Giai đoạn năm 1945 đến năm 1975 ở miền Nam

Một phần của tài liệu Giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (Trang 30 - 31)

Pháp luật về HN và GĐ ở Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám thành công được ghi nhận chủ yếu trong bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946. Bên cạnh đó, do hệ thống Nhà nước còn non trẻ nên việc ban hành một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh là điều chưa thể. Chính vì vậy, pháp luật HN và GĐ thời kì 1945 đến 1954 trên cơ sở của Hiến pháp 1946, còn áp dụng một cách chọn lọc quy lệ và các chế định trong các Bộ dân luật cũ. Trên cơ sở đó, giá trị ràng buộc về mặt pháp lý về hôn nhân của nam nữ vẫn được dựa trên nghi thức kết hôn dân sự. Cho đến giai đoạn 1954 đến 1975, đây là giai đoạn đặc thù do hoàn cảnh đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc và có hai hệ thống pháp luật song song cùng tồn tại. Pháp luật HN và GĐ ở miền Bắc chịu sự điều chỉnh của Luật HN và GĐ 1959. Còn ở miền Nam, pháp luật điều chỉnh các quan hệ HN và GĐ tập trung chủ yếu trong Sắc luật số 15/64 và Bộ Dân luật 1972. Các quy định về kết hôn ở miền Nam trong thời kỳ này chịu sự giao thoa pha trộn giữa yếu tố truyền thống và yếu tố phương Tây. Chế độ hôn nhân được ghi nhận là chế độ đơn hôn, chỉ cho phép xác lập quan hệ hôn nhân khi cuộc hôn nhân trước không còn tồn tại. Cả ba văn bản pháp luật của chính quyền Sài Gòn đều quy định để quan hệ hôn nhân được thừa nhận trước pháp luật, các bên kết hôn phải khai việc kết hôn với viên chức hộ tịch và ghi vào Sổ kết hôn. Vấn đề pháp lý về việc nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn cũng chưa được đề cập trực tiếp nhưng vấn đề về hôn nhân thực tế giai đoạn này đã tồn tại và đặt ra nhiều vấn đề pháp lý đòi hỏi sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh hơn.

25

Một phần của tài liệu Giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)