(i) Về nghiên cứu lý luận:
Câu hỏi nghiên cứu: Bản chất của TNBTTH trong hoạt động công chứng là gì? Giới hạn điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề TNBTTH trong hoạt động công chứng? Có những yếu tố nào tác động đến pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng? Khái niệm và nội dung pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng?
Giả thuyết nghiên cứu: Bản chất của TNBTTH trong hoạt động công chứng là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, nhưng có những dấu hiệu đặc thù riêng so với TNBTTH ngoài hợp đồng nói chung, hiện tại, các dấu hiệu đặc thù này chưa được pháp luật quy định rõ.
Giới hạn điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề TNBTTH trong hoạt động công chứng, do vấn đề BTTH vốn dĩ là lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của luật tư, nhưng hoạt động công chứng lại thuộc lĩnh vực dịch vụ công nên về nguyên tắc, một mặt Nhà nước sẽ can thiệp nhằm đảm bảo lợi ích công, còn các vấn đề khác, nếu chỉ liên quan đến quyền lợi tư của các bên nên để các bên tự quyết định, bởi vậy, pháp luật cần tạo điều kiện để các bên phát huy quyền tự thỏa thuận và quyền tự định đoạt của mình.
Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả điều chỉnh, pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng cần được làm rõ về khái niệm và nội dung nhằm xây dựng mô hình lý luận pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng.
Câu hỏi nghiên cứu: Pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng có cấu trúc bao gồm những nhóm quy phạm pháp luật nào?
Giả thuyết nghiên cứu: Pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng có cấu trúc bao gồm các nhóm quy phạm pháp luật quy định về chủ thể của TNBTTH; căn cứ phát sinh TNBTTH; mức độ BTTH; vấn đề miễn TNBTTH; nguyên tắc và phương thức thực hiện TNBTTH; thủ tục BTTH trong hoạt động công chứng …
(ii) Về nghiên cứu thực tiễn:
Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng hiện nay như thế nào, có những hạn chế, bất cập gì và nguyên nhân nào dẫn đến các hạn chế, bất cập đó? Quá trình thực hiện pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng có những khó khăn, vướng mắc gì?
Giả thuyết nghiên cứu: Pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng hiện đang có những hạn chế, bất cập nhất định; những hạn chế, bất cập này xuất phát từ một số nguyên nhân chủ quan và khách quan. Quá trình thực hiện pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng có những khó khăn, vướng mắc nhất định xuất phát từ sự hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng nói riêng.
(iii) Về kiến nghị các giải pháp:
Câu hỏi nghiên cứu: Những yêu cầu cơ bản đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng là gì? Cần áp dụng những giải pháp nào để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng? Cơ sở lý luận và thực tiễn của các giải pháp đó là gì?
Giả thuyết nghiên cứu: Các giải pháp được đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng hiện có chưa thật sự hiệu quả, bởi vậy, cần nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Qua việc tổng quan tình hình nghiên cứu về lý luận, thực trạng, giải pháp của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng thông qua các công trình khoa học ở trong nước và ngoài nước; nhận xét, đánh giá về những vấn đề đã nghiên cứu trong các công trình liên quan tới đề tài luận án, những vấn đề tiếp tục được triển khai, nghiên cứu trong nội dung luận án; cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu, tác luận án rút ra những kết luận sau:
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng nói riêng đã được các nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, do xuất phát từ mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu khác nhau cũng như thể loại công trình nghiên cứu khác nhau, nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng chưa được các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước đề cập một cách cụ thể với tư cách là một công trình khoa học nghiên cứu riêng và chuyên sâu.
2. Ở mức độ nhất định, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên quan điểm và nội dung trình bày về những vấn đề này trong các công trình nghiên cứu chưa được thể hiện một cách toàn diện và thống nhất. Các công trình nghiên cứu chưa đề cập cụ thể tới cùng các vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng; chưa làm rõ được bản chất, đặc điểm và cấu trúc nội dung pháp luật của TNBTTH trong hoạt động công chứng.
3. Các công trình nghiên cứu đã công bố có đề cập nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng, tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu có liên quan đến TNBTTH trong
hoạt động công chứng đều chỉ tập nghiên cứu các vấn đề mang tính lý luận, mà ít tập trung đến việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định này trong thực tế. Việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về BTTH trong hoạt động công chứng của các công trình này còn khá hạn hữu.
4. Đa số các công trình nghiên cứu đã công bố có chỉ ra một số kiến nghị, tuy nhiên, những kiến nghị đưa ra không cụ thể, mà chỉ dừng ở mức khơi gợi vấn đề, định hướng chứ chưa đưa ra các giải pháp cụ thể là sửa điều nào, khoản nào, bổ sung thêm điều khoản cụ thể nào trong các văn bản pháp luật... Từ đó, tác giả đã xác định hướng nghiên cứu và các cơ sở lý thuyết có liên quan để luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn và đưa ra những kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện quy định pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về TNBTTH trong hoạt động công chứng.
Chƣơng 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI