Những hạn chế và nguyên nhân 1 Những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn hoạt động khoa học ở học viện chính trị quân sự những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 41 - 51)

1.2.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động khoa học ở Học viện trong 20 năm qua cũng bộc lộ những hạn chế cần phải khắc phục. Có thể khái quát những hạn chế chủ yếu như sau:

Thứ nhất, chất lượng của một số công trình, đề tài khoa học còn

thấp, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn quân sự còn hạn chế.

Có thể thấy rằng, phần lớn các công trình, đề tài khoa học do Học viện thực hiện đã được nghiệm thu, đánh giá đều đạt loại khá và xuất sắc, song nhìn nhận một cách nghiêm túc và cầu thị, cũng cần thấy còn không ít công trình, đề tài chưa đạt được chất lượng như mong muốn,

có những đề tài chậm tiến độ và chất lượng thấp nhưng vẫn được Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đạt yêu cầu, thậm chí đạt loại khá.

Sự hạn chế, bất cập ở một số đề tài được thể hiện rõ trên hai mặt: tiến độ thời gian và chất lượng khoa học. Về tiến độ thời gian, trong thực hiện kế hoạch khoa học hàng năm, vẫn còn có giáo trình, đề tài thực hiện chậm tiến độ, mặc dù đã được kiểm tra, đôn đốc quyết liệt. Thậm chí có cả các đề tài cấp Ngành, cấp Bộ thực hiện chưa đúng tiến độ quy định, dẫn đến việc kéo quá dài thời gian đến mức phải để thủ trưởng và cơ quan chức năng cấp trên nhắc nhở. Việc thực hiện chậm tiến độ diễn ra ở cả các cơ quan và khoa giáo viên, ở cả một số ban nghiên cứu, biên soạn. Về chất lượng khoa học, sự hạn chế và bất cập có cả ở các đề tài và giáo trình, tài liệu. Biểu hiện của sự hạn chế này là ở chỗ, một số đề tài còn mang nặng tính lý thuyết, chưa cập nhật thông tin, thiếu tri thức mới; chưa đề xuất được giải pháp hữu hiệu, biện pháp khả thi, thiếu thiết thực và khó ứng dụng trong thực tiễn. Có đề tài chưa bám sát định hướng nghiên cứu, chưa có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn, thậm chí mắc lỗi sai sót về thủ tục hành chính, quy định in ấn và các lỗi ngữ pháp. Kết quả thống kê chất lượng nghiên cứu đề tài khoa học cho thấy: vẫn còn 03/118 đề tài cấp Học viện, Viện đạt trung bình [48, tr.100].

Một số giáo trình, tập bài giảng còn có sự trùng lặp, chưa bám sát lý luận và thực tiễn quân sự, chưa phù hợp với quỹ thời gian và đối tượng đào tạo. Do đó, chưa đảm bảo tính lý luận, tính hiện đại và tính thực

tiễn của các giáo trình, tài liệu, dẫn đến việc lãng phí công sức, tiền của, thời gian nhưng hiệu quả khai thác, sử dụng kém.

Một trong những hạn chế, bất cập rất đáng quan tâm nhưng chậm được khắc phục là việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, mà trước hết là thực tiễn giáo dục, đào tạo ở Học viện và thực tiễn công tác đảng, công tác chính trị ở các đơn vị quân đội.

Chúng ta biết rằng, việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn vào thực tiễn đời sống xã hội có tính đặc thù riêng, khác với lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ. Hướng ứng dụng cơ bản của khoa học xã hội và nhân văn là cung cấp luận cứ khoa học phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, góp phần phổ biến, truyền bá tư tưởng chính trị, lý luận, bồi dưỡng phẩm chất nhân cách, hình thành và phát triển tư duy khoa học, định hướng nhận thức và hành động cho các cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, trong đó có cán bộ, chiến sĩ quân đội. Trong thực tế, phương hướng ứng dụng này cũng đã được thực hiện và thực hiện có hiệu quả trong nghiên cứu khoa học ở Học viện. Tuy nhiên, việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu thông qua các đề án, các chương trình trong thực tiễn giáo, dục đào tạo và công tác đảng, công tác chính trị thì chưa được thực hiện thành nền nếp, chưa đúng quy trình. Không ít đề tài sau khi nghiên cứu xong, không được ứng dụng vào thực tiễn. Nhận thức rõ sự hạn chế, bất cập này, gần đây Học viện đã chỉ đạo quyết liệt việc lựa chọn đề tài nghiên cứu và đánh giá sát thực chất lượng công trình. Trên cơ sở đó xây dựng một số đề án

để triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu. Đây tuy mới chỉ là bước đầu, chưa được thực tế kiểm nghiệm, phân tích hiệu quả của nó, nhưng đó là bước đi đúng, là việc làm rất cần thiết, cần được tiếp tục mở rộng và xây dựng thành chế độ, quy trình để triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học ở Học viện một cách thống nhất trong những năm tới.

Thứ hai, công tác xây dựng kế hoạch và quản lý hoạt động khoa học

vẫn còn bộc lộ lúng túng, bị động.

Việc xây dựng kế hoạch khoa học 5 năm và hàng năm ở Học viện được xây dựng theo quy trình có sự kết hợp thống nhất từ các đơn vị cơ sở đề xuất lên và sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chức năng từ Bộ Quốc phòng tới Học viện. Tuy nhiên, nội dung của kế hoạch nhìn tổng thể vẫn dừng lại ở mức độ tổng hợp, sắp xếp các công việc, nhiệm vụ khoa học. Học viện còn thiếu một chương trình nghiên cứu khoa học tổng thế, dài hạn. Điểm hạn chế căn bản của kế hoạch là còn thiếu định hướng phát triển và các biện pháp bảo đảm, tức là chưa đạt tới đúng tầm là “cương lĩnh thứ hai” theo cách gọi của V.I.Lênin như thuộc tính cơ bản của kế hoạch. Năng lực, trình độ phát hiện, đề xuất của cơ quan tham mưu còn hạn chế. Trong nhiều nhiệm vụ, công tác tham mưu chưa sát, chưa kịp thời, còn lúng túng, bị động. Mặt khác, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị còn nhận thức giản đơn, chưa huy động và phát huy được đầy đủ trí tuệ tập thể của đội ngũ cán bộ khoa học, nhất là hội đồng khoa học trong các hoạt động khoa học. Tình trạng xây dựng kế hoạch, đề xuất các đề tài không mới, thường bị trùng lặp, tình cảnh làm

khoa học còn theo kiểu “ăn đong”, “thoả hiệp”, thậm chí có việc còn “mắc bệnh” sâu nặng hơn. Trong khi đó, chúng ta lại chưa có biện pháp để khắc phục các hạn chế, bất cập này.

Do thiếu thông tin, điều kiện đảm bảo về năng lực tham mưu, đề xuất đã dẫn đến sự hạn chế, bất cập trong công tác xây dựng kế hoạch khoa học ở Học viện những năm qua, nhất là việc đề xuất các đề tài và hướng nghiên cứu ở các khoa giáo viên. Thành thử, các đơn vị bỏ nhiều công sức xây dựng công phu kế hoạch của mình, nhưng khả năng, triển vọng thực thi thì kém. Hầu hết các đề tài đều tư biện chưa hướng vào nghiên cứu, giải đáp những yêu cầu bức xúc do thực tiễn giáo dục, đào tạo ở Học viện đặt ra, chưa phù hợp với điều kiện và khả năng của cán bộ ở các đơn vị. Việc kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng chưa được xem xét thấu đáo, chưa thực hiện nhất quán. Tình trạng này đã và đang diễn ra, nhưng rất chậm được khắc phục. Cơ quan tham mưu, quản lý khoa học chưa đủ sức giải quyết vấn đề này, cho dù đã khởi động và rất cố gắng.

Thứ ba, cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học còn bất cập,

cán bộ khoa học đầu ngành, nhất là đầu đàn, “đầu nhô” còn ít, chưa tương xứng với tầm vóc, vị thế và yêu cầu phát triển của khoa học xã hội và nhân văn quân sự.

Nhận thức đúng đắn về yêu cầu và tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, nghị quyết Đại hội Đảng bộ Học viện lần thứ XII đã xác định: “Tích cực triển khai kế hoạch xây dựng tiềm lực khoa

học, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, bảo đảm tăng cường cả số lượng và chất lượng, nhất là cán bộ đầu ngành”. Mục tiêu phấn đấu mà Đại hội đề ra là đến 2005, Học viện có thêm 10 -15 phó giáo sư, 5-7 giáo sư, 100% chủ nhiệm, phó chủ nhiệm khoa, tổ trưởng bộ môn các khoa khoa học xã hội và nhân văn và các chức tương đương ở Viện là tiến sĩ, 60% cán bộ giảng dạy, nghiên cứu là tiến sĩ, thạc sĩ. Cho đến nay, về cơ bản các chỉ tiêu mà Đại hội Đảng bộ Học viện lần thứ XII đề ra đã thực hiện được; tuy nhiên, còn một vài chỉ tiêu chưa đạt, nhưng đây là một kết quả rất đáng trân trọng, phản ánh sự nỗ lực vươn lên của Học viện trong việc xây dựng nguồn lực khoa học ở Học viện. Kết quả thống kê tiềm lực khoa học ở Học viện hiện nay cho thấy: số giáo sư là 4; số phó giáo sư là: 33; số tiến sĩ là: 107 [47, tr. 199].

Trước yêu cầu phát triển của Học viện, yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng, của quân đội trong thời kỳ mới, đội ngũ cán bộ khoa học của Học viện đã và đang phấn đấu vươn lên đáp ứng yêu cầu. Hiện nay, nếu chúng ta so sánh với một số Học viện khác như Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện kỹ thuật quân sự... thì tỷ lệ cán bộ khoa học có chức danh khoa học, học vị ở Học viện Chính trị quân sự vẫn còn thấp.

Nhìn vào thực trạng đội ngũ cán bộ khoa học ở Học viện hiện nay, chúng ta thấy rõ sự bất cập không chỉ về mặt số lượng mà cả về cơ cấu và chất lượng. Xét về mặt cơ cấu, đội ngũ cán bộ khoa học đang tập trung chủ yếu ở các khoa khoa học xã hội. Nhưng ở các khoa này, trong

từng chuyên ngành hẹp vẫn đang thiếu cán bộ khoa học có học vị, chức danh khoa học như lịch sử các môn khoa học: Luật học, Văn hoá học, Dân tộc học, Xã hội học... Trong khi đó, ở các khoa quân sự, khoa cơ bản, văn hoá, ngoại ngữ, tin học và ở các cơ quan chức năng trực tiếp chỉ đạo hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, tình trạng thiếu cán bộ khoa học đầu ngành, đầu đàn là rất lớn. Điều đáng quan tâm nhất là chúng ta đang thiếu cán bộ khoa học đầu đàn, “đầu nhô” của từng lĩnh vực khoa học chuyên ngành, mặc dù ở 68 bộ môn và các ban ở các phòng, Viện đều có người chủ trì đứng đầu ngành. Xét về mặt

chất lượng, đội ngũ cán bộ khoa học của Học viện hiện nay về cơ bản

đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đào tạo ở bậc đại học. Tuy nhiên, để thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo sau đại học thì lực lượng của chúng ta tuy đông về số lượng tiến sĩ, thạc sĩ nhưng còn khá mỏng về trình độ chuyên sâu và kinh nghiệm. Thành thử, bài giảng theo chuyên đề cho đối tượng đào tạo sau đại học đã được tiến hành nhưng hàm lượng khoa học chưa thật cao. Đối với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, số cán bộ có trình độ cao, đủ sức lãnh đạo tập thể khoa học thực hiện các đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, thực hiện các nhiệm vụ đột xuất theo yêu cầu của trên, tham gia trên các diễn đàn khoa học lớn còn khá mỏng.

Thứ tư, nguồn lực đảm bảo cho hoạt động khoa học còn hạn chế,

ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khoa học chưa được đẩy mạnh.

Nguồn lực, nhất là tin lực và tài lực là điều kiện cần thiết nếu không nói là quyết định sự phát triển của hoạt động nghiên cứu khoa học. Những năm qua, nguồn kinh phí dành cho hoạt động khoa học ở Học viện chủ yếu do trên cấp, trung bình từ 80-90 triệu/ 1 năm. Các hoạt động khoa học cơ sở chủ yếu được trích phần trăm từ nguồn kinh phí đào tạo đại học và sau đại học, song, tổng số kinh phí được trích phần trăm từ hai nguồn trên lại quá ít. Còn thiếu 70 – 75% so với yêu cầu nhiệm vụ.

Công tác thông tin, tư liệu phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đã có nhiều tiến bộ, song còn bất cập. Hạn chế chủ yếu trong việc đảm bảo thông tin phục vụ nghiên cứu các chuyên đề chuyên sâu, nhất là trong việc nghiên cứu các thông tin phản diện, đối lập, điều đó gây khó khăn cho các nhà khoa học trong việc tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận. Mặt khác, việc khai thác nguồn thông tin hiện có cũng chưa được cán bộ, giáo viên, học viên quan tâm đúng mức, có một số cán bộ, giáo viên chưa từng lên thư viện đọc sách, mượn tài liệu, hoặc chỉ một hai lần trong năm.

Hiệu quả việc khai thác thông tin qua mạng thông tin nội bộ phục vụ cho nghiên cứu khoa học còn thấp. Qua kiểm tra của chỉ huy Học viện và các cơ quan chức năng cho thấy, nhiều cán bộ, giáo viên chưa có thói quen khai thác thông tin qua mạng công nghệ thông tin. Khả năng khai thác, sử dụng các máy móc, thiết bị kỹ thuật của đội ngũ cán bộ

khoa học còn hạn chế. ở nhiều đơn vị, các máy tính chưa được sử dụng đúng mục đích.

Ngoài ra, hoạt động môi trường ở Học viện chưa được quan tâm đúng mức, nhận thức chưa đầy đủ, còn tình trạng xem nhẹ hoạt động này. Vì thế, hoạt động môi trường hầu như chưa có “động tĩnh” gì. Công tác tham mưu, đề xuất của cơ quan chức năng về hoạt động môi trường cho lãnh đạo, chỉ huy Học viện còn non kém.

* Nguyên nhân của hạn chế

Một là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán

bộ khoa học chưa được quan tâm đúng mức; việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học ở một số cơ quan, đơn vị chưa thật chặt chẽ, đầy đủ.

Đây là nguyên nhân quan trọng, dẫn đến những hạn chế, bất cập về tiến độ và chất lượng của một số công trình, đề tài. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ khoa học ở một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức; chưa tạo điều kiện cho cán bộ khoa học, nhất là cán bộ khoa học trẻ học hỏi rèn luyện thông qua công tác thực tế. Công tác lãnh đạo tổ chức hoạt động khoa học còn nhiều hạn chế. Sự hạn chế trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học ở các đơn vị biểu hiện ở các khâu: hiểu biết chưa đúng bản chất của vấn đề, quán triệt yêu cầu, nhiệm vụ chưa thật sâu sắc, phân công lực lượng chưa hợp lý, chưa thực hiện nghiêm túc quy trình nghiên cứu, hoặc còn đơn giản, dễ dãi trong thẩm định

các công trình, đề tài ở cấp cơ sở. Các hội đồng khoa học và các thành viên trong các hội đồng khoa học chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình.

Hai là, trình độ, năng lực của bộ máy quản lý mà trước hết là cơ quan tham mưu, quản lý khoa học - Phòng Khoa học, công nghệ và môi trường còn có hạn chế nhất định so với sự phát triển của nhiệm vụ.

Cơ quan quản lý khoa học tuy đã được quan tâm xây dựng, kiện toàn, song số lượng cán bộ cần thiết cho công việc thì vẫn thiếu, có lúc thiếu nghiêm trọng, bộ máy tổ chức của cơ quan chưa ổn định, có đến 50% cán bộ hiện chỉ là phụ trách; không ít cán bộ của cơ quan tuổi đời và kinh nghiệm lại chưa nhiều. Trong khi đó, công việc lại nhiều, yêu cầu rất cao. Để hoàn thành nhiệm vụ, cả cơ quan đã phải “gồng lên”; làm việc quá tải. Đánh giá một cách khách quan những cố gắng của Phòng Khoa học, công nghệ và môi trường là rất đáng trân trọng, cơ quan đã làm tròn chức năng tham mưu, giúp Đảng uỷ, Ban Giám đốc lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động khoa học ở Học viện, đạt mục đích, yêu cầu đặt ra,

Một phần của tài liệu Luận văn hoạt động khoa học ở học viện chính trị quân sự những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w