Khó khăn còn tồn tại từ góc nhìn của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tự chứng nhận xuất xứ: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam . (Trang 79 - 80)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Khó khăn còn tồn tại từ góc nhìn của các doanh nghiệp

Mặc dù Việt Nam đã là thành viên của nhiều hiệp định thương mại quốc tế lớn có quy định về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, tuy vậy số lượng doanh nghiệp sử dụng cơ chế này còn hạn chế. Nguyên nhân một phần là do tiêu chí để trở thành nhà xuất khẩu được chứng nhận/được cấp phép còn khó khăn, trong khi đó lợi ích của việc tự chứng nhận xuất xứ thì chưa được rõ ràng. Do đó doanh nghiệp còn chưa thấy được tự chứng nhận xuất xứ là cơ chế có hiệu quả99

100.

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa tuy được cho là có vị thế để hiểu rõ nhất về việc hàng hóa mình kinh doanh có đạt được các yêu cầu về xuất xứ hay không, tuy vậy doanh nghiệp cũng chia sẻ khó khăn về việc chứng minh hàng hóa đó có thể đáp ứng các quy tắc xuất xứ như đã được quy định. Ví dụ khi thu mua các mặt hàng, đặc biệt là nông sản qua hình thức thương lái trung gian, việc chứng minh xuất xứ lúc này trở nên vô cùng khó khăn.

Mặt khác, doanh nghiệp còn thiếu tính chuyên nghiệp trong công tác lưu trữ, hệ thống hóa việc quản lý hồ sơ chứng từ cho công tác chứng minh nguồn gốc xuất xứ cũng như công tác hậu kiểm. Do đó, tình huống phát sinh thực tế có trường hợp

99 Khoản 3, Khoản 4, Điều 25, Thông tư số 11/2020/TT-BTC

100 Trần Thanh Tùng (2021), Điểm khác biệt về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của các FTA thế hệ mới, Văn phòng TBT Việt Nam-Cổng thông tin quốc gia về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, tham khảo tại

https://tbt.gov.vn/2021/03/diem-khac-biet-ve-co-che-tu-chung-nhan-xuat-xu-cua-cac-fta-the-he-moi/ , truy cập ngày 10/1/2022

doanh nghiệp khi được yêu cầu xác minh xuất xứ thì doanh nghiệp rất vất vả tìm lại chứng từ, tài liệu mà công ty đang có. Thêm vào đó, với trường hợp nhà xuất khẩu không phải là nhà sản xuất thì nhà xuất khẩu cần lưu ý thêm về việc lưu giữ cam kết bằng văn bản của nhà sản xuất về xuất xứ hàng hóa, đồng thời giữ mạng lưới liên lạc trong trường hợp cơ quan thẩm quyền có yêu cầu kiểm tra lại hồ sơ, chứng từ, hoặc xác minh tại cơ sở sản xuất của hàng hóa đó.

Một phần của tài liệu Tự chứng nhận xuất xứ: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam . (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w