Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường trong hoạt

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 131 - 134)

động công chứng nhằm thực hiện hiệu quả chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng

Việc xã hội hóa hoạt động công chứng theo Luật Công chứng là bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính ở nước ta và được người dân đồng tình và hưởng ứng. Việc xã hội hóa hoạt động công chứng cũng phù hợp với xu hướng Công chứng quốc tế mà Công chứng Việt Nam là thành viên.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng cần “Hoàn thiện chế định công chứng. Xác định rõ phạm vi của công chứng và chứng thực, giá trị pháp lý của văn bản công chứng. Xây dựng mô hình quản lý nhà nước về công chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng thích hợp; có bước đi phù hợp để từng bước xã hội hóa công việc này” là một trong những nội dung mà Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Thực hiện chủ trương này, tính đến năm 2019 [36] cả nước đã có tổng số 1003 tổ chức hành nghề công chứng (trong đó có 133 Phòng công chứng và 870 Văn phòng công chứng) với 2.418 Công chứng viên đang hành nghề; đã có 62/63 tỉnh, thành phố (trừ Lai Châu) đã có Văn phòng công chứng (xem Báo cáo Chính trị Đại hội thành lập Hiệp Hội Công chứng viên Việt Nam năm 2019).

Việc cho phép thành lập các Văn phòng công chứng (thay vì thành lập thêm các Phòng công chứng), quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề công chứng sẽ cùng có trách nhiệm bồi thường nếu do hành vi bất cẩn công chứng sai đã góp phần giảm bớt gánh nặng cho biên chế và ngân sách nhà nước, tăng nguồn thu ngân sách của các địa phương, giải quyết công việc cho nhiều người lao động, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần nâng cao nghiệp vụ, chất lượng công chứng để phục vụ người dân là một nhu cầu cấp thiết và một hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển nhanh về số lượng các tổ chức hành nghề công chứng kéo theo những hậu quả

của việc các tổ chức hành nghề công chứng cạnh tranh việc làm của nhau. Tình trạng các tổ chức hành nghề công chứng ở vùng ngoại thành, vùng xa tổ chức thành lập ra chỉ là có lệ sau đó lén lút mở các điểm giao dịch lúp bóng dưới các công ty luật, sàn bất động sản… tại nội thành để cạnh tranh, giảm giá gây bức xúc dư luận. Điều đó, làm cho chất lượng văn bản công chứng ngày có xu hướng đi xuống, tiềm ẩn nguy cơ thiệt hại và bồi thường thiệt hại do công chứng sai gây ra. Khoảng trống pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng còn nhiều bất cập như trình bày tại chương 3 của Luận án này.

Chính vì những lý do nêu trên, quan điểm đổi mới, hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong công chứng là làm sao xã hội hóa hoạt động công chứng nhưng vẫn bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiệu quả của hoạt động công chứng. Nhiều tổ chức hành nghề công chứng ra đời nhưng vai trò của quản lý nhà nước về công chứng phải hiệu quả, bao quát, điều chỉnh được các tình huống phát sinh khi xã hội hóa hoạt động công chứng. Một mặt xã hội hóa hoạt động công chứng nhưng phải bảo đảm hoạt động công chứng tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi của các bên vì công chứng sai phải bồi thường. Nói cách khác, các quy phạm pháp luật giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại phải triệt để, đầy đủ bảo đảm thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời trong bối cảnh xã hội hóa hoạt động công chứng ở nước ta hiện nay.

4.1.3. Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường trong hoạt động công chứng nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta công chứng nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta

Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng sẽ làm cho hoạt động công chứng có tác dụng tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoạt động công chứng được đồng bộ, hoàn thiện sẽ làm cho các chủ thể kinh tế, cá nhân có nhu cầu công chứng an tâm trong việc thực hiện các yêu cầu công chứng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được bảo đảm bằng

nhiều phương thức khác nhau, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Các tổ chức, cá nhân trong xã hội an yên khi tham gia những giao dịch kinh tế, dân sự được công chứng và họ sẽ có nhiều thời gian chú trọng nghiên cứu, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh mà mình đam mê, theo đuổi. Từ đó, góp phần thúc đẩy các giao dịch kinh tế, dân sự ngày càng phát triển, góp phần đẩy mạnh sự phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, sau 05 năm triển khai thi hành Luật Công chứng năm 2006, các tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước đã công chứng được 6.964.014 giao dịch; tổng số phí công chứng thu được là 2.577.497.852.000 đồng; tổng số thù lao công chứng thu được là 176.190.662.000 đồng; tổng số tiền nộp thuế và ngân sách nhà nước là 977.415.407.000 đồng. Sau 03 năm kể từ ngày 01/01/2015 đến hết tháng 6, đầu tháng 07 năm 2017, các tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước đã công chứng được 11.031.916 giao dịch; tổng số phí công chứng thu được là 3.412.496.126.206 đồng; tổng số tiền nộp thuế và ngân sách nhà nước là 792.327.668.655 đồng [36]. Vị trí, vai trò của công chứng ngày càng được đề cao và từng bước trở thành nhu cầu thiết yếu của người dân, doanh nghiệp. Số lượng và tính chất giao dịch yêu cầu công chứng ngày càng tăng cao và đa dạng. Trong 05 năm thi hành Luật Công chứng năm 2014, các tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước đã công chứng được hơn 24 tỷ việc; chứng thực chữ ký trên giấy tờ, tài liệu, chứng thực bản sao từ bản chính được gần 39 triệu việc; tổng số phí công chứng thu được khoảng hơn 7 nghìn tỷ đồng; phí chứng thực thu được khoảng gần 300 triệu đồng; tổng số thù lao công chứng thu được hơn 1,1 nghìn tỷ đồng; tổng số tiền nộp thuế và nộp ngân sách nhà nước khoảng hơn 1,4 trăm tỷ đồng [37].

Như vậy, tính trung bình ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hàng ngày có hàng nghìn giao dịch kinh tế, dân sự có giá trị lớn được công chứng. Qua đó, chúng ta thấy rõ vai trò của công chứng đối với sự

phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và mong muốn các giao dịch kinh tế, dân sự ngày càng phát triển, an toàn, có chất lượng và sự hiện diện của công chứng là một trong những điều kiện cần thiết có thể đáp ứng được điều này. Các giao dịch tín dụng, ngân hàng như thế chấp tàu bay, tàu biển, thế chấp dự án bất động sản...có giá trị hàng nghìn tỷ đồng nếu không có công chứng sẽ có thể vô hiệu về hình thức, nội dung hay không đúng thẩm quyền, phạm vi, đối tượng, chủ thể thì khi có tranh chấp thiệt hại của các bên sẽ là rất lớn. Nhưng ngược lại, nếu được những Công chứng viên có trình độ chuyên môn thẩm định, công chứng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc mình công chứng thì các giao dịch này được tin cậy, bảo đảm an toàn pháp lý rất cao. Trong trường hợp do bất cẩn mà Công chứng viên công chứng sai thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các bên, thiệt hại các bên sẽ được bảo đảm bởi cơ chế bồi thường của công chứng. Điều này, giúp các chủ thể yên tâm tiến hành sản xuất, kinh doanh, không ngừng gia tăng giá trị thặng dư cho xã hội. Bối cảnh đó, cũng đồng nghĩa với việc cần phải hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại trong công chứng để đảm bảo và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 131 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)