Lịch sử phát triển tự chứng nhận xuất xứ

Một phần của tài liệu Tự chứng nhận xuất xứ: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam . (Trang 59 - 61)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2.1. Lịch sử phát triển tự chứng nhận xuất xứ

Singaore lần đầu triển khai tự chứng nhận xuất xứ lần đầu tiên tại Hiệp định đối tác kinh tế gần gũi Singapore và New Zealand năm 2001. Vào các năm tiếp theo 2003, 2004 và 2006 Singapore lần lượt triển khai áp dụng cơ chế tự chứng nhận

xuất xứ trong khuôn khổ các các Hiệp định thương mại tự do với EU, Hoa Kỳ, Panama. Như vậy, so sánh với các quốc gia khác trong khu vực ASEAN thì có thể thấy rằng Singapore có một lịch sử khá dài trong việc sử dụng cơ chế này.

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong những năm gần đây đã trở thành cơ chế phổ biến trong các Hiệp định thương mại quốc tế, đặc biệt là trong các FTA thế hệ mới. Singapore cũng không nằm ngoài xu hướng chung này của thế giới. Những FTA trong 5 năm trở lại đây mà Singapore là thành viên có rất nhiều FTA quy định cơ chế tự chứng nhận xuất xứ như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) năm 2018, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong hệ thống AWSC năm 2020, và mới đây nhất là Hiệp định Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership, RCEP) có hiệu lực vào 1/1/2022.

Trong các FTA của mình, chế độ tự chứng nhận được Singapore sử dụng là chế độ thông thường (conventional regime) hoặc chế độ tự chứng nhận đầy đủ (full regime).Việc tự chứng nhận của Singapore có thể được thực hiện bởi bất kỳ nhà xuất khẩu nào có kiến thức về hàng hóa được đề cập đủ điều kiện xuất xứ.

Bên cạnh cơ chế tự chứng nhận được quy định trong các FTA với Singapore và các quốc gia khác, hiện nay còn có cơ chế tự chứng nhận xuất xứ do nhà xuất khẩu mà Hải quan Singapore quản lý quy định tại hai hiệp định lớn, đó là:

(1) Tự chứng nhận Toàn diện ASEAN (AWSC) trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA)

(2) Chương trình tự chứng nhận xuất xứ theo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

Tuy nhà xuất khẩu theo cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong AWSC được gọi là nhà xuất khẩu được cấp phép (Certified Exporter, CE) và nhà xuất khẩu theo cơ chế trong RCEP được gọi là nhà xuất khẩu được chứng nhận (Approved Exporter,

AE), về bản chất cả hai Hiệp định đều quy định cùng theo một loại hình cơ chế tự chứng nhận xuất xứ72.

Một phần của tài liệu Tự chứng nhận xuất xứ: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam . (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w