hoặc biến giải thích) được xác định bao gồm: nhóm nhân

tố vĩ mô (tăng trưởng kinh tế và lạm phát) và nhóm nhân thuộc về ngân hàng thương mại (hệ số an toàn vốn, quy mô tài sản, chất lượng tín dụng, kết quả kinh doanh, khả năng thanh khoản, tình trạng niêm yết).

(1) Quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng thường được đo bằng logarit tự nhiên của toàn bộ tài sản ngân hàng. Các nghiên cứu khác nhau cho thấy ảnh hưởng của quy mô tài sản đến tiền gửi ngân hàng là không thực sự rõ ràng. Nhìn chung, các ngân hàng có quy mô lớn hơn có thể tận dụng được lợi thế kinh tế nhờ quy mô do đó làm tăng tiền gửi của mình (Molyneux và Thornton (1992), Bikker và Hu (2002) và Goddard et al. (2007)). Tuy nhiên, Kaufman (1972) và (Harald & Heiko, 2008) lại cho rằng các ngân hàng nhỏ hơn tuy tạo ra ít tiền gửi hơn về mặt tuyệt đối nhưng về mặt tương đối lại có tốc độ tăng trưởng tiền gửi cao hơn các ngân hàng lớn, do đó có thể có lợi cho các ngân hàng nhỏ trong việc đạt được tăng trưởng tiền gửi cao hơn. Tác giả dùng logarit với mục đích đưa số tài sản tuyệt đối thành một số nhỏ hơn, phù hợp với giá trị các yếu tố trong mô

hình hồi quy (ở dạng tỷ lệ).

ASSET = Ln ASSET

(2) Chất lượng tín dụng

Phần lớn tài sản của ngân hàng là các khoản cho vay đối với khách hàng. Đây là loại tài sản mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Chất lượng của các khoản cho vay phụ thuộc chủ yếu vào khả năng thu hồi nợ và lãi vay từ khách hàng. Do đó, một trong những nhiệm vụ chính của các nhà quản lý ngân hàng là phải kiểm soát và giám sát chặt chẽ rủi ro tín dụng. Ngân hàng càng hạn chế rủi ro tín dụng thì các khoản cho vay càng có chất lượng; điều đó khiến người gửi tiền càng an tâm gửi tiền vào ngân hàng. Nhìn chung, rủi ro của ngân hàng chủ yếu đến từ danh mục cho vay, do đó, yêu cầu đánh giá sức khỏe và chất lượng tài sản của ngân hàng thông qua việc theo dõi sức khỏe tài chính khách hàng vay cũng như đo lường tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay như là một đại diện về chất lượng tín dụng là vô cùng cần thiết (Baral, 2005). Tỷ lệ nợ xấu càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng càng thấp. Tuy nhiên do những hạn chế trong việc tiếp cận dữ liệu nên tác giả sử dụng chỉ tiêu nợ quá hạn để đại diện cho chất lượng tín dụng, được tính như sau:

BADLOAN = Nợ quá hạn

Tổng dư nợ (3) Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là một thông số quan trọng được dùng để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Nó giải thích sự tăng trưởng và tính bền vững của thu nhập ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Ngược lại, ngân hàng cũng phụ thuộc vào thu nhập của mình để thực hiện các hoạt động như chi trả cổ tức, bổ sung vốn chủ sở hữu, tạo cơ hội tái đầu tư để phát triển, thực hiện chiến lược tham gia vào các hoạt động mới và duy trì triển

vọng cạnh tranh. Khả năng sinh lời của các ngân hàng có thể được đo bằng tỷ lệ khác nhau, trong đó phổ biến nhất là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROA) (Ayadi & Pujals (2005), Athanasoglou và cộng sự, 2006). Tỷ lệ này cho thấy mức độ hiệu quả của một ngân hàng trong việc sử dụng tài sản để tạo lợi nhuận (Sangmi & Nazir, 2010). Neal (2004) cho rằng ROA phản ánh khả năng sử dụng tài sản của ngân hàng để tạo ra thu nhập và do đó, bất kỳ thay đổi nào của ROA theo thời gian là bằng chứng cần thiết để đánh giá hiệu quả ngân hàng thế nào. Theo Athanasoglou và cộng sự (2006), so với ROE, việc sử dụng ROA để đo lường khả năng sinh lời là phù hợp hơn vì có tính đến cả rủi ro vốn có từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính của các ngân hàng.

Kết quả kinh doanh được xác định như sau:

ROA = Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản bình quân

(4) Khả năng thanh khoản (LIQUID)

Thanh khoản ngân hàng đo lường khả năng thanh toán các nghĩa vụ hiện tại của nó (Hazzi & Kilani, 2013). Thiếu hụt thanh khoản có tác động xấu đến hình ảnh ngân hàng, vì vậy, đảm bảo khả năng thanh toán đầy đủ là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng, đặc biệt từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Một ngân hàng đang ở trạng thái thanh khoản đầy đủ có nghĩa là ngân hàng có đủ khả năng thanh toán bằng tiền bằng cách tăng nợ hoặc chuyển đổi tài sản thành tiền một cách nhanh chóng với chi phí hợp lý. Thanh khoản ngân hàng được tính bằng tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản của ngân hàng (Laurent (1979), Canbas & cộng sự (2005), Vodová (2013) và Chagwiza (2014)).

LIQUID = Tiền mặt + Tiền gửi tại NHNN Tổng tài sản

(5) Lãi suất tiền gửi (DEPOSITRATE): Một trong những nhân tố hiệu quả nhất để quyết định gửi tiền vào hệ thống ngân hàng là lãi suất (Mohammad & Mahdi, 2010). Lãi suất tiền gửi thấp đang không khuyến khích người dân gửi tiền (Eric và cộng sự, 2015; Lomuto, 2008, Harald & Heiko, 2009; Mustafa & Sayera, 2009; Tần, 2003; Cohn và Kolluri, 2003; Erna & Ekki, 2004). Lê (2002) trong quá trình nghiên cứu chiến lược huy động và phát triển vốn tại Sở Giao Dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã nhận thấy chính sách lãi suất là một trong những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng vốn huy động nói chung và tiền gửi nói riêng của ngân hàng thương mại.

Số liệu về lãi suất tiền gửi được thu thập được từ nguồn số liệu của IMF là lãi suất tiền gửi bình quân theo quý của các NHTM.

(6) Tình trạng niêm yết: tác giả sử dụng biến giả để thể hiện việc các NHTM tham gia trên thị trường chứng khoán Việt Nam (LISTED), với:

0 – đại diện cho NHTM chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán 1 – đại diện cho NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán (7) Tăng trưởng kinh tế

Có nhiều nghiên cứu giả định rằng sự phát triển của hoạt động kinh tế được đo lường bởi sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), có tác động tích cực đến tiền gửi tại các ngân hàng bởi vì đó là sự gia tăng thu nhập, kéo theo sự gia tăng trong tiết kiệm và đầu tư. Dự kiến tăng trưởng kinh tế sẽ đóng góp vào tăng trưởng tiền gửi ngân hàng. Các nghiên cứu trước của Masson et al. (1998), (Erna & Ekki, 2004) và Harald & Heiko (2008) báo cáo tác động tích cực của tốc độ tăng trưởng GDP đến tăng trưởng tiền gửi ngân hàng.

Tỷ lệ lạm phát được đo bằng tốc độ tăng trưởng hàng năm của chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Lạm phát được Harald & Heiko (2008) chứng minh là một trong những nhân tố quyết định tiền gửi ngân hàng. Nghiên cứu của Mohammad & Mahdi (2010) và Ünvan & Yakubu (2020) cũng ủng hộ kết quả này khi cho rằng lạm phát có tác động đáng kể đối với tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn.

(9) Lãi suất thực tế (RIR)

Masson et al. (1998), Hazon và Azmi (2008), Mohammad & Mahdi (2010), Tuyishine, Florence và Zenon (2015) cho rằng lãi suất có quan hệ tích cực đối với tăng trưởng tiền gửi tại ngân hàng. Trái ngược với nghiên cứu của Girgan Garo (2015) thực hiện, tác giả cho rằng lãi suất và khối lượng tiền gửi tương quan nghịch với nhau. Những phát hiện tương tự có thể được kiểm chứng trong các nghiên cứu của Siyambola (2012) và Wubitu (2012). Phân tích hồi quy của họ cho thấy rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất và tăng trưởng tiền gửi.

Mô hình hồi quy sẽ chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn 1 từ 2006 đến năm 2010, giai đoạn 2 từ năm 2011 đến 2015, giai đoạn 3 là năm 2016 đến 2019. Việc chia giai đoạn được quyết định dựa trên 2 mốc thời gian quan trọng mà tác giả đánh giá có ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm:

Năm 2011 là năm Đề án tái cấu trúc các ngân hàng Việt Nam được Chính phủ phê duyệt và tiến hành giai đoạn 1 từ năm 2011 đến năm 2015. Từ năm 2011, ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xác định một số ngân hàng yếu kém. Sau đó, nhiều ngân hàng đã được sáp nhập trên cơ sở tự nguyện. Cũng trong thời gian này, nợ xấu được công bố tăng mạnh. Công ty quản lý tài sản (VAMC) được thành lập để xử lý khối lượng nợ xấu được đánh giá là lớn trong các ngân hàng. Do vậy, trong bối cảnh các ngân hàng có nhiều biến động, rủi ro đã được bộc lộ, việc gửi tiền tiết kiệm vào các ngân hàng có những thay đổi khác với

giai đoạn trước và sau đó. Có thể thấy đề án tái cơ cấu giai đoạn 1 đã giúp nhận diện những hạn chế của các ngân hàng và thúc đẩy một số ngân hàng tái cấu trúc thành công, nhưng với những ngân hàng yếu kém thì vẫn chìm trong khó khăn và tiến độ phục hồi rất chậm.

Năm 2016 là năm bắt đầu giai đoạn 2 của Đề án tái cấu trúc các ngân hàng Việt Nam. Chính phủ đặt ra mục tiêu tái cơ cấu các ngân hàng với mục tiêu thực hiện bước chuyển biến mạnh mẽ trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối, năng lực và hiệu quả hoạt động thanh tra giám sát, đổi mới công tác điều hòa lưu thông tiền mặt. Bên cạnh đó, các TCTD tiếp tục đổi mới quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế, tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động và quy mô về vốn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong chất lượng dịch vụ, sản phẩm dịch vụ và năng lực cạnh tranh và cấu trúc các các TCTD. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến lượng tiền gửi trong các ngân hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu NHÂN tố tác ĐỘNG đến LƯỢNG TIỀN gửi tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)