Khuyến nghị về nới lỏng các tiêu chí lựa chọn nhà xuất khẩu đủ điều

Một phần của tài liệu Tự chứng nhận xuất xứ: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam . (Trang 81 - 83)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. Bài học đối với Việt Nam dựa trên kinh nghiệm quốc tế

3.2.2.1. Khuyến nghị về nới lỏng các tiêu chí lựa chọn nhà xuất khẩu đủ điều

kiện tự chứng nhận xuất xứ:

Mặc dù quy định nhà xuất khẩu đủ điều kiện đã được Bộ Công Thương nới lỏng khi ban hành Thông tư số 19/2020/TT_BCT năm 2020, so với tiêu chuẩn mà Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản ban hành dành cho nhà xuất khẩu đủ điều kiện, thấy được rằng tiêu chuẩn của phía Nhật Bản rõ ràng, ngắn gọn và có tính khuyến khích nhiều hơn so với quy định này tại Việt Nam. 101 Việt Nam có thể tham khảo các tiêu chuẩn này của Nhật Bản để nghiên cứu áp dụng trong tương lai.

Luận văn đề xuất giảm bớt tiêu chuẩn về vi phạm quy định xuất xứ hàng hóa xuống dưới 2 năm, hoặc quy định tối đa số lần vi phạm, tối đa về giá trị lô hàng vi phạm trong 2 năm (phía Nhật Bản không có quy định tiêu chuẩn về không vi phạm này). Mặc dù các nhà sản xuất và xuất khẩu được cho là biết rõ nhất về nguyên liệu và quá trình sản phẩm của họ được sản xuất ra như thế nào, nhưng các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng hoàn hảo về kiến thức hoặc hiểu biết của họ về các quy tắc xuất xứ còn thiếu, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lịch sử

thành lập và kinh doanh chưa dài. Điều này có thể dẫn đến việc khai báo sai xuất xứ một cách vô tình, bất cẩn. Dựa trên phương châm tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, Việt Nam không nên loại bỏ doanh nghiệp ra khỏi cơ chế tự chứng nhận xuất xứ khi vi phạm không có tính nghiêm trọng cao. Việc loại bỏ như vậy khiến doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều cơ hội khi không tham gia được vào cơ chế.

Tuy vậy, cũng cần lưu ý rằng bối cảnh phát triển về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ giữa Việt Nam và Nhật Bản có sự cách biệt khá lớn về thời gian sử dụng cũng như trình độ chuyên môn, do vậy có những tiêu chuẩn phía Việt nam có như yêu cầu đào tạo bắt buộc là cần thiết trong điều kiện này. Yêu cầu linh hoạt hơn là nhà xuất khẩu chứng minh kiến thức xuất xứ có thể được nghiên cứu áp dụng trong tương lai.

Bảng 3. So sánh tiêu chuẩn nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tiêu chuẩn cho nhà xuất khẩu

Việt Nam Nhật Bản

1.Về hồ sơ sử dụng

Đã được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi đối với hàng hóa cùng nhóm HS (4 số) trong 02 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ

Hồ sơ sử dụng Hiệp định: trong 6 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ) có ít nhất 8 lần được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (do bên thứ ba cấp)

2. Về nhân sự (iii) Có cán bộ được đào tạo về xuất xứ (có chứng nhận từ Bộ Công Thương)

Chức vụ bắt buộc có tại công ty: (1) quản lý nội bộ chung (2) quản lý pháp chế (3) phụ trách nghiệm vụ phát hành giấy tự chứng nhận xuất xứ

3. Về hệ thống thông tin liên lạc

(không quy định) (3) Hệ thống thông tin liên lạc:

liên lạc với cơ quan thẩm quyền, liên lạc với nhà sản xuất

4. Về vi

phạm

(ii) Không vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa trong 02 năm

gần nhất

(không quy định)

5. liên quan đến nhà sản

Một phần của tài liệu Tự chứng nhận xuất xứ: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam . (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w