Nhận xét về tình hình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 48 - 57)

Qua các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, tác giả nhận thấy rằng, hầu hết các công trình nghiên cứu đã công bố đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau:

1.2.1.1. Về nghiên cứu lý luận

Thứ nhất, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự. Các công trình nghiên cứu đã khẳng định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một dạng của trách nhiệm dân sự bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng (như tác giả Phùng Trung Tập, Bùi Thanh Hằng, Phan Huy Hồng, Nguyễn Minh Tuấn, Đỗ Văn Đại như đã phân tích ở trên). Các tác giả đưa ra khái niệm để phân biệt hai loại trách nhiệm này. Một là, trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng phát sinh từ các căn cứ: Có hành vi vi phạm hợp đồng (hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng); có thiệt hại xảy ra; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng và thiệt hại xảy ra; hành vi vi phạm hợp đồng là hành vi có lỗi. Tuy nhiên, hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng là hành vi trái pháp luật. Hai là, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm luật định. Hành vi gây thiệt hại cho người khác về tài sản, tính mạng, sức khỏe, các lợi ích nhân thân khác (danh dự, uy tín, nhân phẩm, bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, vi phạm hình ảnh…) người có hành vi gây thiệt hại phải bồi thường. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra phải thỏa mãn đủ 04 điều kiện: Có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái

pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại, người gây thiệt hại có lỗi vô ý hoặc cố ý. Các tác giả cũng chỉ ra cách thức xác định thiệt hại, nghĩa vụ chứng minh thiệt hại, các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường, xác định mức bồi thường.

Thứ hai, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng theo quy định của pháp luật. Mặc dù, các công trình nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng không trùng lặp với đề tài luận án nhưng ở các mức độ khác nhau, một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài luận án đã được nghiên cứu và là tài liệu tham khảo quan trọng cho luận án kế thừa và phát triển. Số lượng các công trình nghiên cứu về chủ đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương đối lớn, phong phú và đa dạng, được tiếp cận từ nhiều hướng với các mức độ liên quan khác nhau. Tuy nhiên, số lượng các công trình nghiên cứu về chủ đề “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng” đặc biệt là ở Việt Nam còn ít, chưa đầy đủ, chưa hệ thống. Đây cũng chính là một thách thức lớn đối với việc triển khai nghiên cứu đề tài luận án. Thông qua việc khảo cứu các công trình nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng theo quy định của pháp luật, tác giả luận án có một số đánh giá kết quả nghiên cứu như sau: - Một số công trình đã nghiên cứu, đề cập đến khái niệm công chứng, hoạt động công chứng như trong cuốn “Đặc san tuyên truyền pháp luật số 13 năm 2007 chuyên đề về công chứng, chứng thực” của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ [23].Công chứng là hoạt động “mang tính chất dịch vụ công” do Công chứng viên thực hiện, khái niệm về hoạt động công chứng (bao gồm một chuỗi thủ tục rất phức tạp kể từ khi Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ, xác định tư cách chủ thể, kiểm tra năng lực hành vi dân sự, tính tự nguyện của các chủ thể, xác định nguồn gốc hợp pháp của đối tượng hợp đồng, thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng…), đối tượng của hoạt động công chứng tương đối rộng (các hợp đồng, giao dịch về dân sự, kinh tế,

thương mại…), ý nghĩa của hoạt động công chứng (bảo đảm cho hợp đồng không bị vô hiệu và làm chứng cứ về sau). Hoặc trong bài viết trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp “Bồi thường thiệt hại do Công chứng viên gây ra” (2011) của Đỗ Văn Đại [9], tác giả nêu ra khái niệm “Hoạt động công chứng là một hoạt động đặc thù và trong quá trình thực hiện công việc của mình, Công chứng viên có thể gây thiệt hại và vấn đề bồi thường được đặt ra”. Tuy nhiên, nhìn chung khái niệm về hoạt động công chứng mới chỉ mang tính liệt kê, chưa bao hàm hết các hoạt động mà Công chứng viên thực thi chức nghiệp theo Luật Công chứng năm 2014 (Công chứng viên không chỉ chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch mà còn có thẩm quyền chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký, chứng nhận bản dịch). Hơn nữa, thực tiễn cho thấy, cũng như các chức danh tư pháp khác như Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên khi họ thực thi chức nghiệp đều có thư ký nghiệp vụ được giao giúp việc; Công chứng viên cũng vậy, đặc biệt trong bối cảnh số lượng Công chứng viên ở nước ta còn hạn chế, rất nhiều các giao dịch kinh tế dân sự có nhu cầu công chứng và thực tế thư ký nghiệp vụ tham gia giúp việc rất tích cực cho Công chứng viên kể từ khi tiếp nhận hồ sơ cho đến khi hoàn tất hồ sơ. Dưới giác độ Luật Viên chức, đơn vị sự nghiệp hoàn toàn có quyền tuyển lao động để phục vụ công việc của mình; dưới giác độ Luật Doanh nghiệp thì Văn phòng công chứng hoàn toàn có quyền tuyển các vị trí việc làm có chuyên môn để giao việc và thực hiện công việc cho Văn phòng. Do vậy, chủ thể thực hiện trong định nghĩa về hoạt động công chứng ở đây không thể chỉ là Công chứng viên, mà còn có các chủ thể khác có liên quan như: Thư ký nghiệp vụ; người phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng.

- Một vài công trình nghiên cứu đã đề cập, phân tích, đánh giá trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng là trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng … Ví dụ như cuốn sách “Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận án” (Tập 2; 2016) của Đỗ Văn Đại [10]. Tác giả nhận định: Nghiên cứu so sánh cho thấy

đây là vấn đề gây tranh cãi ở nước ngoài. Ở một số nước, trách nhiệm dân sự của công chứng viên là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và, ở một số nước khác, trách nhiệm này là trách này là trách nhiệm trong hợp đồng. Cuối cùng, còn ở nhóm nước thứ ba, trách nhiệm này đôi khi là trách nhiệm trong hợp đồng, đôi khi là trách nhiệm ngoài hợp đồng tuỳ vào chức năng hoạt động mà công chứng viên chịu trách nhiệm. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra một số vụ án điển hình về bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng khi xét xử Toà án ở Việt Nam áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để giải quyết. Hay trong cuốn sách “Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm dân sự trong hoạt động công chứng” của Tuấn Đạo Thanh [13] năm 2013, tác giả đưa nhận định: “Hiện nay, đa phần các nhà làm luật cho rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng được coi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” (tr.43). Và đặc biệt, tác giả Tuấn Đạo Thanh còn khẳng định: “Từ khái niệm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên cũng như tổ chức hành nghề công chứng khi thực thi chức nghiệp chính là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” (tr.47).

- Một số công trình nghiên cứu về cơ sở pháp lý phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong công chứng, luật áp dụng giải quyết bồi thường thiệt hại, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều. Chẳng hạn như, tác giả Thierry Vachon trong bài “Trách nhiệm dân sự của Công chứng viên ở Pháp và các bảo đảm đối với khách hàng” [80]; tác giả cho rằng, luật áp dụng giải quyết bồi thường thiệt hại do Công chứng viên gây ra là Bộ luật Dân sự. Luật của Cộng hòa Pháp không có một chế độ đặc biệt về trách nhiệm của Công chứng viên. Vì vậy, phải dùng tới các nguyên tắc chung về trách nhiệm dân sự (Điều 1382 và

các điều tiếp theo của Bộ luật Dân sự). Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại gồm ba yếu tố (có lỗi của công chứng viên, có thiệt hại xảy ra và có mối liên hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại). Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là Công chứng viên. Công chứng viên phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ khối tài sản riêng khi gây ra thiệt hại đối với người bị thiệt hại.

Hoặc tác giả Trương Phong, trong bài viết "Thảo luận ngắn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong công chứng"[81] cho rằng, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong công chứng là Văn phòng công chứng, luật áp dụng giải quyết bồi thường thiệt hại trong công chứng là Luật Công chứng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đây cũng là vấn đề một lần nữa được tác giả Cao Quảng Thế khẳng định: Chủ thể bồi thường công chứng nhất thiết phải là cơ quan công chứng. Vì chỉ có cơ quan công chứng mới có thể giải quyết các hoạt động trong công chứng một cách có hiệu quả cao và hợp pháp, chính vì vậy phát sinh sai sót trong công chứng cũng vì nguyên nhân công chứng không đúng, không đạt yêu cầu gây nên, vì vậy, các cá nhân tổ chức khác đều không thể tạo thành chủ thể trong trách nhiệm bồi thường trong công chứng. Do đó, trách nhiệm bồi thường trong công chứng là cơ quan công chứng. Hành vi của cơ quan là do hành sự của nhân viên, cho nên, việc ở đây là cơ quan công chứng không bài trừ địa vị chủ thể trách nhiệm của nhân viên công chứng, địa vị chủ thể này là chỉ quan hệ đối ngoại, biện pháp xử lý của nội bộ là việc xử lý hệ thống nội bộ trong công chứng, ngoại bộ không thể giải quyết được3

.

Ở Việt Nam, tác giả Đỗ Văn Đại trong bài viết "Bồi thường thiệt hại do Công chứng viên gây ra" (2011) [9], đưa ra các lập luận và cho rằng, không thể áp dụng LTNBTCNN để giải quyết ngay cả đối với Công chứng viên làm việc tại Phòng công chứng; luật áp dụng để giải quyết bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng là BLDS và Luật Công chứng. Tác giả cũng cho

3

rằng, các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra gồm: Yếu tố lỗi, yếu tố có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật của công chứng viên, yếu tố mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại xảy ra. Trong khi đó, tác giả Tuấn Đạo Thanh trong cuốn sách “Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm dân sự trong hoạt động công chứng”[13], với công chứng viên không phải là công chức, viên chức thì áp dụng các quy định của Luật Công chứng và BLDS để giải quyết; với công chứng viên là công chức, viên chức thì áp dụng LTNBTCNN và Luật Viên chức để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại.

1.2.1.2. Về nghiên cứu thực tiễn

- Một số công trình nghiên cứu chỉ ra những khoảng trống pháp luật, thiếu đồng nhất trong thực trạng các quy định của pháp luật dẫn đến thực tiễn việc áp dụng pháp luật giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại trong công chứng còn nhiều bất cập. Điển hình như bài viết "Nhận định về sai lầm trong trách nhiệm bồi thường công chứng và suy xét về phạm vi bồi thường"của tác giả Khương Hiểu Phụng [79], tác giả bài viết đã tập trung đề cập và phân tích án lệ, phân tích những điểm vô lý của vụ án, so sánh với quy định của pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức, pháp luật Đài Loan để đưa ra giải pháp đáng lẽ nên thực hiện tố tụng hình sự trước, truy cứu trách nhiệm lừa đảo, sau đó mới bắt đầu tố tụng dân sự, do Văn phòng công chứng chịu trách nhiệm bổ sung.

Hoặc trong bài toạ đàm “Giấy tờ giả, trách nhiệm của Công chứng viên”[14], các tác giả nêu thực tế có hai loại được làm giả, đó là chủ thể giả và giấy tờ giả. Công chứng viên khi đặt bút ký những giao dịch này đều đối diện với nguy cơ phải bồi thường thiệt hại. Công chứng viên có khả năng phân biệt được giấy tờ giả nhưng trong khả năng, chừng mực nếu việc làm giả được thực hiện sơ sài, còn làm giả tinh vi, tinh xảo thì không thể và việc buộc tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại thì phải chứng minh được lỗi của công chứng viên. Thực tiễn áp dụng pháp luật thì yếu tố lỗi là

yếu tố bắt buộc phải chứng minh khi có thiệt hại xảy ra thì mới quy kết được trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng. Ngoài ra, trong bài viết: “Bàn về việc giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại của tổ chức hành nghề công chứng trong vụ việc liên quan đến tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” của Thẩm phán Phan Đình Hải [6]. Tác giả nhận định việc giải quyết trách nhiệm BTTH của TCHNCC ngay trong vụ việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu hay cần phải tách ra bằng một vụ việc khác về yêu cầu bồi thường thiệt hại, để vừa giải quyết triệt để yêu cầu của đương sự nhưng cũng không gây khó khăn cho Tòa án trong việc giải quyết vụ án thì hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Theo tác giả, Bộ luật Tố tụng dân sự và pháp luật liên quan không có quy định nào quy định về việc trách nhiệm BTTH của TCHNCC phải được giải quyết ngay trong vụ việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu hay tách ra bằng một vụ án dân sự khác. Vì vậy, nếu trong vụ việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, người yêu cầu chứng minh được đầy đủ, rõ ràng, chính xác, có định lượng vật chất cụ thể các thiệt hại thực tế xảy ra từ hậu quả của việc văn bản công chứng vô hiệu do lỗi của TCHNCC, thì Tòa án giải quyết ngay trong vụ việc đó; còn nếu họ không chứng minh được, thì Tòa án tách yêu cầu này của họ thành một vụ án khác.

1.2.1.3. Về các kiến nghị, giải pháp

- Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng. Tiêu biểu như cuốn “Cẩm nang công chứng viên” xuất bản bởi Alex Padilla năm 2016 [84], tác giả có đề cập đến giải pháp thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại trước khi công chứng viên hành nghề. Trước khi công chứng viên hành nghề, họ phải nộp một khoản trái phiếu chính thức trị giá 15.000 đô la Mỹ. Trái phiếu chỉ được thiết kế để cung cấp một nguồn quỹ hạn chế để thanh toán các yêu cầu bồi thường

đối với công chứng viên, nó như là một khoản tiền ký quỹ để bảo đảm trách nhiệm bồi thường.

Hoặc trong bài “Toạ đàm trao đổi kinh nghiệm công chứng liên quan đến tài sản bất động sản và kinh nghiệm về đào tạo các chức danh tư pháp tại

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)