a) Thiết lập chung
Mô hình MARINE thiết lập cho lưu vực sông Cái Phan Rang đến trạm thủy văn Phan Rang; các lớp bản đồ địa hình, thảm phủ, loại đất, độ ẩm đất, mực nước ngầm được chuyển đổi sang dạng raster kích thước lưới 90 × 90 m, hệ tọa độ VN2000 kinh tuyến gốc 105o múi chiếu 6o, với số ô lưới gồm 1032
0 50 100 150 200
Thực đo MARINE cải tiến MARINE gốc
Q (m3/s)
hàng và 757 cột (Hình 3.39 và 3.40). Thông số ban đầu dẫn suất thủy lực, mao dẫn, độ rỗng đất và hệ số nhám được xác định từ Bảng 3.1 và 3.2.
Hình 3.39. Minh họa bản đồ DEM (a) [74] và loại đất (b) [13] lưu vực sông Cái Phan Rang
Hình 3.40. Minh họa bản đồ độ ẩm đất (a) [34] và thảm phủ thực vật (b) [30] [74] lưu vực sông Cái Phan Rang
a b
b) Mô hình hóa hệ thống sông
Mạng lưới sông Cái Phan Rang được mô hình hóa trong mô đun sóng động học một chiều tuyến tính và phi tuyến với tổng chiều dài là 292,6 km. Trong đó, dòng chính sông Dinh (sông cấp 1) có độ dài 143400 m, 1593 nút; sông Lu (sông cấp 2) có độ dài 39120 m, 435 nút; sông Than (sông cấp 2) có độ dài 24590 m, 273 nút; sông Ông (sông cấp 2) có độ dài 13860 m, 154 nút; sông Trà Co (sông cấp 2) có độ dài 24290, 270 nút; sông Sung (sông cấp 2) có độ dài 23330 m, 259 nút và sông Bà Râu (sông cấp 2) có độ dài 24010 m, 267 nút (Hình 3.41). Các nút được cộng dồn khoảng cách từ thượng lưu về hạ lưu, tại mỗi nút đã tính toán độ dốc, chiều rộng, hệ số nhám Manning và xuất sang định dạng ASCII (*.txt) để làm đầu vào cho mô hình.
c) Thiết lập mô đun diễn toán dòng chảy qua hồ
Trên lưu vực sông Cái Phan Rang có 4 hồ thủy lợi ảnh hưởng lớn đến dòng chảy gồm: hồ Sông Sắt có 2 cửa tràn, hồ Trà Co có 3 cửa tràn, hồ Sông Than và Tân Giang có 3 cửa tràn và 1 đập tràn tự do; các hồ chứa trên đều có van điều khiển và không có chức năng điều tiết lũ. Dữ liệu đầu vào của các hồ định dạng ASCII (*.txt), đường đặc tính lòng hồ và bảng tra quan hệ V~F~Z các hồ Sông Sắt, Trà Co, Sông Than và Tân Giang được thể hiện trong Bảng 5, từ Hình 12 đến Hình 14 của Phụ lục.
d) Đồng bộ hóa số liệu lượng mưa các trạm
Số liệu mưa phân bố không gian được nội suy từ các trạm khí tượng Phan Rang và Nha Hố; các trạm thủy văn Tân Mỹ, Phước Bình, Quảng Ninh, Phước Hà, Phước Hữu; các trạm đo mưa Khánh Sơn, Phước Đại, Sông Pha, Phước Chiến, Nhị Hà, Quán Thẻ, Phương Cựu, Ba Tháp, Đá Hang, Bà Râu. Mỗi loại trạm có chế độ và tần suất quan trắc khác nhau, do đó số liệu cần được tính toán thống nhất thời đoạn 1 giờ và khoảng thời gian sử dụng. Số liệu đợt mưa tương ứng với trận lũ lớn nhất năm 2016 và 2018 tại các trạm trên được thu thập và đồng bộ để làm đầu vào cho công cụ nội suy mưa phân bố không gian (Hình 3.42 và 3.43).
Hình 3.42. Biểu đồ lượng mưa 1 giờ lớn nhất trận lũ tháng 11 năm 2016
0 10 20 30 40 50 60 70
Phước Bình Khánh Sơn Phước Đại Sông Pha Quảng Ninh Nha Hố Phước Chiến Tân Mỹ Phước Hà Nhị Hà Quán Thẻ Phước Hữu Phan Rang Phương Cựu Ba Tháp Bà Râu Đá Hang
X (mm)
Hình 3.43. Biểu đồ lượng mưa 12 giờ trận lũ tháng 12 năm 2018
e) Thiết lập công cụ nội suy mưa phân bố không gian
Công cụ nội suy mưa không gian thiết lập trên lưu vực sông Cái Phan Rang để tính toán lượng mưa ô lưới từ các trạm mưa đã được đồng bộ hóa ở trên. Tọa độ của các trạm và ô lưới DEM được thống nhất chuyển về hệ VN2000 để tính toán khoảng cách từ ô lưới đến các trạm. Công cụ nội suy mưa tự động xây dựng phương trình hồi quy mưa theo độ cao từ số liệu lượng mưa của các trạm đo mưa tự động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Đắk Lắk, số liệu được biên tập tương tự như đã thiết lập trên lưu vực sông Cái Nha Trang và Dinh Ninh Hòa.