Thời kỳ phong kiến

Một phần của tài liệu Giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (Trang 28 - 29)

Đất nước ta dưới thời kỳ phong kiến, mọi tầng lớp nhân dân chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo nên hệ thống pháp luật Trung Quốc chi phối khá nhiều đến pháp luật của nhà nước quân chủ Việt Nam về cả nội dung lẫn hình thức. Trong thời kỳ này, vai trò của người đàn ông được đề cao hơn người phụ nữ, việc kết hôn giữa nam, nữ nhằm mục đích duy trì nòi giống, nối tiếp thờ cúng tổ tiên, ông bà. Hai bộ luật tiêu biểu nhất cho hệ thống pháp luật nước ta lúc bấy giờ là Quốc triều Hình luật thời Lê (hay còn gọi là Luật Hồng Đức) và Hoàng Việt luật lệ ban hành dưới thời Nguyễn (hay còn gọi là Luật Gia Long).

Nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực HN và GĐ của Luật nhà Lê là “hôn nhân không tự do, đa thê và xác lập chế độ gia đình gia trưởng”26. Trong quyển “Hồng Đức Hôn giá lễ nghi” được vua Lê Thánh Tông giao cho các văn thần biên soạn năm 1843 có ghi cụ thể về nghi thức kết hôn, bao gồm việc tiến hành lần lượt bốn nghi lễ về giá thú như sau: lễ nghị hôn (hay còn gọi là lễ dạm mặt); lễ định thân (hay còn gọi là lễ đính hôn hay ăn hỏi); lễ nạp chứng (hay còn gọi là lễ hành sính); lễ thân nghinh (hay còn gọi là lễ nghinh hôn – đón dâu).

Các bước trong lễ nghi cưới trên đề cao sự chứng kiến của người thân và cộng đồng trong việc xác lập quan hệ vợ chồng của hai bên nam nữ. Tất cả các trường hợp chung sống như vợ chồng không tiến hành đúng nghi lễ đều không được công nhận là hôn nhân hợp pháp. Việc chung sống như vợ chồng không theo luật định là hành vi trái pháp luật, sẽ chịu các hình phạt nhất định. Luật Hồng Đức quy định nếu vợ cả hoặc vợ lẻ thông gian (được hiểu là quan hệ tình dục với người chồng không phải là hợp pháp của mình) đều bị phạt tội lưu hoặc tử, điền sản của họ phải chuyển sang cho

23

người chồng. Luật Gia Long cũng có quy định về hình phạt đối với trường hợp này, Điều 322 quy định phạt người vợ thông gian và người gian phu 100 trượng, cho phép người chồng được tự ý gả bán vợ cho người khác, nếu sự thông gian dẫn đến có con thì đứa bé được xác định là con của hai người thông gian với nhau và người gian phu phải nuôi dưỡng đứa bé nếu bị bắt quả tang, hoặc do người vợ nuôi dưỡng nếu lỗi của người này được chứng minh.

Như vậy, dưới thời kỳ phong kiến, đối với người kết hôn việc thực hiện nghi lễ cưới hỏi là cơ sở để chứng minh giữa họ đã có sự tồn tại về quan hệ hôn nhân. Thời kỳ này chưa đặt ra vấn đề thực hiện thủ tục pháp lý như đăng ký kết hôn đối với quan hệ hôn nhân nên các quy định về vấn đề nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn cũng chưa được đề cập đến. Hôn nhân hợp pháp trong thời kỳ này được ghi nhận bằng việc tuân thủ những thủ tục lễ nghi truyền thống chứ không nằm ở việc tiến hành đăng ký kết hôn theo pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu Giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)