Áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định

Một phần của tài liệu Tự chứng nhận xuất xứ: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam . (Trang 70 - 71)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2.2. Áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định

CPTPP:

Hiệp định CPTPP áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ cho nhà xuất khẩu, mở rộng hơn nữa là cả nhà nhập khẩu, nhà sản xuất cũng có thể tự chứng nhận xuất xứ. Điều đó có nghĩa là tất cả doanh nghiệp tham gia vào việc xuất nhập khẩu đều được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Yêu cầu đối với nhà sản xuất, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu được nêu ra riêng biệt tại Hiệp định CPTPP tại Điều 3.21:

- đối với nhà sản xuất : chứng nhận xuất xứ hàng hoá được thực hiện trên cơ sở nhà sản xuất có thông tin chứng minh được hàng hoá có xuất xứ.

- đối với nhà xuất khẩu (the exporter) trong trường hợp nhà xuất khẩu không phải là nhà sản xuất: chứng nhận trên cơ sở nhà xuất khẩu có thông tin chứng minh hàng hoá có xuất xứ hoặc dựa vào thông tin của nhà sản xuất cung cấp một cách hợp lý

-đối với nhà nhập khẩu (importer): chứng nhận xuất xứ có thể được thực hiện bởi nhà nhập khẩu trên cơ sở nhà nhập khẩu có tài liệu chứng minh hàng hoá có xuất xứ hoặc dựa vào chứng từ được cung cấp bởi nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.

85Singapore Customes, Handbook for Singapore Customs Authorised Self-Certification regimes (12/2021),

tham khảo tại

https://www.customs.gov.sg/files/businesses/Handbook%20on%20the%20implementation%20of%20the%20 Authorised%20Self%20Certification%20Regime%20V2_final.pdf, truy cập ngày 10/1/2022

Về mặt chứng từ, Hiệp định CPTPP cũng quy định cụ thể về các thông tin tối thiểu cần phải thể hiện trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ. Cơ quan Hải quan dựa vào thông tin chứng từ tự chứng nhận xuất xứ và hồ sơ hải quan để kiểm tra, xác định xuất xứ cho hàng hóa.

Hiệp định CPTPP có hiệu lực thực hiện bắt đầu từ ngày 14/1/2019 đối với tất cả các quốc gia thành viên trong Hiệp định. Tuy vậy, với năm quốc gia là Brunei, Mexico, Malaysia, Peru và Việt Nam thì không bắt buộc bắt buộc phải áp dụng ngay cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Theo đó, với tư cách là nước xuất khẩu thì Việt Nam được cho phép cùng tổn tại cả chế độ chứng nhận của bên thứ ba và tự chứng nhận xuất xứ trong vòng năm năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, và được gia hạn thêm tối đa là 5 năm nữa. Do vậy, hiện nay Việt Nam chưa áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ theo CPTPP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các nước CPTPP vẫn theo chứng nhận xuất xứ là cấp C/O bởi Bộ Công Thương.

Một phần của tài liệu Tự chứng nhận xuất xứ: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam . (Trang 70 - 71)