Ngày 29/12/1986 Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật HN và GĐ mới thay thế cho Luật HN và GĐ 1959. Đối với vấn đề nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn, tương tự như Luật HN và GĐ 1959, Luật HN và GĐ 1986 về nguyên tắc cũng không thừa nhận trường hợp này27. Nhà nước trên tinh thần nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ hôn nhân đã quy định việc kết hôn chỉ có giá trị pháp lý khi được công nhận và ghi vào sổ kết hôn theo nghi thức. Tuy nhiên, trong bối cảnh lịch sử đất nước còn gặp rất nhiều khó khăn, nhận thức của người dân vẫn chưa được nâng cao nên “hôn nhân thực tế” vẫn tiếp tục được thừa nhận đối với những cặp vợ chồng đảm bảo đủ điều kiện kết hôn, chung sống với nhau lâu dài và có mối liên hệ chung về con cái và tài sản nhưng không tiến hành đăng ký kết hôn. Đánh giá được tình hình chung của đất nước và nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em trong quan hệ HN và GĐ, tại Mục 2 Nghị quyết số 01/NQ/HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN và GĐ quy định: “Trong thực tế
26
vẫn có không ít trường hợp kết hôn không có đăng ký. Việc này tuy có vi phạm về thủ tục kết hôn nhưng không coi là việc kết hôn trái pháp luật”. Cũng như Luật HN và GĐ 1959, Luật HN và GĐ 1986 chỉ đưa ra hướng giải quyết và thừa nhận cho các trường hợp hôn nhân thực tế đã và đang tồn tại, nhưng vẫn chưa có các quy định cụ thể bao quát toàn diện vấn đề liên quan đến việc nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn.