Yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động khoa học ở Học viện giai đoạn 2006-

Một phần của tài liệu Luận văn hoạt động khoa học ở học viện chính trị quân sự những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 73 - 76)

giai đoạn 2006-2010

Để thực hiện thắng lợi phương hướng, nhiệm vụ khoa học của Học viện từ nay đến 2010 và để tạo đà cho hoạt động khoa học tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn vào những năm tiếp theo, yêu cầu đặt ra đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, kế hoạch và tổ chức hoạt động khoa học ở Học viện cần làm tốt những nội dung cơ bản sau:

Một là, cấp uỷ, chỉ huy các cấp phải thường xuyên quan tâm lãnh

đạo, chỉ đạo hoạt động khoa học

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chỉ huy các cấp đối với hoạt động khoa học là yêu cầu cơ bản, có ý nghĩa quyết định sự phát triển của hoạt động khoa học ở Học viện trong thời gian tới. Trong suốt hơn 50 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển của Học viện, hoạt động khoa học luôn là một trong hai nhiệm vụ chính trị trung tâm, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ, chỉ huy các cấp. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chỉ huy các cấp đã trở thành nhân tố quyết định sự

phát triển liên tục, toàn diện, vững chắc của hoạt động khoa học ở Học viện trong những năm vừa qua.

Trong giai đoạn 2006-2010, hoạt động khoa học của Học viện bên cạnh những thuận lợi, thời cơ mới vẫn còn không ít những khó khăn, thách thức. Vì thế, việc tiếp tục đưa hoạt động khoa học ở Học viện lên một tầm cao mới, với sự chuyển biến mới và toàn diện, đạt chất lượng mới, điều đó đặt ra yêu cầu là cấp uỷ, chỉ huy các cấp phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao hoạt động khoa học.

Hai là, nâng cao chất lượng công tác tham mưu, đề xuất, xây dựng

chương trình, kế hoạch hoạt động khoa học.

Công tác tham mưu, đề xuất, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động khoa học có vai trò rất quan trọng trong định hướng sự phát triển của hoạt động khoa học ở Học viện những năm tới. Giải quyết yêu cầu này không chỉ là trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy các cấp, của các hội đồng khoa học mà còn là trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, học viên trong Học viện.

Công tác tham mưu, đề xuất, xây dựng chương trình triển khai thực hiện phải đúng định hướng của cấp trên, sớm phát hiện những vấn đề mới từ thực tiễn giáo dục, đào tạo, dàn dựng được các vấn đề cần thiết phải giải quyết để tham mưu, đề xuất với lãnh đạo, chỉ huy Học viện, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học hàng năm, trung hạn và dài hạn chính xác, có tính khả thi cao.

Ba là, nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động nghiên

cứu, biên soạn, hội thảo và sinh hoạt khoa học

Hoạt động khoa học ở Học viện trong những năm đổi mới đã cho thấy, chất lượng, hiệu quả của các công trình, đề tài nghiên cứu, biên soạn, các cuộc hội thảo khoa học do Học viện chủ trì và tổ chức thực hiện đã quyết định đến vị thế, uy tín và "thương hiệu khoa học” của Học viện trong hệ thống các cơ quan khoa học của quân đội và quốc gia. Trong những năm tới đây, để tiếp tục khẳng định vị thế và uy tín của Học viện, đòi hỏi hoạt động khoa học phải có bước chuyển biến mới và toàn diện, lấy nâng cao chất lượng, hiệu quả khoa học làm gốc. Đây là yêu cầu tất yếu, khách quan không những của hoạt động khoa học mà còn là yêu cầu của sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của Học viện.

Trong tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên, cần chuyển mạnh theo hướng đầu tư có trọng điểm, đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng các đề tài, chuyên đề, đa dạng hơn các hình thức sinh hoạt khoa học. ở đây, cần khắc phục những biểu hiện chạy theo số lượng, hình thức, đối phó, sao chép các đề tài khoa học, các luận văn, luận án đã được công bố; phải chú trọng hơn đến hướng sử dụng các đề tài này, kiên quyết khắc phục tình trạng nghiệm thu đề tài xong thì cất sản phẩm trong tủ sách.

Bốn là, đưa kết quả nghiên cứu của các khoa học xã hội và nhân văn

quân sự vào thực tiễn giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và xây dựng Học viện.

Mục đích của nghiên cứu khoa học nói chung, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quân sự nói riêng là góp phần nhận thức và cải tạo thực tiễn. Kết quả của nghiên cứu khoa học nếu không được áp dụng vào thực tiễn thì sẽ chẳng có giá trị và ý nghĩa. Trong thư gửi Quân sự Tập san (nay là Tạp chí Quốc phòng toàn dân) tháng tư năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Tập san là: "Nghiên cứu mà không thực hành là nghiên cứu suông, thực hành mà không nghiên cứu thường hay bị mù quáng". Vì thế, việc đưa kết quả nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quân sự vào ứng dụng trong thực tiễn như thế nào vừa là một yêu cầu cơ bản vừa là thước đo hiệu quả của hoạt động khoa học ở Học viện hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn hoạt động khoa học ở học viện chính trị quân sự những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w