Tổng quan nghiên cứu về nhân tố hành vi người gửi tiền tác động đến lượng

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu NHÂN tố tác ĐỘNG đến LƯỢNG TIỀN gửi tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM (Trang 43 - 53)

đến lượng tiền gửi

Các nhân tố hành vi người gửi tiền cũng ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tại ngân hàng (Renáta, 2016). Các nhân tố thuộc hành vi người gửi tiền có thể được nhóm thành các nhóm sau: đặc điểm người gửi tiền (giới tính, tình trạng hôn nhân, giáo dục, tỷ lệ người phụ thuộc,...) và khả năng tiếp cận thông tin (nguồn thông tin, tần suất tiếp cận thông tin,...).

1.2.3.1. Đặc điểm người gửi tiền Giới tính

Giới tính là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người gửi tiền và lượng tiền gửi ngân hàng. Mức độ e ngại rủi ro giữa nam và nữ là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của hai nhóm đối tượng này. Theo Bajtelsmit và Bernasek (1996), Croson & Gneezy (2004), F. Modigliani & C. Shi Larry (2004) đàn ông có xu hướng ưa thích và chấp nhận rủi ro hơn so với phụ nữ, chính vì vậy phụ nữ thường có tiết kiệm nhiều hơn trong cả ngắn hạn và dài hạn. Nghiên cứu của Takemura và Kozu (2009) cho thấy nam giới có xu hướng rút tiền gửi của họ dễ dàng hơn phụ nữ. Tuy nhiên, một số bài nghiên cứu lại cho rằng giới tính không thực sự ảnh hưởng đến hành vi người gửi tiền, biến này chỉ được đưa vào mô hình với vai trò là biến kiểm soát (Delafrooz & Paim, 2011; Nguyễn & cộng sự, 2015).

Phụ nữ và đàn ông khác nhau trong sự gắn bó của họ với lực lượng lao động, có thể dẫn đến sự khác biệt trong hành vi tài chính giữa nam và nữ (Sierminska, Frick, & Grabka, 2008). Phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động ít hơn (Warren, Rowlingson, & Whyley, 2001), họ thường có xu hướng làm các công việc bán thời gian, lịch sử công việc đa dạng hơn do sinh con và nuôi con nên họ thay đổi công việc thường xuyên hơn (Berger & Denton, 2004). Ngoài ra, khoảng cách giới tính trong thu nhập kéo dài khiến phụ nữ tích lũy ít

tài sản hơn ngay cả khi tỷ lệ tiết kiệm không đổi (Blau & Kahn, 2000); O’ Neill, 2003).

Tình trạng hôn nhân

Tình trạng hôn nhân được cho là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng tiền gửi (Delafrooz & Paim, 2011). Theo Lupton và Smith (2003), kết hôn là một việc làm để giảm thiểu những rủi ro khi mỗi cá nhân có thể đảm bảo cho những thành viên còn lại khỏi những thay đổi bất thường trong cuộc sống, do đó, tiết kiệm của những người độc thân sẽ cao hơn những người đã kết hôn. Tuy nhiên lại có quan điểm cho rằng hôn nhân cũng là một cách để gia tăng tài sản, thay đổi tổng chi tiêu và sản lượng. Khi hai người kết hôn, họ có thể tiết kiệm các chi phí sinh hoạt chung vì chia sẻ tiền thuê nhà, tiền sinh hoạt phí. Tổng chi tiêu của cặp đôi đã kết hôn sẽ thấp hơn tổng chi tiêu của hai các nhân độc thân. Đồng thời, họ sẽ có xu hướng tiết kiệm để đầu tư cho những tài sản khác như mua nhà ở trong tương lai. Do đó, hộ gia đình sẽ có xu hướng tiết kiệm được nhiều hơn so với những người độc thân (Lupton & Smith, 2003)

Số lượng người phụ thuộc

Quan điểm về số người phụ thuộc tác động lên quyết định tiết kiệm hiện tại vẫn đang thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Kelley (1973) đã từng lập luận rằng việc một gia đình có nhiều hay ít người phụ thuộc không tác động nhiều lên tỷ lệ tiết kiệm. Tuy nhiên, Espenshade (1975) đã phản biện rằng số người phụ thuộc – cụ thể là số lượng con trong một gia đình sẽ có tác động lớn lên tỷ lệ trích tiết kiệm của một cá nhân/gia đình, và khi đứa trẻ càng lớn thì mức độ ảnh hưởng càng lớn. Nghiên cứu gần đây của Lugauer và cộng sự (2019) tại Trung Quốc đã khẳng định một gia đình càng đông con thì số tiền tiết kiệm được càng ít đi và ngược lại. Kết luận này phù hợp với các lý thuyết về chu kỳ tiết kiệm trong cuộc sống.

Mối quan hệ giữa tuổi tác và hành vi gửi tiền có thể được giải thích bằng sự trưởng thành của con người. Nghiên cứu của Browning & Crossley (2001) đã chỉ ra càng lớn tuổi con người càng trưởng thành và nhìn nhận hành vi gửi tiền là cần thiết để dự phòng rủi ro. Mục đích thực hiện hành vi gửi tiền ở từng nhóm tuổi cũng không có sự tương đồng, về cơ bản người trẻ tuổi có xu hướng tiết kiệm để mua nhà còn người cao tuổi thường tiết kiệm để nghỉ hưu. Kết quả này cũng tương đồng với một nghiên cứu gần đây của Yao, R., Xiao, J.J. & Liao, L. (2015) về động cơ tiết tiệm của từng nhóm tuổi của người dân thành thị ở Trung Quốc.

Trong nghiên cứu sử dụng mô hình khảo sát tiêu dùng CEX với trên 5,000 người tại Mỹ, Attanasio (1993) đã chỉ ra mối quan hệ của từng nhóm tuổi với hành vi tiết kiệm tương ứng. Khảo sát thực hiện trên một nhóm mẫu trong hai thời kỳ để đánh giá sự thay đổi hành vi tiết kiệm theo từng giai đoạn tuổi của con người, kết quả được thể hiện dưới dạng hình gò cong, ở độ tuổi 53 hành vi tiết kiệm thường đạt đỉnh nhằm chuẩn bị cho thời kỳ nghỉ hưu, nhóm tuổi trẻ và cao tuổi có xu hướng tiết kiệm ít hơn so với nhóm tuổi trung niên.

Giáo dục

Hành vi gửi tiền và nền tảng giáo dục có mối quan hệ với nhau cụ thể là những người có học vấn cao hơn có xu hướng gửi tiền nhiều và hiệu quả hơn so với những người có học vấn thấp hơn (Avery và Kennickell, 1991). Trong một khảo sát ở Mỹ của Bernheim and Scholes (1993) với nhóm đối tượng đều làm công việc nội trợ thì những người nội trợ có học vấn cao hơn sở hữu các khoản tiết kiệm nhiều hơn so với những người nội trợ có học vấn thấp hơn, thậm chí những người nội trợ với trình độ học vấn thấp hầu như không thực hiện hành vi gửi tiền hoặc nếu có thì rất hạn chế. Những người có nền tảng giáo dục hạn chế thường không có khả năng lên kế hoạch tốt (Ameriks, Caplin và Leahy, 2003) bao gồm cả hành vi lên kế hoạch tiết kiệm.

tảng giáo dục và hành vi tiết kiệm đã chỉ ra rằng, những người có học vấn cao hơn thường có mức thu nhập lớn hơn, dẫn đến hành vi tiết kiệm được thực hiện thường xuyên với mục tiêu rõ ràng hơn. Những người được giáo dục tốt sẽ hiểu về lạm phát và các cuộc khủng hoảng kinh tế, họ nhận thức được rằng phải thiết lập quỹ dự phòng để bảo vệ bản thân khỏi những tình trạng kinh tế tiêu cực.

Thu nhập và nguồn thu nhập

Đã có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa thu nhập và hành vi tiết kiệm. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng khi thu nhập thay đổi thì hành vi tiết kiệm cũng sẽ thay đổi theo. Theo kết quả nghiên cứu của Minh (2015) hành vi tiết kiệm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác nhau, nhưng trong đó thu nhập và nguồn thu nhập là hai nhân tố có tác động rõ rệt nhất tới hành vi tiết kiệm.

Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, kết quả nghiên cứu của Tversky & Daniel (1979), Dynan (2004) đã chỉ ra rằng những cá nhân/hộ gia đình có thu nhập cao có xu hướng tiết kiệm cao hơn các cá nhân/hộ gia đình có thu nhập thấp xét theo cả về tỷ lệ cũng như giá trị tuyệt đối. Tuy nhiên, trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng, hầu hết các cá nhân/ hộ gia đình sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều đến thu nhập, đa phần sẽ bị giảm nguồn thu, từ đó sẽ dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm sẽ có sự thay đổi. Tuy nhiên, theo Glenn (1995) khi người dân lạc quan về tương lai thì tỷ lệ tiết kiệm sẽ giảm đi và ngược lại.

Trên thực tế, khi đối mặt với rủi ro khủng hoảng dịch bệnh, mỗi một cá nhân sẽ lựa chọn những hình thức tiết kiệm khác nhau. Theo nghiên cứu của (Lê, 2012) khi đối mặt với khả năng giá cả tăng liên tục của nhóm người có thu nhập thấp ở Hà Nội, chỉ có 8% số người được hỏi không thay đổi cách chi tiêu do đã có danh mục chi tiêu hợp lý từ trước, còn lại 21% trong số đó quyết định sẽ tăng tiết kiệm để phòng ngừa rủi ro trong tương lai.

động tới quyết định tiết kiệm của người dân. Về cơ bản, có hai nhóm nguồn thu nhập chính đó là: Nguồn thu nhập ổn định và không ổn định. Kết quả nghiên cứu của Glenn (1995) đã cho thấy với những người có nguồn thu nhập không ổn định sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới quyết định tiết kiệm. Tuy nhiên, nghiên cứu của Dynan (1993) thì lại chỉ ra rằng việc nguồn thu nhập ổn định hay không ổn định thì không ảnh hưởng rõ rệt tới hành vi tiết kiệm. Nghiên cứu của Adams H. Jr. Richard (2002) phân tích hành vi tiết kiệm của các cá nhân có nhiều nguồn thu nhập khác nhau tại Paskistan. Kết quả chỉ ra rằng, tại quốc gia này, những người có nhiều nguồn khu thập khác nhau, thì đối với mỗi nguồn thu nhập đó, người dùng sẽ có xu hướng tiết kiệm cận biên khác nhau. Bên cạnh đó, những nguồn thu nhập có nhiều biến động và không ổn định thì người dân sẽ tiết kiệm với tỷ lệ cao hơn.

1.2.3.2. Khả năng tiếp cận thông tin

Takemura và Kozu (2009) trong nghiên cứu “An Empirical Analysis on Individuals’ Deposit Withdrawal behavior using data from Web-based survey” đã lượng hóa mối quan hệ giữa lượng tiền gửi với hành vi người gửi tiền gửi dựa trên các yếu tố như: độ tin cậy của thông tin, tần suất tiếp cận thông tin, mối quan hệ cá nhân với ngân hàng và đặc điểm người gửi tiền. Bằng cách đó, nghiên cứu đề xuất các biện pháp đối phó có thể theo đó người gửi tiền sẽ không rút lượng tiền gửi quá mức khi nhận được thông tin không khả quan về thị trường tài chính. Thông qua việc nghiên cứu các mối quan hệ dựa trên việc sử dụng dữ liệu thu thập từ khảo sát trên mạng Internet và đã có được những kết quả sau: Thứ nhất, những cá nhân tin tưởng nguồn thông tin như tạp chí, Internet và các cuộc trao đổi thảo luận với mọi người ở nơi làm việc có xu hướng rút tiền gửi nhiều hơn. Thứ hai, sự gia tăng tần suất của các cuộc điện thoại với bạn bè và việc trao đổi thường xuyên tại nơi ở và nơi làm việc cũng làm cho người gửi tiền rút tiền gửi của họ.

Tại Việt Nam, hành vi người gửi tiền trở thành một trong những chủ đề được một số nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm tiền gửi quan tâm. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa có nhiều và phần lớn mới tập trung ở các biến liên quan đến đánh giá của người gửi tiền với các nhân tố thuộc bản thân ngân hàng mà không đề cập đến nhân tố thuộc chất lượng nguồn thông tin. Ở Việt Nam, đến nay đã có một số luận án tiến sĩ nghiên cứu đến hành vi người gửi tiền tại Việt Nam. Trịnh (2013) với luận án “Quan hệ tương quan giữa hành vi khách hàng gửi tiền và việc lựa chọn giao dịch ngân hàng trong khu vực các quận nội thành Hà Nội”. Luận án này nhằm xác định và phân tích mối tương quan của hành vi người gửi tiền và lựa chọn giao dịch ngân hàng trong khu vực nội thành Hà Nội nhằm giúp các ngân hàng điều chỉnh chiến lược huy động vốn một cách phù hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy (i) Người gửi tiền quan tâm nhiều đến lãi suất và họ cũng muốn quản lý rủi ro bằng cách không gửi tiền tại một ngân hàng duy nhất. Người gửi tiền tìm kiếm giá trị qua lãi suất hay quà khuyến mại thường quan điểm khác với những người ưu tiên yếu tố uy tín của ngân hàng và (ii) Các yếu tố mà người gửi tiền cho là quan trọng nhất, “ngân hàng có uy tín” vẫn đứng đầu, tiếp theo là “lãi suất cạnh tranh”, “thủ tục đơn giản và thuận tiện”, “đảm bảo an toàn” và “ngân hàng với chi nhánh thuận tiện”. Yếu tố ngân hàng uy tín và đảm bảo an toàn có mối tương quan thuận. Điều này chứng tỏ người gửi tiền sẽ quyết định lựa chọn ngân hàng mà họ có nhận thức là lớn và có uy tín. Do vậy, quy mô của ngân hàng và sự tham gia của Chính phủ hoặc có sự đảm bảo cho các ngân hàng nào đó có vai trò quan trọng.

Lê (2012) với luận án tiến sĩ “Nghiên cứu hành vi gửi tiền tiết kiệm ngân hàng của khách hàng cá nhân”. Đây là nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hành vi gửi tiền tiết kiệm ngân hàng của khách hàng cá nhân nhằm mục đích đề xuất một số giải pháp giúp các ngân hàng tăng cường khả năng huy động vốn, qua

đó nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh. Kết quả của luận án cho thấy (i) Tính lợi ích, tính an toàn và tính thuận tiện là 3 động cơ quan trọng của hành vi gửi tiền tiết kiệm ngân hàng của khách hàng, trong đó, tính lợi ích là động cơ nổi bật nhất; (ii) Yếu tố lãi suất có tương quan chặt chẽ nhất với hành vi lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm và (iii) Yếu tố tâm lý xã hội và yếu tố về môi trường kinh tế ảnh hưởng mức độ trung bình đến hành vi gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

Ngoài ra, còn một số khảo sát và nghiên cứu về hành vi người gửi tiền ở Việt Nam. Minh D (2008) thực hiện khảo sát hành vi người gửi tiền trên vneconomy.vn. Cuộc khảo sát trực tuyến đã nhận được 6000 ý kiến trong vòng 1 tháng. Khảo sát chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng để gửi tiền của người gửi tiền bao gồm: lãi suất, khuyến mại và danh tiếng của ngân hàng. Tương tự, một cuộc khảo sát trên NDH Money (2012) nhận định 5 yếu tố chính tác động đến hành vi người gửi tiền: danh tiếng của ngân hàng, độ tiện lợi, mục đích gửi tiền, lãi suất và chất lượng dịch vụ của ngân hàng.

Nguyễn (2014) trong nghiên cứu “Một số kết quả nghiên cứu hành vi gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại tỉnh Thái Nguyên” đã cho thấy (i) Đa số người gửi tiền Thái Nguyên có suy nghĩ ngân hàng lớn là có uy tín, độ tin cậy cao, còn đối với ngân hàng nhỏ là độ tin cậy thấp, chưa có uy tín và chưa hiểu biết nhiều. Do vậy, 85,6% người gửi tiền chọn ngân hàng lớn để gửi tiền; (ii) 63% khách hàng gửi tiền vào ngân hàng vì lý do an toàn chứ không phải lý do lợi nhuận (20%); (iii) Khuyến mãi không có tác động nhiều đến quyết định lựa chọn ngân hàng của người gửi tiền do họ tin giải thưởng lớn không có thật, họ không tin tưởng vào sự minh bạch của chương trình khuyến mãi khi có giải thưởng lớn như nhà, ô tô, vàng. Bên cạnh đó, đối với các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người gửi tiền Thái Nguyên, nghiên

cứu của Nguyễn (2014) chỉ ra (i) Ảnh hưởng biến động trên thị trường vàng có ảnh hưởng mạnh nhất đến người gửi tiền. Người gửi tiền thường dùng tiền nhàn rỗi để mua vàng và (ii) Khách hàng quan tâm nhất là lãi suất và dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Trong nghiên cứu về “Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng duy trì khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Sóc Trăng”, đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng. Nhân tố thuộc về kinh tế bao gồm giá vàng, ngoại tệ, chỉ số CPI, tình hình phát triển của nền kinh tế, tình hình chính trị, xã hội, sự hiểu biết của người dân về các sản phẩm tiền gửi, khủng hoảng tài chính – tiền tệ và các hoạt động của các định chế tài chính phi ngân hàng. Nhân tố thuộc tính của ngân hàng bao gồm chất lượng dịch vụ, hệ thống thanh toán an toàn, lãi suất, thái độ phục vụ của nhân viên, trình độ nhân viên, thủ tục, giấy tờ, uy tín của ngân hàng và hoạt động Marketing của ngân hàng. Nghiên cứu này cho kết quả 3 yếu tố lãi suất, giá vàng và hành vi người gửi tiền có ảnh hưởng đến xác suất duy trì tiền gửi

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu NHÂN tố tác ĐỘNG đến LƯỢNG TIỀN gửi tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)