Việc hồi quy sẽ chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn 1 từ 2006 đến năm 2010, giai đoạn 2 từ năm 2011 đến 2015, giai đoạn 3 là năm 2016 đến 2019. Việc chia giai đoạn được quyết định dựa trên 2 mốc thời gian quan trọng mà tác giả đánh giá có ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm: Năm 2011 là năm Đề án tái cấu trúc các ngân hàng Việt Nam được Chính phủ phê duyệt và tiến hành giai đoạn 1 từ năm 2011 đến năm 2015. Năm 2016 là năm bắt đầu giai đoạn 2 của Đề án tái cấu trúc các ngân hàng Việt Nam.
Kết quả hồi quy mô hình FEM theo các giai đoạn 2006-2010, 2011- 2015 và 2016-2019 được thể hiện trong Bảng 4.3
Bảng 4.3 thể hiện kết quả của mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng tiền gửi với các biến về Vốn chủ sở hữu, Quy mô tài sản, Thanh khoản, Nợ xấu và Lợi nhuận trong giai đoạn 2006 – 2019. Tác giả tiến hành khảo sát mối quan hệ trong cả giai đoạn 2006 – 2019 và phân chia thành 3 giai đoạn: 2006 – 2010, 2011 – 2015, 2016 – 2019. Những giá trị có mức ý nghĩa thống kê từ 10% trở lên sẽ được đánh dấu *, các giá trị có ý nghĩa thống kê từ 5% trở lên sẽ được đánh dấu **, các giá trị có ý nghĩa thống kê từ 1% trở lên được đánh dấu ***. Kết quả cho thấy mức độ tác động của các nhân tố vĩ mô và nhân tố bản thân ngân hàng tới tốc độ tăng trưởng tiền gửi là khác nhau trong
từng giai đoạn.
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy mô hình FEM qua các giai đoạn
2006-2010 2011-2015 2016-2019
VARIABLES DEPOSIT DEPOSIT DEPOSIT DEPOSIT
ASSET -2.559*** -0.706 -6.478*** -0.683*** (0.866) (1.052) (2.418) (2.746) BADLOAN -0.256** -0.506* 0.0146** -0.0732* (0.105) (0.243) (0.163) (0.152) ROA 0.160** 1.114* 0.0664 0.198** (0.265) (0.957) (0.403) (0.258) LIQUID 0.231 1.088*** 0.0837 0.167 (0.197) (0.308) (0.268) (0.164) CPI -1.000*** 0.391 -1.650*** -0.851** (0.221) (0.373) (0.278) (0.710) LISTED 0.0886* -0.899** 1.819 0.0511 (1.296) (4.021) (1.352) (1.400) GDP 0.0380** 0.0345** 0.0493** 0.000181 (0.0167) (0.0350) (0.0231) (0.0160) Constant 51.49*** 19.64 -120.1** 17.21 (16.26) (19.00) (44.95) (52.91) Observations 1,837 711 702 424 Number of KG 40 40 40 30 R-squared 0.351 0.483 0.391 0.282
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Giai đoạn 2006-2010
Giá trị p-value của (F-statistic) của mô hình là 0 < 5%, do đó mô hình có ý nghĩa chung về mặt thống kê.
Giá trị R2 của mô hình là 0,483. Điều đó có nghĩa các biến trong mô hình này giải thích được 48,3% biến động của tốc độ tăng trưởng tiền gửi. Đây là một tỷ lệ khá cao trong các nghiên cứu về xã hội.
Với mức ý nghĩa 5% thì các biến trễ 1 kỳ của biến LIQUID, LISTED, GDP có tác động đến tốc độ tăng trưởng tiền gửi.
Biến LIQUID có tác động cùng chiều với tốc độ tăng trưởng tiền gửi. Với các ngân hàng có tính thanh khoản của quý trước cao thì tốc độ tăng trưởng tiền gửi nhanh hơn. Các ngân hàng có khả năng thanh khoản cao trong giai đoạn này tạo niềm tin cho người gửi tiền nên lượng tiền gửi thay đổi cùng chiều với tính thanh khoản của ngân hàng đó.
Biến LISTED có tác động cùng chiều với tốc độ tăng trưởng tiền gửi. Với các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán thì tốc độ tăng trưởng tiền gửi nhanh hơn. Giai đoạn này đặc biệt là năm 2007 chứng kiến VN-Index lập đỉnh lịch sử với 1.170,67 điểm và chỉ có 5 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán. Các ngân hàng này tạo được niềm tin cho người gửi tiền nên lượng ti
Biến GDP có tác động cùng chiều với tốc độ tăng trưởng tiền gửi. Khi tăng trưởng sản phẩm quốc nội ở quý trước cao thì tốc độ tăng trưởng tiền gửi nhanh hơn. Trong giai đoạn này, Việt Nam chưa hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nên chưa bị ảnh hưởng nhiều nên vẫn giữ được ổn định kinh tế vĩ mô với mức độ tăng trưởng GDP ở mức khá 7,02%. Lượng tiền gửi tại ngân hàng trong giai đoạn này vì thế biến động cùng chiều với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Giai đoạn 2011-2015
Giá trị p-value của (F-statistic) của mô hình là 0 < 5%, do đó mô hình có ý nghĩa chung về mặt thống kê.
Giá trị R2 của mô hình là 0,391. Điều đó có nghĩa các biến trong mô hình này giải thích được 39,1% biến động của tốc độ tăng trưởng tiền gửi. Đây là
một tỷ lệ khá cao trong các nghiên cứu về xã hội.
Với mức ý nghĩa 5% thì các biến trễ 1 kỳ của biến ASSET, BADLOAN, CPI và GDP có tác động đến tốc độ tăng trưởng tiền gửi.
Biến ASSET có tác động ngược chiều với tốc độ tăng trưởng tiền gửi. Với các ngân hàng có quy mô tiền gửi của quý trước lớn thì tốc độ tăng trưởng tiền gửi chậm hơn. Trong giai đoạn này, để huy động vốn từ tiền gửi các ngân hàng có quy mô nhỏ có các chính sách về lãi suất hấp dẫn hơn so với các ngân hàng có quy mô lớn nên mức độ tăng trưởng tiền gửi cao hơn.
Biến BADLOAN có tác động ngược chiều với tốc độ tăng trưởng tiền gửi. Với các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu của quý trước lớn thì tốc độ tăng trưởng tiền gửi chậm hơn. Sau 2010, nhiều rủi ro được bộc lộ thành tổn thất. Sau nhiều năm hệ thống ngân hàng tăng trưởng về quy mô và lợi nhuận, người gửi tiền đã quen với thông tin tốt về nền kinh tế và hệ thống ngân hàng nên khi có những thông tin không tốt về ngân hàng, đặc biệt là chất lượng tín dụng kém đi được thị trường trong đó có người gửi tiền được quan tâm nhiều hơn, đón nhận thận trọng hơn, với những suy xét kỹ hơn. Do vậy, họ sẽ quan tâm, cân nhắc tới chất lượng tín dụng của ngân hàng khi quyết định gửi tiền.
Biến CPI có tác động ngược chiều với tốc độ tăng trưởng tiền gửi. Khi lạm phát ở quý trước cao thì tốc độ tăng trưởng tiền gửi thấp hơn. Lạm phát cao khiến cho tỷ suất sinh lời thực tế từ tiền gửi giảm nên người gửi tiền thay vì gửi ngân hàng thì lựa chọn kênh đầu tư khác mang lại mức lợi nhuận cao hơn.
Biến GDP có tác động cùng chiều với tốc độ tăng trưởng tiền gửi. Khi tăng trưởng sản phẩm quốc nội ở quý trước cao thì tốc độ tăng trưởng tiền gửi nhanh hơn. Từ năm 2011, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu giai đoạn suy giảm tăng trưởng kinh tế do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính toàn cầu từ bên ngoài và sự yếu kém trong nội tại nền kinh tế bộc lộ rõ hơn. Lượng tiền gửi tại ngân hàng trong giai đoạn này giảm đi khi tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm.
Giai đoạn 2016-2019
Giá trị Prob(F-statistic) của mô hình là 0 < 5%, do đó mô hình có ý nghĩa về mặt thống kê.
Giá trị R2 của mô hình là 0,282. Điều đó có nghĩa các biến trong mô hình này giải thích được 28,2% biến động của tốc độ tăng trưởng tiền gửi. Đây là một tỷ lệ khá cao trong các nghiên cứu về xã hội.
Với mức ý nghĩa 5% thì các biến trễ 1 kỳ của biến ASSET, ROA và CPI có tác động đến tốc độ tăng trưởng tiền gửi.
Biến ASSET có tác động ngược chiều với tốc độ tăng trưởng tiền gửi. Với các ngân hàng có quy mô của quý trước lớn thì tốc độ tăng trưởng tiền gửi chậm hơn. Đây là giai đoạn 2 của Đề án tái cơ cấu hệ thống tài chính – ngân hàng, sau nhiều thương vụ sáp nhập và mua lại, số lượng ngân hàng thương mại tuy giảm nhưng quy mô của các ngân hàng lại tăng lên. Và thông thường các ngân hàng có quy mô tài sản lớn hơn tuy lượng tiền gửi có tăng nhiều hơn nhưng mức độ tăng trưởng lại thấp hơn các ngân hàng có quy mô tài sản nhỏ hơn.
Biến ROA có tác động cùng chiều với tốc độ tăng trưởng tiền gửi. Với các ngân hàng có tỷ lệ ROA của quý trước cao thì tốc độ tăng trưởng tiền gửi nhanh hơn. Trong giai đoạn này, nền kinh tế bắt đầu phục hồi, các ngân hàng thương mại cũng thu được kết quả kinh doanh tốt hơn thể hiện ở chỉ số khả năng sinh lời. Người gửi tiền có niềm tin hơn vào ngân hàng và điều đó khiến cho lượng tiền gửi tại các ngân hàng tăng lên.
Biến CPI có tác động ngược chiều với tốc độ tăng trưởng tiền gửi. Khi lạm phát ở quý trước cao thì tốc độ tăng trưởng tiền gửi thấp hơn và ngược lại. Lạm phát cao khiến cho tỷ suất sinh lời thực tế từ tiền gửi giảm nên người gửi tiền thay vì gửi ngân hàng thì lựa chọn kênh đầu tư khác mang lại mức lợi nhuận cao hơn.
Giai đoạn 2006 – 2019
Giá trị R2 của mô hình là 0,351. Điều đó có nghĩa các biến trong mô hình này giải thích được 35,1% biến động của tốc độ tăng trưởng tiền gửi. Đây là một tỷ lệ khá cao trong các nghiên cứu về xã hội.
Với mức ý nghĩa 5% thì các biến trễ 1 kỳ của biến ASSET, BADLOAN, ROA, CPI và GDP có tác động đến tốc độ tăng trưởng tiền gửi.
Biến ASSET có tác động ngược chiều với tốc độ tăng trưởng tiền gửi. Với các ngân hàng có quy mô của quý trước lớn thì tốc độ tăng trưởng tiền gửi chậm hơn.
Biến BADLOAN có tác động ngược chiều với tốc độ tăng trưởng tiền gửi. Với các ngân hàng có nợ xấu của quý trước lớn thì tốc độ tăng trưởng tiền gửi chậm hơn.
Biến ROA có tác động cùng chiều với tốc độ tăng trưởng tiền gửi. Với các ngân hàng có tỷ lệ ROA của quý trước cao thì tốc độ tăng trưởng tiền gửi nhanh hơn.
Biến CPI có tác động ngược chiều với tốc độ tăng trưởng tiền gửi. Khi lạm phát ở quý trước cao thì tốc độ tăng trưởng tiền gửi thấp hơn.
Biến GDP có tác động cùng chiều với tốc độ tăng trưởng tiền gửi. Khi tăng trưởng sản phẩm quốc nội ở quý trước cao thì tốc độ tăng trưởng tiền gửi nhanh hơn.