Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn chưa

Một phần của tài liệu Giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (Trang 42 - 52)

chưa phát sinh tranh chấp, yêu cầu

Khi nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn chưa phát sinh tranh chấp, yêu cầu thì về mặt pháp lý, các bên nam nữ là hai cá nhân độc lập trong xã hội. Hệ quả pháp lý trong trường hợp này bao gồm các vấn đề sau:

* Về quan hệ nhân thân:

- Việc chung sống như vợ chồng giữa nam, nữ không đăng ký kết hôn xuất phát từ ý chí thống nhất, tự nguyện của mỗi bên nên quyền và nghĩa vụ của họ cũng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự thoả thuận và những quy ước mà các bên đặt ra. Trong trường hợp chưa phát sinh tranh chấp thì pháp luật sẽ không can thiệp và điều chỉnh kể cả khi các bên có thực hiện quyền và nghĩa vụ như đã thoả thuận hay không. Trên cơ sở xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng một cách tự nguyện nên việc chấm dứt quan hệ đó trong trường hợp không có tranh chấp phát sinh sẽ không cần tiến hành các thủ tục hành chính cũng như bản án hay quyết định nào của Toà án. Việc chung sống với nhau là tự nguyện, thực hiện quyền và nghĩa vụ là tự giác nên chia tay cũng hoàn toàn tự do mà không cần có sự ràng buộc nào33.

- Quyền giám hộ và đại diện sẽ không đương nhiên phát sinh đối với hai người chung sống như vợ chồng vì họ không có cơ sở chứng minh quan hệ hôn nhân hợp pháp. Khi tiến hành đăng ký kết hôn, nam nữ sẽ được công nhận là vợ chồng và được cấp GCNKH, từ đó sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ cơ bản của vợ chồng, trong đó có quyền đại diện và giám hộ cho nhau. Theo quy định tại Điều 53 BLDS 2015, người

37

giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự đối với trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ. Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự được đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự theo quy định tại khoản 2 Điều 136 BLDS 2015. Ngoài ra, Điều 24 Luật HN và GĐ 2014 cũng quy định căn cứ xác lập đại điện giữa vợ và chồng: “Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ”.

Như vậy, trong quan hệ chung sống như vợ chồng của nam nữ, các bên không được pháp luật công nhận là vợ chồng nên tất cả các quyền của vợ chồng đối với nhau, trong đó có cả quyền đại diện giữa vợ và chồng sẽ không thể thực hiện.

Bên cạnh những vấn đề phát sinh trong quan hệ nhân thân giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì quan hệ về tài sản và quan hệ với con trong trường hợp chưa phát sinh tranh chấp sẽ được giải quyết như sau:

* Về quan hệ tài sản:

- Quan hệ tài sản giữa nam, nữ chung sống với nhau không đăng ký kết hôn, khối tài sản của họ có thể gồm hai hình thức là sở hữu riêng34 và sở hữu chung theo phần35.

Theo nguyên tắc, tài sản riêng của ai sẽ thuộc quyền sở hữu của người đó. Còn đối với khối tài sản chung của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ thuộc sở hữu chung theo phần. Theo quy định của BLDS, hình thức sở hữu chung hợp nhất chỉ được áp dụng trong hai trường hợp: thứ nhất là đối với khối tài sản chung của vợ chồng; thứ hai là đối với những tài sản chung của cộng đồng dân cư. Trong đó, sở hữu chung hợp nhất đối với khối tài sản chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia, còn tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia. Đối với hình thức sở hữu chung hợp nhất, các chủ sở hữu chung hợp nhất sẽ có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung. Như vây, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, về mặt pháp lý không được pháp luật công nhận là vợ chồng, nên khối tài sản chung mà cả hai tạo lập trong thời kỳ chung sống được hiểu là khối tài sản của hai công dân cùng sống chung. Hình thức sở hữu của khối tài sản chung này được

34 Điều 205 BLDS 2015: “Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân”.

35 Điều 209 BLDS 2015: “Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi

38

pháp luật dân sự xác định là khối tài sản chung theo phần. Đối với hình thức sở hữu chung theo phần, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì về nguyên tắc mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với với phần quyền sở hữu của mình. Bản chất pháp lý của hình thức sở hữu chung theo phần thể hiện ở chỗ khối tài sản này được hình thành từ vốn góp hoặc công sức đóng góp của các bên. Khối tài sản chung của các bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn vốn được hình thành từ công sức đóng góp của các bên trong suốt thời gian sống chung. Chính vì vậy, việc phân chia tài sản chung của các bên nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ dựa trên công sức đóng góp của các bên để quyết định phần mà các bên được hưởng.

- Quyền thừa kế trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn cũng là một vấn đề pháp lý cần phải được nhắc đến trong quan hệ tài sản đối với trường hợp này. Theo quy định của pháp luật, quyền thừa kế là việc “cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”36. Hay nói một cách khác, quyền thừa kế là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản, được thực hiện theo hai hình thức: thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

Đối với thừa kế theo pháp luật, Điều 651 BLDS 2015 ghi nhận các hàng thừa kế dựa vào quan hệ huyết thống và thân thích trong gia đình. Trong đó ghi nhận hàng thừa kế thứ nhất bao gồm “vợ, chồng” của người chết. Nhưng vợ chồng mà pháp luật đề cập trong hàng thừa kế thứ nhất phải là vợ chồng hợp pháp. Trong khi đó, quan hệ chung sống như vợ chồng giữa nam, nữ không đăng ký kết hôn lại không được thừa nhận là quan hệ hôn nhân hợp pháp nên nam, nữ trong trường hợp này sẽ không thể trở thành một trong các hàng thừa kế theo pháp luật.

Chính vì vậy, một trong các bên nam, nữ chỉ có thể hưởng thừa kế của người kia theo di chúc nếu nội dung di chúc của người chết có để lại tài sản cho người còn lại trong quan hệ chung sống như vợ chồng. Việc một người chết có để lại di chúc được hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, rất khó để lường trước được. Sẽ có những trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng rất mực yêu thương nhau, họ coi nhau là người thân duy nhất và sẵn sàng dành cho nhau tất cả các quyền

39

lợi về tài sản nhưng vì một người chết đi không kịp để lại di chúc mà người còn lại sẽ mất đi những quyền lợi đáng lẽ thuộc về mình. Rõ ràng Luật HN và GĐ đã có quy định về việc đăng ký kết hôn để quan hệ của nam, nữ trở thành hôn nhân hợp pháp được pháp luật thừa nhận, nên các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong các trường hợp sẽ được pháp luật tham gia điều chỉnh để bảo vệ lợi ích tối đa cho các bên. Việc nam, nữ tổ chức sống chung và coi nhau là vợ chồng nhưng không tuân thủ điều kiện về mặt hình thức là sự lựa chọn của họ nên cần phải chấp nhận những hậu quả pháp lý tương ứng phát sinh. Điều này giúp thúc đẩy các chủ thể khi muốn xác lập hôn nhân cần tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật để quyền và lợi ích hợp pháp của mình được bảo hộ ở mức tối đa.

* Về quyền lợi của con chung:

- Khi hai bên nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn chưa phát sinh tranh chấp thì sẽ gặp một số vấn đề về các thủ tục hành chính đối với con. Do hai bên nam, nữ chung sống không đăng ký kết hôn nên con chung của hai người trong trường hợp này là con được sinh ra khi cha mẹ không phải là vợ chồng, thủ tục trong việc đăng ký khai sinh cho con sẽ phức tạp hơn so với con chung của vợ, chồng hợp pháp. Điều 101 Luật HN và GĐ 2014 quy định: “Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp”.

Theo quy định của pháp luật hộ tịch, nếu cả cha mẹ thừa nhận đứa con thì đương nhiên trong giấy khai sinh của con sẽ có ghi tên của cha và mẹ. Việc tiến hành khai sinh cho con trong trường hợp con mang họ mẹ, không nhận cha sẽ được thực hiện theo các bước được quy định tại Điều 13, 16 Luật Hộ tịch 2014. Theo Điều 15 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (Nghị định số 123/2015/NĐ-CP), trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. Đối với thủ tục làm giấy khai sinh cho con mang họ cha, khoản 3 Điều 15 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định như sau: “Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh”.

- Về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con trong quan hệ nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn, theo khoản 2 Điều 68 Luật HN và

40

GĐ 2014 thì “con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ”, đây cũng là nguyên tắc được BLDS 2015 khẳng định tại khoản 1 Điều 39: “Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình”. Chính vì vậy, quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giám hộ của cha mẹ đối với con vẫn được xác định ngay cả khi nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn chưa phát sinh tranh chấp.

Như vậy, việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn trong trường hợp chưa phát sinh tranh chấp, yêu cầu thì cuộc sống chung của hai bên vẫn diễn ra bình thường, chịu sự ràng buộc của những thoả thuận mà hai bên đã đặt ra, pháp luật cũng không tham gia điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ cơ bản giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng. Tuy nhiên, trong một số vấn đề pháp lý liên quan đến quyền giám hộ, đại diện, quyền thừa kế cũng như các thủ tục hành chính, giấy tờ sẽ gặp một số hạn chế, khó khăn nhất định.

2.2.2. Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn phát sinh tranh chấp, yêu cầu

Việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn xuất phát điểm ban đầu là dựa trên sự tự nguyện và thoả thuận của hai bên nam, nữ. Sự ràng buộc duy nhất lúc này chính là sợi dây tình cảm giữa cả hai nên thường sẽ rất ít phát sinh những mâu thuẫn trong giai đoạn đầu chung sống với nhau. Tuy nhiên, trong quá trình chung sống, sẽ có những phát sinh không lường trước được dẫn đến những mâu thuẫn gia đình, những xung đột về quyền và lợi ích đòi hỏi phải được giải quyết. Trong trường hợp cả hai không thể tự hoà giải để dung hoà tình cảm cũng như quyền và nghĩa vụ của nhau thì sẽ dẫn đến mong muốn chấm dứt cuộc sống chung và đồng thời đặt ra những tranh chấp cần sự điều chỉnh của pháp luật. Và hậu quả pháp lý trong trường hợp này đã được Luật HN và GĐ 2014 dự liệu qua ba điều luật từ Điều 14 đến Điều 16 tương ứng với quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nhân thân, quan hệ với con chung và quan hệ tài sản.

* Quyền yêu cầu

Quyền yêu cầu trong vấn đề này được hiểu là người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết và xử lý các trường hợp chung sống như vợ chồng. Theo nguyên tắc của pháp luật tố tụng dân sự, Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự37. Tuy nhiên, Luật HN và GĐ 2014 chỉ quy định về

41

việc thụ lý đơn yêu cầu ly hôn (Điều 53) và hậu quả pháp lý đối với trường hợp chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn chứ chưa có quy định chủ thể nào có quyền yêu cầu giải quyết trong trường hợp này. Rõ ràng việc xác định chủ thể nào có quyền yêu cầu trong những trường hợp này là rất quan trọng, chính vì vậy Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HN và GĐ năm 2014 (TTLT số 01/2016/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP) đã bổ sung quy định để làm rõ chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn: “trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu Toà án giải quyết thì thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này”. Như vậy, TTLT số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP đã bổ sung chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết trong trường hợp này chính là đương sự trong quan hệ đó.

Đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không trái pháp luật thì việc quy định người có quyền yêu cầu giải quyết chính là chủ thể của quan hệ pháp luật đó, là một quy định hợp lý bởi vì đây là trường hợp trực tiếp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đương sự mà không ảnh hưởng đến quyền lợi của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.

Còn đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trái pháp luật thì quy định hướng dẫn tại TTLT số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP là chưa thực sự phù hợp. Bởi lẽ đây là mối quan hệ xâm phạm đến quyền lợi của các chủ thể khác trong xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến đời sống HN và GĐ nên cần phải bổ sung ghi nhận quyền yêu cầu của các chủ thể khác có liên quan.

* Quan hệ nhân thân

Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật HN và GĐ 2014: “Nam, nữ có đủ điều

Một phần của tài liệu Giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)