Phương hướng hoạt động khoa học ở Học viện giai đoạn 2006

Một phần của tài liệu Luận văn hoạt động khoa học ở học viện chính trị quân sự những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 70 - 73)

2006 - 2010

Xuất phát từ đặc điểm, tình hình với những thuận lợi, khó khăn trên đây, trước sự phát triển mới của nhiệm vụ khoa học ở Học viện trong những năm tới, phương hướng hoạt động khoa học của Học viện từ nay đến 2010 là:

Phát huy tốt nhất tiềm lực khoa học hiện có của Học viện, chủ động vượt qua mọi khó khăn, động viên tinh thần lao động sáng tạo của cán bộ, giáo viên, học viên; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để tạo ra bước

chuyển biến mới và toàn diện về chất lượng, hiệu quả các công trình, đề tài khoa học, đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, tăng cường hơn nữa việc khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin và kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng Học viện, tiếp tục duy trì, giữ vững bảo đảm cho hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện luôn ngang tầm một trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn mạnh trong quân đội và có uy tín của quốc gia, chủ động chuẩn bị các yếu tố để đón trước khả năng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quân sự những năm tới.

Phương hướng nêu trên quy định mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động khoa học ở Học viện từ 2006 đến 2010 và những năm tiếp theo như sau:

1. Bám sát nhiệm vụ chính trị, chủ động đề xuất và triển khai nghiên cứu các chương trình, đề tài khoa học nhằm cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quân lần thứ VIII đề ra; phục vụ có hiệu quả công tác đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và xây dựng Học viện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Học viện lần thứ XIII.

2. Tổ chức tốt việc biên soạn hệ thống các giáo trình, tập bài giảng, sách hỏi - đáp, sách tham khảo, sách chuyên khảo phục vụ tốt nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị, chính uỷ, chính trị viên trong quân đội thời kỳ mới; phân cấp và khắc phục cơ bản sự trùng lặp về nội dung chương trình giữa các môn học, bậc học.

3. Tiếp tục đẩy mạnh các sinh hoạt khoa học, đổi mới hình thức tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, đa dạng hoá hoạt động thông tin khoa học, xuất bản các ấn phẩm khoa học, khuyến khích và tạo điều kiện cần thiết để cán bộ khoa học ở Học viện in ấn, công bố các công trình nghiên cứu của cá nhân dùng làm tài liệu tham khảo, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, tích luỹ các điều kiện cần và đủ để đề nghị Nhà nước xét phong chức danh khoa học.

4. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của học viên nhằm trang bị phương pháp tư duy khoa học cho họ, giúp họ có cơ sở lý luận để vận dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đồng thời lựa chọn các công trình chất lượng dự thi và đạt giải thưởng “Tuổi trẻ sáng tạo”, phấn đấu hàng năm có từ 3 đến 5 công trình đạt giải cao. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, khai thác có hiệu quả mạng công nghệ thông tin, dự án thư viện điện tử, phục vụ tốt hơn công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý ở Học viện.

5. Bổ sung, hoàn thiện quy chế, quy trình quản lý hoạt động khoa học phù hợp với sự phát triển mới của nhiệm vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ

khoa học có bản lĩnh chính trị vững vàng và trình độ tư duy lý luận cao đáp ứng yêu cầu phát triển của nhiệm vụ giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng Học viện những năm tới. Chủ động tìm nguồn kinh phí cho hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường; mở rộng hơn nữa việc hợp tác, liên kết trong nghiên cứu khoa học giữa Học viện với các cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội.

Một phần của tài liệu Luận văn hoạt động khoa học ở học viện chính trị quân sự những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w