Lý thuyết nghiên cứu áp dụng

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 58 - 60)

Tác giả xác định cơ sở lý thuyết để triển khai thực hiện luận án bao gồm hướng tiếp cận của luận án và các lý thuyết nghiên cứu được sử dụng trong luận án. Cụ thể là:

- Về hướng tiếp cận nghiên cứu đề tài luận án: Luận án được tiếp cận theo hướng coi trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng là trách nhiệm dân sự đặc thù.

- Các lý thuyết được áp dụng trong việc triển khai đề tài luận án:

lý tự do hợp đồng và tự do kinh doanh, với nguyên tắc cơ bản là các chủ thể kinh doanh có quyền tự do lập ước, tự do giao kết các hợp đồng mà họ mong muốn và pháp luật không cấm; đồng thời, họ cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý về các hành vi “bội ước” hay vi phạm các cam kết trong hợp đồng, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng.

+ Lý thuyết về nghĩa vụ: Vấn đề nghĩa vụ vốn dĩ đã được phát triển thành một lý thuyết nền tảng, cốt lõi của pháp luật dân sự nói chung và pháp luật thương mại nói riêng. Lý thuyết về nghĩa vụ xem xét vấn đề căn cứ phát sinh nghĩa vụ, giới hạn của nghĩa vụ, các loại nghĩa vụ và cách thức thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ;

+ Lý thuyết về trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ: Thực chất, lý thuyết này phái sinh từ lý thuyết về hợp đồng và lý thuyết về nghĩa vụ, theo đó bất kỳ ai có hành vi vi phạm nghĩa vụ đều phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ, trong đó có trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng và ngoài hợp đồng;

+ Lý thuyết về dịch vụ công: Vấn đề dịch vụ công có bản chất là những hoạt động phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của người dân vì lợi ích chung của xã hội, do nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội (trực tiếp đảm nhận hay uỷ quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện) nhằm bảo đảm ổn định và công bằng xã hội.

+ Lý thuyết về trách nhiệm pháp lý do vi phạm quy định trong cung cấp dịch vụ công: Xuất phát từ việc cung cấp dịch vụ công do các chủ thể là cá nhân, tổ chức (được nhà nước uỷ quyền hoặc giao cho thực hiện) thực hiện nhưng các chủ thể này có hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh chịu những hậu quả pháp lý. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm quy định trong cung cấp dịch vụ công đó có thể là trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm dân sự.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)