Giai đoạn Luật Hôn nhân và gia đình 2000 có hiệu lực

Một phần của tài liệu Giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (Trang 32 - 37)

Luật HN và GĐ 2000 ra đời khi đất nước đang dần ổn định và phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện và ý thức pháp luật cũng ngày càng được nâng cao. Việc thừa nhận hôn nhân thực tế trong các Luật HN và GĐ trước giai đoạn này mặc dù đảm bảo được quyền lợi của các bên trong quan hệ hôn nhân nhưng không đảm bảo cơ chế thúc đẩy việc hình thành hôn nhân hợp pháp trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật HN và GĐ. Trên cơ sở kế thừa Luật HN và GĐ 1986, Luật HN và GĐ 2000 đã sửa đổi, bổ sung một số quy định mới nhằm hoàn thiện pháp luật về HN và GĐ, trong đó có vấn đề về việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn. Điều 11 Luật HN và GĐ 2000 quy định: “Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng”. Đây là quy định bổ sung thể hiện định hướng rõ ràng của Nhà nước ta trong việc thừa nhận hôn nhân hợp pháp là hôn nhân giữa nam, nữ thoả mãn các điều kiện kết hôn và thực hiện đăng ký kết hôn đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, quy định này của Luật sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những trường hợp hôn nhân thực tế đã và đang còn tồn tại từ trước cho đến nay. Vì vậy, để giải quyết hậu quả pháp lý của tình trạng trên, Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật như: Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN và GĐ 2000, TTLT số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BTP. Các văn bản này quy định những trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà chưa đăng ký kết hôn trước ngày Luật HN và GĐ 2000 có hiệu lực thì được giải quyết như sau:

- Đối với trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn mà không bị giới hạn về thời gian. Thời kỳ hôn nhân của các bên vợ chồng trong trường hợp này được công nhận kể từ ngày họ bắt đầu sống chung với nhau như vợ chồng.

27

Như vậy, đối với trường hợp này, Nhà nước chỉ trên tinh thần khuyến khích các bên đăng ký kết hôn mà không bắt buộc họ phải thực hiện, trong trường hợp các bên có yêu cầu xin ly hôn thì Toà án vẫn thụ lý và giải quyết theo quy định của Luật HN và GĐ 2000, điều này cho thấy Nhà nước thừa nhận quan hệ hôn nhân của các bên là hợp pháp dù không đăng ký kết hôn. Việc thừa nhận quan hệ vợ chồng không đăng ký kết hôn trước ngày 03/01/1987 còn được ghi nhận trong quy định của Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành ngày 16/4/2003 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, HN và GĐ: “Trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987, nếu có một bên chết trước, thì bên vợ hoặc chồng còn sống được hưởng di sản của bên chết để lại theo quy định của pháp luật về thừa kế” (tại mục 1 phần II của Nghị quyết). Tuy nhiên, việc thừa nhận này dẫn đến một vấn đề đó là hôn nhân thực tế được xác lập trước 03/01/1987 có đương nhiên được thừa nhận hay không hay còn phải thoả mãn các điều kiện kết hôn theo luật định. Dựa trên nguyên tắc chung của các Luật HN và GĐ, Nhà nước bảo đảm chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, chính vì vậy việc thừa nhận hôn nhân thực tế cũng phải đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc này. Cơ sở để tuân thủ nguyên tắc này xuất phát từ việc xác lập quan hệ vợ chồng thoả mãn các điều kiện kết hôn về độ tuổi, ý chí, nhận thức cũng như không vi phạm các điều cấm của luật. Pháp luật chỉ thừa nhận quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 khi quan hệ đó đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật, để tạo ra một khung pháp lý chung, thống nhất nhằm ngăn chặn tình trạng chung sống như vợ chồng vi phạm các điều kiện kết hôn. - Đối với trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 cho đến trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật HN và GĐ 2000 có hiệu lực) nếu có đủ điều kiện kết hôn mà chưa đăng ký kết hôn thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm kể từ ngày 01/01/2001 đến 01/01/2003. Đối với trường hợp này, để hôn nhân của các bên được công nhận thì họ buộc phải tiến hành đăng ký kết hôn trong thời hạn quy định, nếu quá thời hạn này mà nam, nữ không đăng ký kết hôn thì quan hệ hôn nhân của họ sẽ không được công nhận.

Thời kỳ hôn nhân của các bên trong quan hệ hôn nhân thực tế trong trường hợp nêu trên theo quy định của TTLT số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP được xác định như sau:

+ Trong thời hạn hai năm kể từ ngày 01/01/2001 đến 01/01/2003, nếu nam, nữ đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng của họ được công nhận là xác lập kể từ ngày

28

họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng. Đối với việc xác định thời điểm “bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng”, TTLT số 01/2001/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP đã có sự mở rộng hơn so với quy định về hôn nhân thực tế trước đó. Thời điểm bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng được xác định là từ “ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình” mà không cần bị ràng buộc bởi yếu tố con chung, tài sản chung hay phải sống chung công khai, được họ hàng xã hội thừa nhận. Trong thời gian hai năm này, nếu nam nữ chưa đăng ký kết hôn hoặc đã đăng ký kết hôn nhưng có yêu cầu xin ly hôn thì Tòa án thụ lý và giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật HN và GĐ 2000. Do vậy, trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003 đối với quan hệ chung sống này đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

+ Trường hợp từ sau ngày 01/01/2003, nếu nam nữ không đăng ký kết hôn thì sẽ không được công nhận là vợ chồng. Nếu các bên có yêu cầu ly hôn thì Toà án vẫn sẽ thụ lý nhưng áp dụng những quy định đối với việc huỷ kết hôn trái pháp luật28 để giải quyết.

+ Trường hợp kể từ sau ngày 01/01/2003, hai bên nam nữ mới tiến hành đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng của họ chỉ được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ đăng ký kết hôn. Như vậy, pháp luật đã quy định thời hạn nam nữ phải có nghĩa vụ đi đăng ký kết hôn mà họ không thực hiện thì quyền và lợi ích của họ từ thời điểm bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng cho tới ngày đăng ký kết hôn không được pháp luật thừa nhận.

Các văn bản pháp luật quy định về việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn trong giai đoạn này đã xác định rõ ràng pháp luật không thừa nhận việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Nhà nước thể hiện thái độ rõ ràng, dứt khoát xoá bỏ hôn nhân thực tế và chỉ đưa ra những quy định để giải quyết vấn đề này.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng trên thực tế, vì một số lý do khách quan mà công tác đăng ký kết hôn tại một số địa phương không thể hoàn tất, sau ngày 01/01/2003 vẫn có một số trường hợp chung sống như vợ chồng trước ngày 01/01/2001 chưa

29

được đăng ký kết hôn. Để bảo vệ quyền lợi của công dân, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ra Chỉ thị số 02/2003/CT-BTP ngày 14/7/2003 về tiếp tục đăng ký kết hôn cho các trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001. Chỉ thị đã mở rộng hơn đối với một số trường hợp nam, nữ đã quá thời hạn đăng ký kết hôn nhưng vẫn được công nhận quan hệ vợ chồng từ thời điểm xác lập việc chung sống như vợ chồng chứ không phải từ ngày họ đăng ký kết hôn. Cụ thể: các trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật HN và GĐ 2000 và đã xin đăng ký kết hôn (đã được rà soát và lập danh sách) nhưng chưa được cấp GCNKH trong thời hạn quy định tại Điểm b Mục 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 thì vẫn được tiếp tục thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn và quan hệ vợ chồng của họ được pháp luật công nhận kể từ thời điểm bắt đầu chung sống với nhau trên thực tế. Tuy nhiên, việc được “hưởng ưu đãi” này chỉ nên áp dụng cho các trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và cho đến thời điểm các cơ quan chức năng đang rà soát lập danh sách những trường hợp trong thời hạn từ ngày 01/01/2001 đến 01/01/2003 vì lý do nào đó chưa hoàn thiện thủ tục đăng ký kết hôn, họ vẫn còn đang chung sống với nhau. Còn trong trường hợp nam, nữ đã đăng ký kết hôn nhưng chưa hoàn thiện các thủ tục, nhưng sau đó có ít nhất một bên từ bỏ ý định kết hôn và cơ quan có thẩm quyền xác định được hôn nhân của họ vi phạm điều kiện kết hôn thì quan hệ của họ vẫn không được công nhận là vợ chồng. Như vậy, pháp luật HN và GĐ trải qua một quá trình dài gắn bó với hoàn cảnh lịch sử của đất nước, ngày càng trở nên tiến bộ và hoàn thiện hơn, trong đó có vấn đề pháp lý về việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Với việc ghi nhận nghi thức kết hôn dân sự, pháp luật Việt Nam trải qua các thời kì khác nhau nhìn chung vẫn chỉ thừa nhận quan hệ hôn nhân của nam, nữ được xác lập và có giá trị pháp lý khi nam, nữ đảm bảo thực hiện đúng nghi thức kết hôn theo luật định, mà theo pháp luật hiện hành chính là tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp GCNKH.

* Kết luận Chương 1

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, hôn nhân chính là cơ sở của gia đình, là tế bào của xã hội, thể hiện tính chất và kết cấu của xã hội. Với mục đích giữ vững, ổn định và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới, Luật HN và GĐ 2014 ra đời với nhiều quy định mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Nhà nước chỉ thừa nhận hình thức kết hôn duy nhất theo quy định của pháp luật nhằm công nhận, thực

30

hiện và bảo vệ tốt hơn các quyền nhân thân và tài sản của cá nhân về HN và HĐ. Đồng thời góp phần nâng cao trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình; vai trò của gia đình đối với xã hội; cũng như vai trò của nhà nước và xã hội đối với gia đình29. Bên cạnh quan hệ hôn nhân hợp pháp được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, thì các quan hệ nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn cũng đang tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong xã hội. Tìm hiểu các quy định về vấn đề pháp lý này qua các thời kỳ của đất nước, cũng như so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, cho thấy rằng pháp luật HN và GĐ ở Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện hơn khung pháp lý để điều chỉnh việc nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn, các quy định trên vẫn bộc lộ một số điểm bất cập đòi hỏi có những hướng xử lý ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn. Điều này sẽ được phân tích rõ hơn trong Chương 2.

29 Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2018), Sách tình huống (Bình luận bản án) Luật Hôn nhân và gia đình, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 18.

31

CHƯƠNG 2: GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC NAM, NỮ CHUNG SỐNG VỚI NHAU NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN. THỰC TIỄN XÉT XỬ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

Thực tế xã hội hiện đại, tình trạng nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng

Một phần của tài liệu Giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)