trong hoạt động công chứng
2.1.2.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
Theo Từ điển Luật học do Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa - Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành năm 2006: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách
nhiệm của người có hành vi vi phạm, có lỗi trong việc gây ra thiệt hại về vật chất, tinh thần phải bồi hoàn cho người bị thiệt hại nhằm phục hồi tình trạng tài sản, bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút, chi phí cứu chữa, chi phí mai táng. Trách nhiệm bồi thường về tinh thần là trách nhiệm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường khoản tiền cho người bị thiệt hại”[24].
Trong khoa học pháp lý, nội hàm của khái niệm “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng” chưa được nghiên cứu cụ thể và sâu sắc. Tuy nhiên, cũng giống như bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực khác, hành vi vi phạm của các chủ thể thực hiện hoạt động công chứng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc phải gánh chịu hậu quả pháp lý là phải BTTH. Việc áp dụng loại trách nhiệm này có thể nhằm các mục đích khác nhau như bù đắp, khôi phục lợi ích vật chất mà bên bị vi phạm phải gánh chịu, đồng thời nhằm mục đích phòng ngừa vi phạm, giáo dục ý thức pháp luật và củng cố kỷ luật, đạo đức trong hoạt động công chứng… Ở mức độ khái quát, có thể nhận thấy, khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại chưa được nghiên cứu rõ cả về mặt nội hàm. Trong hoạt động công chứng, nếu chỉ có hành vi vi phạm mà chưa có thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường không đặt ra, bởi lẽ, mục đích của việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nhằm khắc phục, bù đắp những tổn thất mà bên bị thiệt hại phải gánh chịu do hành vi gây ra từ phía bên vi phạm.
Từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng như sau:
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng là một loại chế tài tài sản được áp dụng theo quy định của pháp luật đối với bên gây
thiệt hại, nhằm bù đắp những tổn thất về tài sản mà bên bị thiệt hại (người yêu cầu công chứng và/hoặc bên thứ ba có liên quan) phải gánh chịu do hành vi vi phạm của các chủ thể thực hiện hoạt động công chứng gây ra, được bảo đảm thực hiện bằng pháp luật”.
2.1.2.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng mang những đặc điểm riêng khác biệt so với TNBTTH nói chung như sau:
Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công
chứng là một loại trách nhiệm tài sản.
Mục đích chính của việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nhằm khôi phục các tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu do hành vi gây thiệt hại gây ra, mà các thiệt hại đó hầu như đều được xác định bằng giá trị cụ thể (giá trị có tính chất tài sản). Do đó, về nguyên tắc chỉ có thể dùng tài sản hoặc các nghĩa vụ có tính chất tài sản để bảo đảm thực hiện các quyền về tài sản. Trên thực tế, hành vi vi phạm trong hoạt động công chứng có thể xâm phạm tới những lợi ích vật chất hoặc có thể xâm phạm đến những giá trị về tinh thần cho người bị thiệt hại. Song thiệt hại được bồi thường là bao nhiêu lại phụ thuộc vào khả năng chứng minh của người yêu cầu bồi thường. Đồng thời, cho dù đối tượng bị xâm phạm là các giá trị vật chất hay các giá trị tinh thần, thì thiệt hại thực tế là thiệt hại có thể tính được thành tiền mà bên bị vi phạm phải gánh chịu. Thiệt hại luôn được tính toán thành một khoản tiền cụ thể - một loại tài sản được quy định tại Điều 105 BLDS năm 2015 (tài sản gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản).
Thứ hai, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể là chủ
thể đã có hành vi vi phạm và hành vi đó đã gây ra thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và/hoặc bên thứ ba.
Đặc điểm này xuất phát từ quan niệm của các nhà khoa học cho rằng thiệt hại trong hoạt động công chứng có thể là trong hợp đồng hoặc ngoài hợp
đồng như đã phân tích ở phần trên luận án. Theo đó, có tác giả thì cho rằng thiệt hại mà công chứng viên gây ra trực tiếp với người yêu cầu công chứng là thiệt hại trong hợp đồng, thiệt hại gây ra với tổ chức, cá nhân khác mới là thiệt hại ngoài hợp đồng19
. Có tác giả cho rằng TNBTTH trong hoạt động công chứng là TNBTTH ngoài hợp đồng20. Về chủ thể chịu TNBTTH trong hoạt động công chứng có nhà khoa học, có những nước quy định là CCV, TCHNCC và các chủ thể khác có liên quan như người phiên dịch, nhân viên của TCHNCC như đã phân tích ở trên nhưng điểm chung là các chủ thể này phải có hành vi vi phạm trong hoạt động công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và/hoặc bên thứ ba.
Thứ ba,điều kiện áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt
động công chứng là không cần sự thỏa thuận trước.
Bên có hành vi vi phạm luôn phải chịu TNBTTH cho bên bị vi phạm, kể cả trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về việc BTTH. Đây là điểm đặc trưng của TNBTTH trong hoạt động công chứng so với TNBTTH do vi phạm hợp đồng nói chung được ghi nhận trong BLDS. Điều này được minh chứng bằng việc hầu hết hệ thống công chứng của các nước trên thế giới khi quy định về trình tự, thủ tục công chứng không hề có bản hợp đồng thoả thuận trước giữa CCV hoặc TCHNCC với người yêu cầu công chứng về trường hợp nào gây thiệt hại, mức thiệt hại là bao nhiêu.
Thứ tư, chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng có
mục đích nhằm bù đắp tổn thất và khắc phục thiệt hại cho bên bị thiệt hại hơn so với vi phạm hợp đồng nói chung được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự.
Đây cũng là một trong những điểm đặc trưng của TNBTTH trong hoạt động công chứng so với TNBTTH do vi phạm hợp đồng nói chung. Bởi lẽ,
19
Đỗ Văn Đại: Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam (tập 2, tr.201,202; 2016)
20 P. Deslauries và D. Gardner: La responsabilitie des professionnels du droit au Quêbêc, in Les professions
trong BLDS, TNBTTH do vi phạm hợp đồng không thực sự hướng tới mục đích bù đắp tổn thất và khắc phục thiệt hại cho bên bị thiệt hại, vì theo khoản 3 Điều 418 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải BTTH thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm”. Theo quy định này, bất kể mức phạt vi phạm mà các bên thoả thuận là bao nhiêu thì bên bị vi phạm cũng không được yêu cầu bồi thường đối với thiệt hại xảy ra, ngay cả khi bên bị thiệt hại chứng minh được mức thiệt hại lớn hơn mức phạt vi phạm. Trong Luật Công chứng năm 2014, nhà làm luật chỉ ghi nhận chế tài BTTH mà không ghi nhận các chế tài phạt vi phạm hay chế tài khác. Do đó, chế tài BTTH hướng tới việc bù đắp và khắc phục tổn thất xảy ra. Bên yêu cầu BTTH phải chứng minh tổn thất và chỉ được bồi thường những thiệt hại thực tế, trực tiếp và những khoản lợi mà lẽ ra được hưởng, song những thiệt hại được bồi thường phải phù hợp với tổn thất thực tế. Sự phù hợp này có nghĩa rằng, thiệt hại được bồi thường không lớn hơn tổn thất thực tế để đảm bảo thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
2.1.3. Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
Trong hoạt động công chứng, việc phân loại TNBTTH có ý nghĩa trong việc áp dụng các chế tài của từng loại quy phạm để giải quyết yêu cầu BTTH. Ở một số nước, trách nhiệm dân sự của công chứng viên là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và, ở một số nước khác, trách nhiệm này là trách này là trách nhiệm trong hợp đồng. Cuối cùng, còn ở nhóm nước thứ ba, trách nhiệm này đôi khi là trách nhiệm trong hợp đồng, đôi khi là trách nhiệm ngoài hợp đồng tuỳ vào chức năng hoạt động mà công chứng viên chịu trách nhiệm21
. Tác giả Đỗ Văn Đại cho rằng, nếu thiệt hại gây ra cho người yêu cầu
21 Đỗ Văn Đại: Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận án (tr.199; 2016).
công chứng là thiệt hại trong hợp đồng, thiệt hại gây ra cho bên thứ ba là thiệt hại ngoài hợp đồng. Ở Canada (Quêbếc), “về nguyên tắc, trách nhiệm của công chứng viên có bản chất hợp đồng trong mối quan hệ với khách hàng và bản chất ngoài hợp đồng trong mối quan hệ với người thứ ba”22. Ở Ba Lan, “trách nhiệm của công chứng viên truyền thống là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”23
. Hay tác giả Tuấn Đạo Thanh24 nhận định: Hiện nay, đa phần các nhà làm luật cho rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng được coi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Và đặc biệt, tác giả Tuấn Đạo Thanh còn khẳng định: “Từ khái niệm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên cũng như tổ chức hành nghề công chứng khi thực thi chức nghiệp chính là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. Qua đó chúng ta thấy rằng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng là trách nhiệm bồi thường trong hay ngoài hợp đồng hoặc vừa là trong hợp đồng, vừa là ngoài hợp đồng vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm trái chiều, soi chiếu vào pháp luật Việt Nam thì đây cũng là điều chưa được quy định rõ và cần hoàn thiện. Cho đến nay, nhìn chung về mặt lý thuyết các nhà khoa học và phát luật thực định ở các nước khác nhau phân loại TNBTTH là khác nhau nhưng nhìn chung đều có hai loại TNBTTH là: TNBTTH trong hợp đồng (BTTH cho người yêu cầu công chứng) và TNBTTH ngoài hợp đồng (BTTH cho bên thứ ba).
22 A. Puttemans et L. Barnich: La responsabilitie des professionnels du droit en Belgique, in Les professions
juridiques, Nxb.Bruylant et LB2V 2012, tr.654.
23 P. Deslauries và D. Gardner: La responsabilitie des professionnels du droit au Quêbêc, in Les professions
juridiques, Nxb.Bruylant et LB2V 2012, tr.891.
24 Tuấn Đạo Thanh, Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm dân sự trong hoạt động công chứng (tr.43; 47,
2.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong hoạt động công chứng
2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
2.2.1.1. Khái niệm pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
Trong khoa học pháp lý, việc nghiên cứu bất kỳ lĩnh vực pháp luật nào cũng cần có sự nhận diện về bản chất của lĩnh vực pháp luật đó. Đối với pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng, yêu cầu này cũng không phải là ngoại lệ. Để nhận diện đúng bản chất của pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng, trước hết cần xác định rõ đối tượng điều chỉnh của pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng là gì (là quan hệ xã hội nào và quan hệ xã hội đó thuộc phạm vi điều chỉnh của luật công hay luật tư).
Xét về phương diện lý thuyết, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng chính là quan hệ BTTH phát sinh giữa các bên tham gia quan hệ như hợp đồng dịch vụ thực hiện hoạt động dịch vụ công, do hành vi vi phạm hợp đồng dịch vụ gây ra trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ. Và có thể phát sinh với bên thứ ba (là tổ chức, cá nhân) bị thiệt hại do hành vi công chứng gây ra mặc dù bên thứ ba không phải là chủ thể trực tiếp ký kết hợp đồng (ví dụ như bên thứ ba là người hưởng di sản thừa kế bị bỏ sót, người đang khiếu kiện, khiếu nại đòi tài sản…). Về bản chất, đây chính là một quan hệ xã hội điển hình thuộc phạm vi điều chỉnh của luật tư, do vậy, việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với quan hệ xã hội này phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của luật tư. Điều đó cũng giống khi so sánh với các chức danh bổ trợ tư pháp khác như Luật sư ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng25; Thừa phát lại ký hợp đồng dịch vụ với khách hàng26…
25 Xem Điều 56 Luật Luật sư năm 2006
26
Từ kết quả nghiên cứu, phân tích trên đây về đối tượng điều chỉnh của pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng, tác giả luận án đưa ra khái niệm pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng như sau:
“Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng là một lĩnh vực của luật tư, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, nhằm điều chỉnh quan hệ bồi thường thiệt hại phát sinh giữa chủ thể thực hiện hoạt động công chứng với người người cầu công chứng và/hoặc bên thứ ba do hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình công chứng gây ra”.
2.2.1.2. Đặc điểm của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
Với tư cách là một lĩnh vực của luật tư, pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về đối tượng điều chỉnh của pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hoạt động công chứng.
Như đã phân tích và khẳng định ở trên, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng chính là quan hệ BTTH phát sinh giữa chủ thể thực hiện hoạt động công chứng với người người cầu công chứng và/hoặc bên thứ ba do hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình công chứng gây ra. Về bản chất, đây là loại quan hệ dân sự điển hình nhưng do giao dịch được công chứng phát sinh trong cả hoạt động thương mại và vì nhu cầu thương mại nên quan hệ này có cả tính chất của quan hệ thương mại, chẳng hạn như, chủ thể tham gia quan hệ bồi thường là các thương nhân (ngân hàng hoặc các doanh nghiệp, trong đó TCHNCC cũng được coi là doanh nghiệp) hoặc ít nhất có một bên là thương; mục đích tham gia vào quan hệ bồi thường là vì nhu cầu thương mại hoặc ít nhất có một bên tham gia quan hệ là vì nhu cầu thương mại; luật điều chỉnh quan hệ bồi thường là luật chuyên ngành, luật chuyên ngành khác có liên quan (ví dụ: Luật Doanh
nghiệp để xác định tư cách chủ thể tham gia giao dịch, điều kiện có hiệu lực của giao dịch là các công ty, Luật Công chứng xác định TCHNCC thuộc loại