Đặc điểm khu vực Nam Trung Bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến mô hình MARINE để mô phỏng và dự báo dòng chảy cho lưu vực sông thiếu số liệu - Áp dụng cho khu vực Nam Trung Bộ (Trang 45 - 46)

1.6. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.6.1. Đặc điểm khu vực Nam Trung Bộ

Khu vực Nam Trung Bộ là một dải ven biển miền Trung bao gồm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận; khu vực trải dài từ 10o37'30" đến 14o42'10" độ vĩ bắc, 108o39'45" đến 109o29'20" độ kinh đông và diện tích tự nhiên toàn khu vực là 5045 km2. Phía bắc khu vực giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu, phía tây giáp Gia Lai, Đắk Lắk và Lâm Đồng, phía đông giáp Biển Đông. Vị trí khu vực ở sườn đông dãy Trường Sơn chạy dọc theo hướng tây bắc - đông nam, địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi nhô ra biển, đặc biệt là đèo Cù Mông ngăn cách giữa Bình Định và Phú Yên, đèo Cả ngăn cách giữa Phú Yên và Khánh Hòa. Các con sông ở khu vực ngắn, có độ dốc lớn bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy ra biển. Đặc điểm khí hậu ở khu vực Nam Trung Bộ có rất nhiều khác biệt so với các khu vực khác như Tây Nguyên và Nam Bộ.

Khu vực Nam Trung Bộ có 10 lưu vực sông chính gồm: Lại Giang, Kôn - Hà Thanh, Kỳ Lộ, sông Ba, Dinh Ninh Hòa, Cái Nha Trang, Cái Phan Rang, sông Lũy, Cái - Cà Ty, La Ngà. Trong đó, sông Ba là lưu vực sông lớn có phần lớn diện tích thuộc khu vực Tây Nguyên, sông La Ngà bắt nguồn từ khu vực Tây Nguyên và thuộc lưu vực sông Đồng Nai; các lưu vực sông còn lại có hầu hết diện tích thuộc khu vực Nam Trung Bộ. Do trên lưu vực sông Cái Nha Trang, Dinh Ninh Hòa và Cái Phan Rang có nguồn số liệu phong phú và có nhiều trận lũ đo đạc được ở nhiều vị trí nên có điều kiện thuận lợi để hiệu chỉnh, kiểm định và kiểm chứng hiệu quả của mô hình MARINE cải tiến.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến mô hình MARINE để mô phỏng và dự báo dòng chảy cho lưu vực sông thiếu số liệu - Áp dụng cho khu vực Nam Trung Bộ (Trang 45 - 46)