Tình hình chế biến và xuất khẩu cá ngừ vây vàng

Một phần của tài liệu Tách chiết và tinh sạch collagen thủy phân từ da cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) và ứng dụng trong thực phẩm (Trang 27 - 28)

Các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã xuất sang được 86 thị trường, trong đó có các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, ASEAN, EU…, trong đó Mỹ là thị trường xuất khẩu cá ngừ số một của Việt Nam.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP, 2020), cá ngừ là một trong những sản phẩm hải sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Từ 2015 đến 2019, giá trị xuất khẩu cá ngừ tăng gấp hơn 1,6 lần, từ 455 triệu USD lên hơn 719 triệu USD, tăng 58%. Tỷ trọng của cá ngừ trong tổng xuất khẩu hải sản của Việt Nam luôn duy trì ở mức từ 21-22%. Các loài cá ngừ xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam gồm cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to và cá ngừ vằn.

Bảng 1.1. Thống kê kim ngạch xuất khẩu cá ngừ

Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 455 509 592 652 719

Nguồn: VASEP, 2020

Hình 1.2. Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam, 2015-2019

Hiện nay cá ngừ vây vàng của Việt Nam chủ yếu được sản xuất dạng phi lê đông lạnh hoặc đóng hộp. Lượng phế liệu từ chế biến cá ngừ phi lê đông lạnh chiếm khoảng 50 – 60% khối lượng nguyên liệu, trong đó da cá chiếm khoảng 14%. Da cá hiện chủ yếu được bán phế liệu cho các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi với giá trị sử dụng thấp. Do đó, việc nâng cao giá trị sử dụng cho da cá ngừ vây vàng là một việc làm cấp thiết nhằm tăng doanh thu cho các cơ sở chế biến cá ngừ, nâng cao vị thế cá ngừ trong chuỗi cung ứng thủy hải sản và góp phần đa dạng hóa các sản phẩm từ cá ngừ thông qua việc sản xuất collagen thủy phân, một hợp chất có hoạt tính sinh học cao.

Một phần của tài liệu Tách chiết và tinh sạch collagen thủy phân từ da cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) và ứng dụng trong thực phẩm (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)