thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
Bài viết "Nhận định về sai lầm trong trách nhiệm bồi thường công chứng và suy xét về phạm vi bồi thường" của tác giả Khương Hiểu Phụng (Jiang XiaoFeng) đăng trên Tạp chí Long Nguyên [79] kỳ 19 năm 2014. Tác
3 A. Puttemans et L. Barnich: La responsabilitie des professionnels du droit en Belgique, in Les professions juridiques, Nxb.Bruylant et LB2V 2012, tr.654.
4.
P. Deslauries và D. Gardner: La responsabilitie des professionnels du droit au Quêbêc, in Les professions
juridiques, Nxb.Bruylant et LB2V 2012, tr.891.
5. B. Lewaszkiewicz- Petrykowska: La responsabilitie des professionnels du droit en Pologne, in Les
giả bài viết đã tập trung đề cập và phân tích án lệ, phân tích lỗi sai và bồi thường tương ứng thông qua vụ án năm 2010, Tòa án nhân dân Đông Thành, thành phố Bắc Kinh đã phán quyết Văn phòng công chứng Phương Viên bồi thường thiệt hại cho ông Trương (Zhang) và bà Dương (Yang) 1,200,000 đồng NDT. Căn hộ của hai ông bà bị bán mất đúng là có tồn tại quan hệ với giấy ủy thác công chứng, tuy nhiên nguồn gốc thực sự là lỗi sai từ “Tiểu Trương (Xiao Zhang)” chính là con trai của họ, đã mượn “bố mẹ giả” đến Văn phòng công chứng Phương Viên để công chứng ủy quyền cho mình bán nhà. Ngoài việc phân tích những điểm vô lý của vụ án, tác giả còn so sánh với quy định của pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức, Đài Loan để đưa ra giải pháp đáng lẽ nên thực hiện tố tụng hình sự trước, truy cứu trách nhiệm lừa đảo của Tiểu Trương (Xiao Zhang), do Tiểu Trương (Xiao Zhang) tiến hành bồi thường, sau đó mới bắt đầu tố tụng dân sự, do Văn phòng công chứng chịu trách nhiệm bổ sung. Nếu không thì theo như phán quyết của Tòa án Đông Thành, Văn phòng công chứng phải bồi thường hơn 1,200,000 đồng NDT, còn người đàn ông họ Trương (Zhang) kia nghiễm nhiên có được 1,200,000 đồng NDT, như vậy có công bằng không? Phán quyết lần này không chỉ ảnh hưởng tới Văn phòng công chứng Phương Viên, mà còn khiến cho Văn phòng công chứng trên cả nước đều thấy bấp bênh, làm thế nào mới có thể khiến cho bản thân không rơi vào vũng bùn của tố tụng? Thực trạng pháp luật quy định chưa rõ ràng như vậy dẫn tới thực thi pháp luật còn nhiều bất cập. Bài viết nêu thực trạng pháp luật còn nhiều bất cập dẫn đến Toà án áp dụng pháp luật giải quyết việc bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng còn nhiều bất cập.
Cuốn sách “Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm dân sự trong hoạt động công chứng” của Tuấn Đạo Thanh [13] năm 2013. Tác giả cho rằng, “trong hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp, tổ chức hành nghề công chứng cho dù là phòng công chứng hay văn phòng công chứng, có hoặc không có tư
cách pháp nhân đều có trách nhiệm bồi thường hai loại thiệt hại. Loại thứ nhất là thiệt hại do công chứng viên thuộc biên chế của tổ chức hành nghề công chứng đó là tác nhân, trong khi loại thứ hai do chính tổ chức hành nghề công chứng gây ra khi vi phạm nội dung Luật Công chứng 2006 cũng như những quy định khác của pháp luật có liên quan” (tr.149). Và tác giả còn khẳng định, “hiện nay, đang tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng. Tuy nhiên, có một sự thật khách quan là mỗi loại công chứng viên khác nhau (công chứng viên là công chức, công chứng viên là viên chức, công chứng viên không phải công chức, viên chức, công chứng viên làm thuê) lại có cơ chế bảo đảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại không giống nhau mặc dù cả bốn loại công chứng viên kể trên đều có nghĩa vụ cung cấp một dịch vụ công chứng có chất lượng như nhau” (tr.150).
Bài tọa đàm: “Giấy tờ giả, trách nhiệm của Công chứng viên” ngày 08/11/2019 do Báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức với sự tham gia của Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện các tổ chức hành nghề công chứng, các chuyên gia trong lĩnh vực tố tụng hình sự, dân sự [14]. Trong bài Tọa đàm này, có sự tham gia của những người làm công tác thực tiễn về công chứng như ông Nguyễn Trí Hòa - Phó Chủ tịch Hội Công chứng viên thành phố Hồ Chí Minh; ông Hoàng Mạnh Thắng - Trưởng Phòng công chứng số 7 thành phố Hồ Chí Minh nêu thực tế có hai loại được làm giả, đó là chủ thể giả và giấy tờ giả. Công chứng viên khi đặt bút ký những giao dịch này đều đối diện với nguy cơ phải bồi thường thiệt hại. Công chứng viên có khả năng phân biệt được giấy tờ giả nhưng trong khả năng, chừng mực nếu việc làm giả được thực hiện sơ sài, còn làm giả tinh vi, tinh xảo thì không thể và việc buộc tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại thì phải chứng minh được lỗi của công chứng viên. Ông Đoàn Quốc Việt – Đội trưởng Đội điều tra thẩm định án, Công an thành phố Hồ Chí Minh tại buổi Tọa đàm
này cho rằng, về trách nhiệm hình sự, cơ quan điều tra phải chứng minh có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi thiếu trách nhiệm dẫn đến hậu quả hoặc hành vi cố ý của công chứng viên dẫn đến đồng phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cũng tại buổi Tọa đàm, bà Châu Kim Anh – Phó Chánh Tòa Dân sự, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nhận định rằng, khi có thiệt hại xảy ra, tổ chức hành nghề công chứng có công chứng viên vi phạm phải chịu trách nhiệm. Còn bản án của Tòa nhận định không phải lỗi của công chứng viên nhưng vẫn tuyên liên đới bồi thường thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền kháng cáo. Qua bài Tọa đàm có thể thấy rằng, những người tham dự đại diện cho các cơ quan tố tụng đều có những ý kiến khác nhau về trách nhiệm của công chứng viên khi công chứng giấy tờ giả nhưng phải chứng minh được yếu tố lỗi của công chứng viên để xem xét trách nhiệm bồi thường, kể cả trách nhiệm hình sự. Hay nói cách khác, thực trạng áp dụng pháp luật thì yếu tố lỗi là yếu tố bắt buộc phải chứng minh khi có thiệt hại xảy ra thì mới quy kết được trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng.
Bài viết: “Bàn về việc giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại của tổ chức hành nghề công chứng trong vụ việc liên quan đến tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” của Thẩm phán Phan Đình Hải - TAND thành phố Buôn Ma Thuột [6] đã đề cập đến vấn đề nếu trong vụ việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu mà có lỗi của TCHNCC dẫn đến văn bản công chứng bị tuyên bố vô hiệu và gây ra thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác thì TCHNCC phải có trách nhiệm BTTH. Tuy nhiên, việc giải quyết trách nhiệm BTTH của TCHNCC ngay trong vụ việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu hay cần phải tách ra bằng một vụ việc khác về yêu cầu bồi thường thiệt hại, để vừa giải quyết triệt để yêu cầu của đương sự nhưng cũng không gây khó khăn cho Tòa án trong việc giải quyết vụ án thì hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Theo tác giả bài viết, Bộ luật Tố tụng dân sự và pháp luật liên quan không có quy định nào quy định về việc trách
nhiệm BTTH của TCHNCC phải được giải quyết ngay trong vụ việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu hay tách ra bằng một vụ án dân sự khác. Mặt khác, trách nhiệm BTTH là trách nhiệm vật chất, do vậy, phải có định lượng về thiệt hại cụ thể để yêu cầu và để có cơ sở buộc bồi thường. Và về nguyên tắc, nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự. Vì vậy, trách nhiệm BTTH của TCHNCC phải được giải quyết ngay trong vụ việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu hay tách ra bằng một vụ án dân sự khác thì phải tùy vào từng trường hợp cụ thể; phụ thuộc vào nội dung, tính chất, kết quả của từng vụ việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; phụ thuộc vào tài liệu, chứng cứ chứng minh cho thiệt hại. Nếu trong vụ việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, người yêu cầu chứng minh được đầy đủ, rõ ràng, chính xác, có định lượng vật chất cụ thể các thiệt hại thực tế xảy ra từ hậu quả của việc văn bản công chứng vô hiệu do lỗi của TCHNCC thì Tòa án giải quyết ngay trong vụ việc đó; còn nếu họ không chứng minh được thì Tòa án tách yêu cầu này của họ thành một vụ án khác. Tác giả bài viết đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng do bị Toà án tuyên vô hiệu là trách nhiệm của TCHNCC; đối tượng được bồi thường thiệt hại là người yêu cầu công chứng và các tổ chức, cá nhân khác nhưng cũng không chỉ rõ các tổ chức, cá nhân khác ở đây là những ai.
Hội thảo “Trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng” do Học viện Tư pháp cơ sở 2 tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 25/09/2020 [32]. Các thành viên tham gia hội thảo bao gồm các lãnh đạo Học viện Tư pháp, các giảng viên Khoa Công chứng viên và các chức danh tư pháp khác, một số lãnh đạo Hội công chứng và một số công chứng viên hành nghề tại tổ chức hành nghề công chứng. Hội thảo tập trung tham luận, đề cập các vấn đề như: Quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng; xác minh, giám định và phòng, chống giả mạo trong hoạt động công chứng; nhận dạng giấy tờ tùy thân trong hoạt động công
chứng; vai trò của công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng khi tham gia tố tụng liên quan yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; giải pháp nâng cao trách nhiệm của công chứng viên trong hoạt động công chứng. Tuy nhiên, bài hội thảo với dung lượng thời gian có hạn mà vấn đề bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng là vấn đề rất lớn, chuyên sâu cả về lý luận và thực tiễn cho nên cũng chưa thể giải quyết thấu đáo vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại trong công chứng.