Áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định ATIGA:

Một phần của tài liệu Tự chứng nhận xuất xứ: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam . (Trang 67 - 70)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2.1. Áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định ATIGA:

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định ATIGA là cơ chế doanh nghiệp được cấp phép (certified exporter). Cơ chế này chỉ cho phép các doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cho phép mới được tự chứng minh xuất xứ hàng hóa. Để đối chiếu, kiểm tra và quản lý các doanh nghiệp đã được cho phép tự chứng nhận này, các nước thành viên sẽ cập nhật danh sách doanh nghiệp lên trang điện tử của ASEAN và cơ quan Hải quan sẽ lên trang web này để kiểm tra đối chiếu. Xuất phát từ mong muốn thúc đẩy sự tự do trong lưu thông hàng hóa nội trong cộng đồng, ASEAN đã đặt ra cơ chế Tự chứng nhận xuất xứ ASEAN. Cơ chế này được thực thi thông qua dự án thí điểm lần 1 có sự tham gia của Brunei, Malaysia, Singapore, và Thái Lan. Dự án thí điểm lần thứ 2 có sự tham gia của Philippines, Indonesia, Lào và Việt Nam. Với mục tiêu đáp ứng các yêu cầu trong dự án thí

82

82 Trung tâm WTO, Điểm khác biệt về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của các FTA thế hệ mới, tham khảo tại

https://trungtamwto.vn/tin-tuc/17335-diem-khac-biet-ve-co-che-tu-chung-nhan-xuat-xu-cua-cac-fta-the-he- moi

điểm lần 2 này, Bộ Công Thương đã nội luật hóa bằng cách lần lượt ban hành Thông tư số 28/2015/TT-BCT, Thông tư số 27/2017/TT-BCT và mới đây nhất là Thông tư số 19/2020/TT-BCT.

Trong dự án thí điểm của ATIGA, tiêu chí lựa chọn chung cho nhà xuất khẩu của các nước tham gia thí điểm để được trở thành nhà xuất khẩu được chứng nhận là khá nhiều, có thể kể đến như sau: nhà xuất khẩu thường xuyên giao dịch với giá trị giao dịch hợp lý, nhà xuất khẩu có thành tích tốt trong quá khứ, nhà xuất khẩu đã luôn tuân thủ tốt trong thời gian sử dụng hệ thống chứng nhận, có lịch sử thường xuyên được cấp giấy chứng nhận xuất xứ theo ATIGA, nhà xuất khẩu có sản phẩm quan trọng để hỗ trợ một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất, ngoài ra còn có những tiêu chí như nhà xuất khẩu có danh tiếng về quản lý tài chính tốt và khả năng tài chính, có các phương tiện lưu trữ hồ sơ tốt đáp ứng yêu cầu kiểm tra và thanh tra, có đủ hiểu biết về quy tắc xuất xứ, nhà xuất khẩu được lựa chọn sẽ cần tham gia các buổi nâng cao năng lực tự chứng nhận,v.v...Dựa trên các tiêu chí chung đó, Bộ Công Thương đã quy định cụ thể tại Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20/8/2015 các tiêu chí về doanh nghiệp được phép tham gia đã được Việt Nam lựa chọn như sau tại Điều 4:

“(i) Là nhà sản xuất đồng thời là người xuất khẩu hàng hóa do chính thương nhân sản xuất;

(ii) Không vi phạm quy định về xuất xứ trong hai (02) năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký;

(iii) Kim ngạch xuất khẩu đi ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề đạt tối thiểu 10 triệu đô la Mỹ;

(iv) Có cán bộ được đào tạo, được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo được Bộ Công Thương chỉ định cấp.”

83

83 Hirotoshi Ito (2014), Self-certification system in ASEAN, JETRO, tham khảo tại http://www.wcoomd.org/- /media/wco/public/global/pdf/events/2013/wco-origin-conference-2014/43-jetroito.pdf?la=fr, tr.12 , truy cập ngày 10/1/2022

Mới đây nhất, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 19/2020/TT-BCT ngày 31/03/2020 về “Sửa đổi, bổ sung các thông tư Quy định thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN”. Trong đó, tiêu chí về doanh nghiệp được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được bổ sung, thay đổi như sau:

“(i) Là nhà xuất khẩu đồng thời là nhà sản xuất.

(ii) Không vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa trong 02 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

(iii) Có cán bộ được đào tạo về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo đã được Bộ Công Thương hoặc được Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) chỉ định.

Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, thương nhân đề nghị được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo cơ chế AWSC nếu đáp ứng các quy định sau:

+ Đã được cấp C/O ưu đãi đối với hàng hóa cùng nhóm HS (4 số) trong 02 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Văn bản chấp thuận.

+ Trong trường hợp nhà xuất khẩu không phải là nhà sản xuất, nhà xuất khẩu phải được nhà sản xuất cam kết bằng văn bản về xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu và sẵn sàng hợp tác trong trường hợp kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất.”Như vậy, Thông tư mới đã bỏ quy định về kim ngạch xuất khẩu tối thiểu 10 triệu đô la Mỹ, đồng thời bổ sung thêm điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN (ASEAN Wide Self Certification, AWSC). Việc bỏ quy định kim ngạch xuất khẩu tối thiểu 10 triệu USD là bước đi tạo điều kiện rất lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tham gia vào cơ chế.

Từ sau khi Việt Nam tham gia vào Dự án thí điểm số 2 về tự chứng nhận xuất xứ vào tháng 9/2014, số lượng doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép để thực hiện tự chứng nhận xuất xứ chỉ mới dừng lại ở con số 4, bao gồm: Công ty TNHH Procter & Gamble Đông Dương, Công ty CP sữa Vinamilk, Công ty TNHH Nestle

84

Việt Nam và Công ty TNHH Sài Gòn Precision. Đến nay 2019, con số doanh nghiệp được cấp phép tăng lên là 6. Có thể thấy rằng số lượng doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp được cấp phép thực hiện tự chứng nhận xuất xứ vẫn còn rất khiêm tốn so với các nước trong khu vực như Thái Land: 83 doanh nghiệp, Malaysia: 118 doanh nghiệp85. Hy vọng với sự thay đổi trong quy định pháp luật, trong tương lai gần sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được những tiêu chuẩn này, đặc biệt là trong bối cảnh Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định ATIGA đã có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 20/9/2020, và đồng thời ASEAN chính thức áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ AWSC.

Một phần của tài liệu Tự chứng nhận xuất xứ: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam . (Trang 67 - 70)